CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CƠ KHÍ
1.4. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của một số nước trên thế giới
1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển sản xuất và xuất khẩu các nhóm sản phẩm cơ khí lựa chọn của Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là:
- Việc phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí cần phải có định hướng chiến lược và kế hoạch rõ ràng trong kế hoạch phát triển ngành công nghiệp và kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
- Kinh nghiệm về việc định hướng phát triển sớm ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện của Malaysia đã đưa đến cho họ những thành công trong việc phát triển sản xuất và xuất khẩu thiết bị điện của nước này.
- Bên cạnh định hướng phát triển ngành, việc định hướng phát triển mặt hàng cụ thể cho phù hợp với lợi thế của doanh nghiệp và quốc gia là hết sức quan trọng.
Nhờ vào việc tập trung sản xuất và xuất khẩu nhóm dây điện và cáp điện dùng cho ngành sản xuất ôtô nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này hàng năm chiếm tới 50%
tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dây điện và cáp điện của Hàn Quốc. Ngược lại, Hàn Quốc không tập trung vào sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cáp quang nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ chiếm 5 - 6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dây điện và cáp điện của nước này.
- Để thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất và xuất khẩu các nhóm sản phẩm cơ khí lựa chọn, bên cạnh những ưu đãi để phát triển mặt hàng, Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư từ mọi nguồn vốn để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu ở các vùng miền trong nước theo hướng ưu đãi ở mức độ cao hơn cho các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở những tỉnh, khu vực có kinh tế kém phát triển. Malaysia là nước đã khá thành công khi thực hiện chính sách này.
- Kinh nghiệm về việc tổ chức và phát huy vai trò của Hiệp hội ngành hàng:
Hiệp hội ngành hàng của nhóm các sản phẩm cơ khí lựa chọn cần được tổ chức và hoạt động theo định hướng rõ ràng, mang tính chuyên nghiệp cao và thực sự xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp phải là người
tham mưu, định hướng cho doanh nghiệp trong việc phát triển công nghệ, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Hiệp hội các nhà sản xuất ngành điện (KOEMA) của Hàn Quốc được đánh giá cao trong vai trò là người xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu thiết bị kỹ thuật điện nói chung và sản xuất và xuất khẩu dây và cáp điện nói riêng.
- Kinh nghiệm về công tác quản lý Nhà nước đối với việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí.
Là ngành sản xuất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia, hoạt động của ngành cơ khí nói chung cần được sự quan tâm thích đáng của Chính phủ và của các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc nhận thức đúng đắn vai trò của ngành cơ khí trong từng giai đoạn phát triển cụ thể để có hướng đầu tư phát triển thích đáng là hết sức quan trọng và cần thiết.
Theo kinh nghiệm của Malaysia, ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, Chính phủ đã định hướng cho doanh nghiệp cơ khí sản xuất sản phẩm thuộc nhóm thiết bị điện nhằm mục đích thay thế nhập khẩu và chủ yếu dựa trên cơ sở liên doanh với các đối tác nước ngoài. Ồ giai đoạn sau đó, khi ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện ở Malaysia đã phát triển mạnh mẽ và lượng hàng hoá sản xuất ra không chỉ phục vụ các ngành kinh tế trong nước và tiêu dùng của dân cư mà còn giành một phần lởn cho xuất khẩu. ^
Mặt khác, ở Malaysia, chiến lược phát triển sản xuất thiết bị điện được xác định rất rõ ràng cho từng nhóm hàng cụ thể (bao gồm 4 loại cơ bản là: Các thiết bị điện gia dụng, dây điện và cáp điện, các thiết bị điện công nghiệp và các dụng cụ điện). Đây là những nhóm sản phẩm cơ khí mà nước này có tiềm năng và lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu.
Ngoài ra, Chính phủ Malaysia cũng dùng các biện pháp kinh tế (thuế) để khuyên khích phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí ở các vùng, khu vực trong nước có kinh tế kém phát triển hơn để tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế trong nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương đầu tiên luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về thị trường xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cơ khí Việt Nam. Các khái niệm liên quan đến xuất khẩu và sản phẩm cơ khí. Đồng thời, giới thiệu về quy trình phát triển thị trường xuất khẩu, nội dung đánh giá tiềm năng xuất khẩu, cũng như xem xét kinh nghiệm của một số nước làm bài học hữu ích cho Việt Nam trong hoạch định giải pháp, chính sách thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cơ khí. Làm cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện nội dung của chương tiếp theo về việc đánh giá, phân tích tiềm năng xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí Việt Nam.