Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 52)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

1.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài

Qua khảo sát các công trình liên quan cho thấy, các tác giả trong và ngoài nước đã tập trung nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về TĐKT và tái cơ cấu TĐKT. Những công trình, bài viết nói trên là những tư

liệu quan trọng có thể chọn lọc, tham khảo, tạo cơ sở, điều kiện và gợi mở ra những hướng nghiên cứu để tác giả luận án tiếp tục kế thừa và triển khai đề tài. Nội dung các nghiên cứu có thể chia thành những vấn đề lớn sau:

Một là, các công trình đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển tập đoàn nói chung. Chủ yếu đề cập đến lịch sử ra đời của TĐKT; các điều kiện về chính trị, kinh tế - xã hội, về phát triển thị trường làm tiền đề cho việc ra đời TĐKT; cũng có công trình đề cập đến các yếu tố, điều kiện cho TĐKT phát triển; đề cập đến vai trò của quản lý Nhà nước đối với sự ra đời và phát triển TĐKT nói chung và ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập nói riêng. Đặc biệt, nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về thực trạng hoạt động bao hàm cả những thành công, hạn chế, đánh giá nguyên nhân và bàn luận những giải pháp phát triển TĐKTNN ở Việt Nam thời gian tới. Nhiều công trình có tính khái quát lý luận cao, song cũng có những công trình thiên về tổng kết thực tiễn. Các công trình này đã giúp cho nghiên cứu sinh có thêm hiểu biết về tên gọi, cách thức hình thành, đặc điểm khác nhau giữa TĐKTNN ở Việt Nam và các TĐKT trên thế giới, từ đó gợi mở cho nghiên cứu sinh nhiều ý tưởng trong việc xây dựng một mô hình TĐKTNN hợp lý mà quá trình tái cơ cấu hướng tới.

Hai là, một số công trình đề cập đến tái cơ cấu kinh tế nói chung như:

tái cơ cấu vĩ mô toàn nền kinh tế hoặc tái cơ cấu ngành, tái cơ cấu thành phần kinh tế. Một số công trình ở cả trong và ngoài nước bàn đến tái cơ cấu ở cấp độ doanh nghiệp với các chiều hướng và góc cạnh khác nhau. Những công trình này giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn tổng quát về tái cơ cấu kinh tế nói chung và cả những trường hợp tái cơ cấu cụ thể đối với một doanh nghiệp, từ đó hình thành phương pháp luận và hướng tiếp cận để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của tái cơ cấu TĐKTNN.

Ba là, có một số công trình đề cập đến một vài khía cạnh của tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam nhưng dưới những tên gọi khác nhau và tiếp cận với các

khoa học chuyên ngành khác nhau như: quản lý kinh tế, tài chính & ngân hàng… Những công trình này đã gợi mở cho nghiên cứu sinh suy nghĩ về những nội dung tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay. Một số công trình phân tích về thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp tái cơ cấu TĐKTNN giúp nghiên cứu sinh có một nguồn số liệu phong phú và gợi mở cho nghiên cứu sinh những ý tưởng về quan điểm, giải pháp tái cơ cấu trong luận án.

Tổng quan các công trình khoa học có thể thấy, các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về TĐKT mới đề cập, phân tích những mặt, những khía cạnh, những lát cắt đơn lẻ hoặc một phần của đối tượng nghiên cứu là tái cơ cấu TĐKTNN, mà chưa đặt đối tượng nghiên cứu trong một chỉnh thể để có sự nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và mang tính chất chuyên biệt, từ đó đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản trong tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, chưa có một công trình nào đưa ra quan niệm thế nào là tái cơ cấu TĐKTNN? Nội dung tái cơ cấu TĐKTNN cần tập trung là gì? Chủ thể tiến hành tái cơ cấu TĐKTNN là ai? Và cũng chưa có một công trình nào đánh giá toàn diện về thực trạng tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam để từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp đẩy mạnh quá trình đó.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Từ việc khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết trong luận án là:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể:

Xây dựng quan niệm và làm rõ nội dung tái cơ cấu TĐKTNN.

Phân tích làm rõ những nhân tố tác động đến quá trình tái cơ cấu TĐKTNN.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tái cơ cấu TĐKTNN và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Những vấn đề nêu trên là những nội dung mới mà phần lý luận của luận án sẽ tập trung nghiên cứu để làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực trạng tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, tiến hành khảo sát đánh giá đầy đủ, khách quan về thực trạng tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam những năm qua.

Căn cứ vào nội dung tái cơ cấu TĐKTNN đã được xác định trong phần lý luận, luận án tiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam những năm qua. Để thực hiện nội dung này, luận án sẽ phải sử dụng tổng hợp các phương pháp đang được sử dụng trong khoa học Kinh tế chính trị. Việc đánh giá thực trạng tái cơ cấu TĐKTNN không chỉ dừng lại ở việc đưa ra những con số thống kê đơn thuần mà quan trọng hơn, luận án sẽ làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó, đồng thời chỉ ra những mâu thuẫn cần phải giải quyết trong quá trình tái cơ cấu TĐKTNN.

Thứ ba, đề xuất hệ thống các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam thời gian tới.

Để giải quyết các mâu thuẫn mà quá trình tái cơ cấu TĐKTNN đặt ra, luận án tập trung xác định các quan điểm cơ bản để chỉ đạo, định hướng đẩy mạnh quá trình này. Những quan điểm được xây dựng trên cơ sở có sự so sánh, kế thừa và chắt lọc quan điểm của các công trình đã công bố trước để đảm bảo tính khoa học. Trên cơ sở các quan điểm đã được xác định, hệ thống giải pháp mà luận án đề ra phải đảm bảo tính toàn diện và khả thi. Vì vậy, phần này của luận án sẽ tập trung xây dựng cơ sở khoa học, xây dựng nội dung và chỉ ra các biện pháp để thực hiện giải pháp trên cơ sở tiếp thu một cách có chọn lọc các giải pháp mà các tác giả đã chỉ ra ở các công trình đã công bố.

Kết luận chương 1

Tập đoàn kinh tế và tái cơ cấu TĐKT là mảng đề tài lớn, thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà khoa học, nhà quản lý và đông đảo dư luận xã hội tham gia bàn luận. Đã có rất nhiều những công trình khoa học ở các cấp độ khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến và tiếp cận dưới các góc độ khác nhau về vấn đề này. Nhiều công trình đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về TĐKT như quan niệm, đặc điểm, vai trò, điều kiện hình thành... Một số công trình ở cả trong và ngoài nước đã tập trung phân tích thực trạng tái cơ cấu TĐKT ở một số quốc gia và một số tập đoàn tiêu biểu trong nước, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào giải quyết một cách hệ thống, toàn diện dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị về tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, đề tái luận án nghiên cứu cũng như nội hàm các vấn đề mà luận án đề cập, phân tích, luận giải là tiếp bước những công trình nghiên cứu và phần nào đã đưa ra cách tiếp cận mới. Luận án không bị trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. Nghiên cứu đề tài “Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay” chắc chắn sẽ có giá trị nhất định cả lý luận và thực tiễn đối với hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn tái cơ cấu TĐKTNN của các cấp lãnh đạo và là tài liệu quý đối với ai quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này.

Thông qua việc hệ thống hóa, phân tích, nghiên cứu tư liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh đã phần nào làm rõ được kết quả nghiên cứu chủ yếu của các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án, xác định được các nội dung có thể kế thừa một cách có chọn lọc, cũng như làm rõ được những khoảng trống khoa học mà luận án cần tập trung nghiên cứu.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI

2.1. Một số vấn đề chung về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 2.1.1. Quan niệm và chủ trương thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 2.1.1.1. Quan niệm về tập đoàn kinh tế và tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam

* Quan niệm về tập đoàn kinh tế

Lịch sử ra đời và phát triển của các TĐKT gắn liền với sự phát triển của liên kết sản xuất. Ngay từ thời kỳ công trường thủ công, liên kết sản xuất đã được thực hiện nhằm gắn kết những người sản xuất cùng ngành và những người thợ không cùng ngành nghề để sản xuất ra những sản phẩm nhất định theo sự chỉ đạo chung. Liên kết sản xuất trong thời kỳ công trường thủ công đã thực hiện được việc chuyên môn hóa lao động, phân công lao động, đây là bước tiến mới về sản xuất, tăng cường hiệu quả trong lao động, qua đó sự tích tụ tư bản cũng được trao đổi mạnh mẽ hơn.

Dưới tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển với trình độ xã hội hóa ngày càng cao làm cho liên kết sản xuất đã vươn ra khỏi phạm vi một doanh nghiệp, hình thành chuỗi liên kết các doanh nghiệp với nhau. Sự phát triển của các hình thức liên kết này cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản, dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan mà trực tiếp là quy luật cạnh tranh đã hình thành nên các tổ chức độc quyền, hay chính là các TĐKT. Phân tích về sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, V.I. Lênin chỉ rõ: “Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định lại dẫn tới độc quyền” [73, tr.402]. Tổ chức độc quyền thực chất là sự liên minh hay liên kết giữa các xí nghiệp tư bản tư nhân thành một xí nghiệp có quy mô lớn hơn. Sự liên kết này được hình thành bằng hai cách: Liên kết ngang, tức là liên kết giữa các xí nghiệp tư

bản có cùng ngành, nghề lĩnh vực SXKD dưới dạng Cácten, Xanhđica, Tờrớt; liên kết dọc, tức là liên kết giữa các xí nghiệp tư bản tư nhân có liên quan chặt chẽ với nhau về mặt kỹ thuật, liên kết dọc dẫn đến sự hình thành các Côngxoócxiom, Consơn, Côngglômêrat. Nghiên cứu về hình thức liên kết dọc dẫn đến sự ra đời của tổ chức độc quyền V.I. Lênin chỉ rõ: “Không phải bất cứ ngành công nghiệp nào cũng có những xí nghiệp lớn; mặt khác, khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến tột mức, thì có một đặc điểm cực kỳ trọng yếu mà người ta gọi là chế độ liên hợp hóa, nghĩa là sự tập hợp vào trong tay một xí nghiệp duy nhất nhiều ngành công nghiệp khác nhau, những ngành này hoặc thể hiện những giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình chế biến nguyên liệu (chẳng hạn, nấu quặng thành gang, biến gang thành thép và có thể là cả việc chế tạo những thành phẩm nào đó bằng thép nữa), hoặc có tác dụng bổ trợ lẫn nhau (chẳng hạn, chế biến những cặn bã hay những sản phẩm phụ, chế tạo những vật liệu dùng làm bao bì, v.v.)” [73, tr.398-399].

Như vậy, sự hình thành và phát triển của các tổ chức độc quyền tư bản (các TĐKT) là kết quả của chính sự phát triển của lực lượng sản xuất và của sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Từ chỗ xuất hiện với tư cách là những hiện tượng cá biệt, cho đến nay, các TĐKT đã trở thành hiện tượng ngày càng phổ biến và vững chắc, có sức mạnh kinh tế ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân của nhiều quốc gia và trên thế giới, nhất là các nước tư bản phát triển. Tuy nhiên, do phương pháp tiếp cận khác nhau nên trên thế giới hiện nay có nhiều tên gọi và quan niệm khác nhau về TĐKT. Ở Mỹ, các tập đoàn có tên gọi là Côngglômêrát, tại Nhật Bản tên gọi của tập đoàn là Zeibatsu hoặc là keiretsu, tại Hàn Quốc tên gọi của tập đoàn là chaebol, tại Ấn Độ tên gọi của tập đoàn lại là business houses, còn ở Trung Quốc cụm từ “Jituan Gongsi” được dùng để chỉ khái niệm này. Ở Anh, người ta cũng dùng nhiều cụm từ khác nhau để chỉ TĐKT như business group, hoặc là corporate group hoặc là group of companies.

Luật pháp Cộng hòa Liên bang Đức quy định “Nếu một doanh nghiệp chi phối và nhiều doanh nghiệp khác bị chi phối cùng nhau tập hợp lại dưới sự lãnh

đạo thống nhất của doanh nghiệp chi phối thì các doanh nghiệp này hình thành nên một tập đoàn”; hoặc “Nếu một doanh nghiệp độc lập không phụ thuộc vào một doanh nghiệp khác, nhưng cùng nhau tập hợp dưới một sự chỉ đạo thống nhất thì chúng cũng hình thành nên một tập đoàn. Từng doanh nghiệp đó được gọi là doanh nghiệp thành viên tập đoàn” [Điều 18 Luật Chứng khoán Cộng hòa Liên bang Đức]. Quan niệm này mới chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn, còn các yếu tố khác chưa được làm rõ.

Ở Nhật Bản, đã từng tồn tại hai quan niệm về TĐKT tương ứng với hai thời kỳ lịch sử khác nhau. Thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ 2, các TĐKT (zaibatsu) được quan niệm là một tập hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý mà có toàn bộ hoặc một phần sở hữu bởi một công ty nắm vốn hay công ty mẹ.

Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2, TĐKT (keiretsu) được quan niệm là một nhóm các công ty độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Quan niệm này nhấn mạnh tính pháp lý và quan hệ liên kết trong lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp thành viên.

Tập đoàn (chaebol) ở Hàn Quốc được sử dụng để chỉ một tập hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng có các mối quan hệ ràng buộc chính thức hoặc không chính thức và cùng chung nhau phối hợp hoạt động. Hoặc về nguyên tắc, bất kỳ tổ chức nào có nhiều hơn hai công ty liên kết có thể được phân loại thành một TĐKT. Các chaebol của người Hàn quốc thường được kiểm soát bởi một gia đình hoặc một nhóm ít gia đình và được tổ chức thống nhất theo chiều dọc. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa TĐKT ở Hàn Quốc và các TĐKT trên thế giới.

Tại Trung Quốc, trước năm 1997, TĐKT (hay tập đoàn doanh nghiệp) được xác định là một tổ chức kinh doanh có cơ cấu tổ chức nhiều cấp nhằm đáp ứng đòi hỏi của kinh tế thị trường có kế hoạch và những đòi hỏi kinh tế quy mô lớn đang xuất hiện. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay, Trung Quốc xác định TĐKT là một tổ hợp doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở đầu tư,

hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp tham gia tập đoàn; tập đoàn bao gồm công ty mẹ, các công ty con và các công ty khác có liên quan. Các doanh nghiệp thành viên đều là các pháp nhân kinh tế được pháp luật công nhận, tổ hợp tập đoàn không có tư cách pháp nhân. Đồng thời, Trung Quốc cũng quy định các nhóm doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau mới được công nhận là tập đoàn:

(1) công ty mẹ phải có vốn đăng ký tối thiểu là 50 triệu nhân dân tệ; (2) tổng vốn đăng ký của toàn tập đoàn (công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên) phải trên 100 triệu nhân dân tệ; (3) công ty mẹ phải có tối thiểu 5 công ty con.

Ở Việt Nam hiện nay, cũng tồn tại rất nhiều những quan niệm khác nhau về TĐKT. Những quan niệm đó có thể xuất hiện ở các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là một số quan niệm thường gặp:

Theo TS Trần Tiến Cường: TĐKT là một tổ hợp có quy mô lớn của các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một ngành hay một số ngành khác nhau, có quan hệ với nhau về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết, trong đó thường có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của công ty con về tài chính và chiến lược phát triển [38, tr.46]. Trong quan niệm này, tác giả nhấn mạnh đến mô hình tổ chức của tập đoàn là mô hình công ty mẹ - công ty con và các quan hệ chủ yếu của một TĐKT là: vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu.

Theo GS, TSKH Vũ Huy Từ: TĐKT là một cơ cấu sở hữu, tổ chức và kinh doanh đa dạng, có quy mô lớn, nó vừa có chức năng SXKD, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực ban đầu (vốn, sức lao động, công nghệ…) để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường và tối đa hóa lợi nhuận. Trong đó các TĐKT là tổ hợp các doanh nghiệp thành viên (công ty con) do một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo chi phối về nguồn lực ban đầu, chiến lược phát triển và hoạt động tại nhiều ngành, lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau [111, tr.16]. Ngoài việc

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)