PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 59)

Việc nghiên cứu đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:

- Thực trạng quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao?

- Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên?

- Giải pháp tăng cường quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp duy luận biện chứng, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, dựa trên các lý thuyết kinh tế - tài chính. Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng lý luận kết hợp các phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian, đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.

Đề tài sử dụng các thông tin và tài liệu được thu thập từ các nguồn sau:

- Thông tin từ những văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đến hoạt động quản lý NSNN, đầu tư XDCB của chính quyền cấp huyện.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn huyện Phú Lương.

- Kế hoạch thu, chi NSNN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2017.

- Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2017.

- Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng từ Chi cục Thống kê, Phòng tài chính - kế hoạch huyện Phú Lương; Niên giám thống kê huyện Phú Lương; Sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước.

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế huyện Phú Lương; Báo cáo tình hình phát triển dân số, lao động và việc làm của huyện Phú Lương qua các năm 2015-2017. Quan điểm, định hướng và mục tiêu của các năm tiếp theo về quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện. Ngoài ra sử dụng một số các quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên cơ chế quản lý, nguyên tắc hỗ trợ nguồn vốn đối với các dự án đầu tư XDCB.

Thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến quản lý các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp của một số địa phương trong nước.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả đánh giá thực trạng công tác phát triển kinh tế, việc làm, đất đai, dân số, thu nhập, thực trạng phát triển nông nghiệp, sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp và thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

b. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau, được biểu hiện bằng số lần hoặc phần trăm (%) để so sánh nguồn vốn NSNN qua các năm, cũng như so sánh kết quả sử dụng vốn vốn NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Thông qua phương pháp này, phân tích thực trạng quản lý vốn vốn NSNN trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản để ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác quản lý vốn vốn NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

b. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của luận văn 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính

2.3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN

Là chỉ tiêu phản ánh năng lực quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN của các cơ quan quản lý, năng lực của các đơn

vị chủ đầu tư, đơn vị dự toán trong quá trình triển khai thực hiện. Khi xác định được chỉ tiêu này thì sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN.

2.3.1.2. Chỉ tiêu phản ánh trình độ, năng lực trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN

Là chỉ tiêu phản ánh trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN từ khâu lập kế hoạch đến thanh, quyết toán vốn và thực hiện công tác báo cáo theo yêu cầu.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng 2.3.2.1. Chỉ tiêu quyết toán vốn NSNN

Số liệu quyết toán là căn cứ để ghi chép, hạch toán hình thành tài sản Nhà nước đưa vào sử dụng (đối với vốn xây dựng cơ bản), đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình đầu tư một dự án như: Thanh toán, xác định công nợ, báo cáo hoàn công... làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả quá trình đầu tư. Đánh giá chỉ tiêu quyết toán vốn phải xem xét ở số công trình, dự án đã lập báo cáo quyết toán trong năm, số lượng công trình, dụ án được thẩm tra quyết toán, giá trị công trình, dự án đề nghị quyết toán và số quyết toán được duyệt.

Tỷ lệ % công trình, dự án QT = x 100%

2.3.2.2. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dựng nguồn vốn NSNN

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra quá trình thực hiện vốn NSNN trong đầu tư XDCB, bao gồm: Kiểm tra việc chấp hành quy định về tiến độ, chất lượng thi công xây dựng các công trình và việc bố trí kinh phí cho các dự án từ đó phát hiện các sai sót, hạn chế trong quá trình quản lý để chấn chỉnh, giúp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSSN.

Số công trình, dự án QT Tổng số công trình, dự án

sử dụng vốn NSNN

Tỷ lệ % dự án được kiểm tra = x 100%

2.3.2.3. Chỉ tiêu phân tích về cơ cấu nguồn vốn sử dụng để đầu tư XDCB Đánh giá kết quả thực hiện chi đầu tư phát triển trên địa bàn trên tổng chi NSĐP. Qua đó làm nổi bật lên sự quan tâm của các cấp, ngành đối với công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Tỷ lệ % trên tổng chi NSĐP = x 100%

Tỷ lệ % trên tổng vốn đầu tư XDCB = x 100%

2.3.2.4. Chỉ tiêu phân tích về kết quả đầu tư

Thời gian dự án giải ngân hoàn thành = 100%

= 100%

Số dự án được kiểm tra Tổng số dự án triển khai

thực hiện

Chi đầu tư phát triển

Tổng chi NSĐP

Chi đầu tư phát triển Tổng vốn đầu tư XDCB

Tổng số tiền đầu tư năm n Tổng số tiền đầu tư năm n-1

Số lượng dự án đáp ứng yêu cầu

Tổng số dự án Dự án đáp ứng chất lượng,

tiến độ, chi phí (%)

Chương 3

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)