CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ MẠCH BẰNG MÁY TÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ-KỸ THUẬT BẮC NINH
2.3. Bài giảng và phương pháp dạy học môn học thiết kế mạch bằng máy tính tại trường CĐN kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh
2.3.1 Bài giảng môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề Điện tử công nghiệp hiện nay.
43
Giáo án, bài giảng môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề Điện tử công nghiệpđang được sử dụng hiện nay vẫn là bài giảng truyền thống. Nếu có sử dụng bài giảng điện tử thì vẫn là bài giảng được soạn trên các slice trình chiếu đơn giản.
Để thực hiện giảng dạy môn học, GV sử dụng các hình thức dạy học và PPDH truyền thống với phấn bảng kết hợp trình chiếu slice bằng tổ hợp máy chiếu - computer.
Các bài giảng này được biên soạn sơ sài, đơn giản, chưa được hệ thống hóa thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Không có hệ thống học liệu rõ ràng, không khai thác được các phương tiện công nghệ thông tin, internet...
2.3.2 Phương pháp dạy học môn học thiết kế mạch bằng máy tính trong Nhà trường hiện nay.
Trong giảng dạy môn học, GV thường sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp trực quan...
Mức độ sử dụng các PPDH được thể hiện trong bảng (theo phụ lục 1):
TT Phương pháp Thường xuyên
(%)
Ít khi (%)
Không bao giờ (%)
PP1 Phương pháp trực quan 40 40 20
PP2 Phương pháp đàm thoại 50 40 10
PP3 Phương pháp thuyết trình 70 30 0
PP4 Phương pháp nêu vấn đề 20 40 40
PP5 Phương pháp mô phỏng 0 20 80
PP6 Ứng dụng CNTT trong dạy học
20 40 40
B2.5: Bảng đánh giá mức độ sử dụng các PPDH của GV giảng dạy môn học - Thuyết trình: là phương pháp mà trong đó GV dùng tới để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết và có hệ thống. Nhược điểm của PPDH thuyết trình:
44
+ SV thụ động, chỉ tập trung nghe, hiểu, nhớ mà không có cơ hội trình bày ý kiến của mình.
+ Nếu GV lạm dụng phương pháp này thì có thể tạo ra thói quen thụ động chờ đợi ý kiến giải thích của thầy, thích nghe hơn thích tự đọc, thiếu tính chủ động tìm tòi tri thức, nên chất lượng dạy học sẽ bị hạn chế.
+ SV dễ mệt mỏi, uể oải, mất tập trung, nhất là khi GV trình bày bài giảng một cách khô khan, cứng nhắc hoặc đều đều không có điểm nhấn.
- Đàm thoại: là một phương pháp dạy học mà GV dựa vào những tri thức và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của SV, căn cứ vào nội dung của bài mà đặt ra một hệ thống các câu hỏi. Thông qua các câu hỏi này mà GV trao đổi với SV, hướng dẫn SV tư duy từng bước để tự minh nắm được tri thức mới trong bài học. Nhược điểm của PPDH đàm thoại:
+ Nếu GV không chuẩn bị kỹ câu hỏi và không có nghệ thuật tổ chức thì này có nhiều hạn chế: làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp.
+ Dễ biến đàm thoại thành những cuộc tranh luận tay đôi giữa GV với SV hoặc giữa SV với nhau.
- Trực quan vật thật: là phương pháp dạy học trong đó GV sử dụng các phương tiện trực quan, các số liệu khoa học hay sự vật, sự việc thực tế để minh hoạ, làm rõ bài giảng. Phương tiện trực quan thường dùng là: Vật thật, mô hình, sơ đồ, bản vẽ, tranh giáo khoa, băng hình, phim nhựa, phim video... Nhược điểm của PPDH trực quan:
- Mất nhiều thời gian lựa chọn, chuẩn bị phương tiện trực quan.
- Tốn nhiều kinh phí thực hiện.
- Dùng phương tiện trực quan không đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm phân tán sự tập trung của người học.
2.3.3 Phương tiện, trang thiết bị cho dạy họcmôn học thiết kế mạch bằng máy tính.
Phương tiện, trang thiết bị dùng cho dạy học môn học thiết kế mạch bằng máy tính hiện nay đang sử dụng theo chương trình mục tiêu 2008. Các Các sơ đồ
45
mạch điện mẫu, thực tế, phần mềm chuyên dùng như phần mềm Orcad 9.2 ,phần mềm Proteus.
Có 1 phòng thực hành thiết kế mạch bằng máy tính nghề ĐTCN: phòng thực hành thiết kế mạch bằng máy tính được trang bị 20 vị trí thực tập. Bao gồm: 01 bộ computer.
Trên cơ sở khảo sát, kiểm tra và sử dụng trang thiết bị phục vụ giảng dạy, có thể đánh giá như sau:
- Các trang thiết bị này đáp ứng đủ số lượng và đồng bộ về chủng loại.
- Đa số các trang thiết bị qua quá trình sử dụng vẫn hoạt động tốt.
- Tuy nhiên còn thiếu các mô hình giảng dạy.
Dưới đây là một số hình ảnh phương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học môn học thiết kế mạch bằng máy tính.
H 2.6
46
H2.7
H2.6 và H2.7: Hình ảnh Bàn thực tập môn Thiết kế mạch bằng máy tính.
2.3.4 Kiểm tra, đánh giá môn học thiết kế mạch bằng máy tính
Kiểm tra, đánh giá môn học thiết kế mạch bằng máy tính hiện nay còn khá đơn giản, chủ yếu kiểm tra kiến thức với hình thức viết - tự luận, kiểm tra kỹ năng với hình thức đánh giá thành phẩm, đánh giá thái độ thông qua thời gian lên lớp (chuyên cần).
Về kiến thức, nội dung kiểm tra kiến thức chủ yếu là trình bày, tái hiện được các kiến thức đã học. Các kiến thức đó có thể là các cấu trúc các câu lệnh, có thể là một bài tập ứng dụng đơn giản.
Về kĩ năng, nội dung kiểm tra là yêu cầu sinh viên thiết kế sơ đồ nguyên lý, sơ đồ mạch in, kiểm tra kỹ năng thực hành vẽ mạch, phân tích sơ đồ mạch, đánh giá các tiêu chuẩn của mạch in. Hình thức đánh giá chủ yếu của phương pháp kiểm tra này là thông qua quan sát các thao động tác của SV, kết hợp với kết quả đạt được mà GV kết luận kỹ năng của SV.
Về thái độ, GV đánh giá SV thông qua việc điểm danh thường xuyên (chuyên cần), tác phong và bảo hộ lao động. Ngoài ra, GV cũng khuyến khích SV tham gia tham gia xây dựng bài giảng.
Cách kiểm tra đánh giá sử dụng hiện nay vẫn kiểm tra một chiều. GV đánh giá SV trên các tiêu chí về kiến thức kỹ năng, sử dụng thang điểm 10 để đánh giá và phân loại SV.
2.3.5 Thực trạng thái độ học tập môn học thiết kế mạch bằng máy tính của sinh viên.
Môn học thiết kế mạch bằng máy tínhlà một môn họcquan trọng trong đào tạo nghề Điện tử công nghiệp. Để khảo sát thực trạng về nhận thức, thái độ của SV đối với môn học, tác giả tiến hành điều tra trên đối tượng SV năm thứ 1 hệ CĐN nghề ĐTCN sau khi thực tập tốt nghiệp ở các cơ sở sản xuất trở về ôn thi tốt nghiệp(theo phụ lục 1). Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau:
47
- Mức độ hứng thú của SV với môn học:
Mức độ hứng thú
Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú
(%) 7 20 16 57
B2.8: Bảng khảo sát mức độ hứng thú đối môn học thiết kế mạch bằng máy tính của SV
- Mức độ lĩnh hội được nội dung kiến thức qua bài giảng.
Mức độ lĩnh hội Trên 50% Dưới 50%
(%) 60 40
B2.9: Bảng khảo sát mức độ lĩnh hội nội dung bài giảng môn học thiết kế mạch bằng máy tính của SV
- Thái độ tham gia vào việc xây dựng bài giảng của SV
Thái độ Nhiệt tình Bình thường Không nhiệt tình
(%) 10 70 20
B2.10: Bảng khảo sát thái độ tham gia xây dựng bài giảng môn học thiết kế mạch bằng máy tính của SV
Từ kết quả trên, ta có thể đánh giá về thái độ học tập của SV đối với môn học thiết kế mạch bằng máy tínhlà chưa thật sự nhiệt tình, hứng thú. Số lượng SV hiểu bài và tham gia xây dựng bài còn không cao. Như vậy, bài giảng và PPDH môn học thiết kế mạch bằng máy tínhcần phải đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học môn học.