CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CƠ KHÍ CƠ KHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
2.4. Đánh giá tiềm năng xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí của Việt Nam
2.4.1. Máy móc, thiết bị (HS 84)
2.4.1.1. Chỉ số xuất khẩu của Việt Nam
Trong cơ cấu sản xuất tương ứng của Việt Nam, mã HS84 bao gồm các loại máy móc thiết bị như máy động lực (HS 8402, 8404, 8406 -8414), các máy móc
phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (HS 8432 - 8438, 8478), đây hiện là những sản phẩm Việt Nam đang sản xuất và xuất khẩu đi nhiều thị trường trên thế giới.
Tuy nhiên, những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam giai đoạn 2012- 2017, là các sản phẩm trong bảng sau.
Bảng 2.13. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị (HS 84) Đơn vị: nghìn USD
HS Sản phẩm 2012 2013 2014 2015 2016 2017*
84 Máy móc thiết bị 4.063.211 4.473.725 4.762.453 4.761.721 6.636.272 9.245.120
8409
Bộ phận của máy đánh lửa hoặc pit tong động cơ đốt trong xoay chiều cho máy bay, bộ phận của động cơ đốt trong kiểu pit tông đốt cháy bằng tia lửa điện và bộ phận cho động cơ khác chưa được phân vào đâu
80.910 94.575 84.986 73.069 123.401 178.931
8414
Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí
143.294 146.831 213.238 198.327 287.750 431.625
8418 Tủ lạnh và máy làm đông
lạnh, bơm nhiệt 87.314 88.472 68.226 91.963 110.593 144.056 8431
Các bộ phận chỉ sử dụng cho các loại máy thuộc các nhóm từ 84.25-84.30
55.598 67.539 77.023 65.198 119.613 202.698 8443 Máy in 2.330.611 2.518.783 2.467.607 2.516.163 3.234.231 3.963.169 8450 Máy giặt 70.286 83.805 91.377 80.089 252.396 429.073 8452 Máy khâu, kim máy khâu 197.801 257.885 320.819 355.465 546.540 867.652 8479 Máy và thiết bị cơ khí có
chức răng riêng biệt 61.842 64.423 64.973 87.130 191.947 403.664 8481 Vòi, van và các thiết bị
tương tự 131.284 189.796 285.176 402.527 814.382 1.566.198
8483
Trục truyền động và tay biên, gối đỡ trục, bánh rang và cụm bánh răng, bánh đà và ròng rọc, ly hợp và khớp nối trục
102.886 87.622 89.199 94.017 117.757 153.379
Các sản phẩm khác 801.385 873.994 999.829 797.773 837.662 904.675
Nguồn: Trademap, số liệu 2017 là ước tính chưa kiểm toán.
Theo bảng 2.13, các sản phẩm chính đạt giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam hiện nay là máy in (HS 8443), vòi van các loại (HS 8481), máy khâu (HS 8452), máy bơm không khí hoặc bơm chân không (HS 8414),các trục truyền động và bánh đà (HS 8483) hay các thiết bị như tủ lạnh (HS 8418) và máy giặt (HS 8450)... 10 sản phẩm chính trên chiếm gần 85% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm máy móc, thiết bị của Việt Nam.
Cụ thể, máy in (HS 8443) có kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 42% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm máy móc, thiết bị, tăng từ 2,33 tỷ USD năm 2012 lên hơn 3,96 tỷ USD năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012- 2017 xấp xỉ 11%. Tiếp đó, hầu hết các sản phẩm nằm trong top 10 này đều có xu hướng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2012 -2017 trừ các bộ phận của máy đánh lửa (HS 8409) có xu hướng dao động quanh 85 triệu USD và giảm mạnh vào năm 2015 chỉ còn 73 triệu USD, tuy nhiên trong vòng 2 năm gần đây lại tăng nhanh trở lại đạt gần 179 triệu USD năm 2017. Các loại vòi van (HS 8481) và máy khâu (HS 8452) lần lượt tăng 12 lần và 4,4 lần từ năm 2012 đến năm 2017. Tiếp đó, máy bơm không khí hoặc bơm chân không (HS 8414) tăng mạnh từ 143,3 triệu USD lên 431,6 triệu USD trong năm 2017. Ngoài các mã HS trên, 5 nhóm hàng trong top 10 còn lại như trục truyền động (HS 8483), tủ lạnh (HS 8418) hay máy giặt (HS 8450) đều đạt kim ngạch xuất khẩu trên 144 triệu USD năm 2017 và đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012 -2017 cao.
Bên cạnh giá trị xuất khẩu đạt giá trị cao trong tổng xuất khẩu của nhóm hàng máy móc thiết bị, theo số liệu tổng hợp từ Trademap, các sản phẩm trong nhóm 10 mã HS trên có thị phần xuất khẩu so với thị trường thế giới cao, từ 1% (HS 8481) đến 10,3% (HS 8452), có nhiều mã nằm trong 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu thế giới như hạng 2 (HS 8452) và hạng 8 (HS 8443).
Các thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm của Việt Nam hiện nay bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, và Đức. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm máy móc, thiết bị của Việt Nam sang 5 thị trường này đạt gần 5 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm máy móc thiết bị của Việt Nam, trong đó, Mỹ luôn là thị trường hàng đầu cho nhóm sản phẩm này của Việt Nam với mức tăng trưởng cao.
Hình 2.1. Các thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị chính của Việt Nam
Nguồn: Trademap Theo hình 2.1, giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm máy móc, thiết bị vào thị trường Hoa Kỳ tăng gần 4 lần từ khoảng 608 triệu USD năm 2011 đến 2,45 tỷ USD năm 2016. Sau Hoa Kỳ, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hà Lan và Trung Quốc lần lượt tăng từ 128 triệu USD lên 2,14 tỷ USD và 708 triệu USD lên 1,24 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2016, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn khoảng 76% và 12%. Tiếp đó, thị trường Nhật Bản có xu hướng tăng trưởng ổn định từ
847,7 triệu USD lên hơn 1,1 tỷ USD năm 2016, có tốc động tăng trưởng hàng năm từ 13-17%. Ngoài ra, thị trường Đức là thị trường đạt 873 triệu USD năm 2016.
2.4.1.2. Chỉ số nhập khẩu của thế giới
Tương ứng với các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam thuộc nhóm sản phẩm máy móc thiết bị, bảng 2.7 dưới đây là 10 sản phẩm chính thuộc nhóm này mà thế giới có nhu cầu nhập khẩu nhiều nhất. Trong đó phải kể đến một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn của Việt Nam như HS 8443, 8481, 8414, 8409, 8431, 8479 và 8483, điều này chứng tỏ được các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới, có thị phần đáng kể trên thị trường xuất khẩu của thế giới đối với riêng từng mã sản phẩm. Mã HS 8452 được xếp thứ 4 thế giới nhưng không có mặt trong 10 sản phẩm nhập khẩu chính của thế
giới đối với nhóm hàng máy móc, thiết bị, điều này không có nghĩa rằng các sản phẩm máy may không có tiềm năng xuất khẩu, mà chỉ nhận định được rằng giá trị của các sản phẩm này có thể không cao bằng các sản phẩm top 10 hoặc nhu cầu nhập khẩu của thế giới đối với sản phẩn máy may chưa cao. Vì vậy, các sản phẩm mã HS 8452 vẫn được đánh giá có khả năng cạnh tranh và có tiềm năng xuất khẩu đối với Việt Nam hiện nay.
Bảng 2.14. Top 10 sản phẩm máy móc, thiết bị nhập khẩu chính của thế giới giai đoạn 2012 -2017 (Đơn vị: nghìn USD)
Mã
HS Sản phẩm 2012 2013 2014 2015 2016 2017*
8411
Tua bin phản lực, tua bin cánh quạt và các loại tua bin khí khác
111.236.083 119.579.985 121.618.086 119.472.807 132.912.674 150.522.687 8443 Máy in 114.811.425 113.432.368 110.182.698 98.021.673 92.519.878 91.027.685 8481 Vòi, van và các thiết bị
tương tự 86.689.906 90.774.241 94.922.552 86.816.628 84.348.195 83.636.910 8414
Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí
70.930.506 75.208.483 77.329.794 69.050.655 68.675.413 70.362.473
8479 Máy và thiết bị cơ khí
có chức răng riêng biệt 66.945.139 66.670.090 70.716.681 67.898.700 68.040.180 70.223.160 8409
Các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho nhóm 8407 hoặc 8408
68.022.453 67.105.964 69.080.426 62.645.266 60.836.967 60.297.605
8413
Bơm chất lỏng, có hoặc ko lắp thiết bị đo lường
65.821.983 68.025.944 70.094.398 62.936.770 60.310.294 58.396.529 8421 Máy ly tâm 55.607.223 59.439.974 63.788.673 59.399.869 58.650.171 59.082.939
8431
Các bộ phận chỉ sử dụng cho các loại máy thuộc các nhóm từ
84.25-84.30
70.699.702 68.209.243 69.216.028 58.445.442 50.594.289 44.809.691
8483
Trục truyền động và tay biên, gối đỡ trục, bánh rang và cụm bánh răng, bánh đà và ròng rọc, ly hợp và khớp nối trục
54.662.805 55.125.528 59.907.533 55.165.352 53.555.175 53.063.100
Nguồn: Trademap, số liệu 2017 là ước tính chưa kiểm toán.
Trong giai đoạn 2012 - 2017, nhóm 10 sản phẩm máy móc thiết bị được nhập khẩu chủ yếu tăng trưởng ổn định từ năm 2012 đến năm 2014, tuy nhiên có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2015 (theo thống kê của UNComtrade). Năm 2017, chỉ có giá trị nhập khẩu nhóm sản phẩm các loại tua bin (HS 8411) là tăng mạnh 119 tỷ USD năm 2015 lên 150,5 tỷ USD năm 2017 và nhóm máy và thiết bị cơ khí có chức răng riêng biệt (HS 8479) tăng nhẹ từ 67,9 tỷ USD năm 2015 lên 70 tỷ USD năm 2017, trong khi đó các sản phẩm còn lại có tên trong danh mục 10 sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam như máy in (HS 8443), các loại vòi van (HS 8481) có kim ngạch nhập khẩu thế giới đạt lần lượt là 91 tỷ USD và 83,6 tỷ USD năm 2016.
Ngoài ra còn một số sản phẩm khác cũng có kim ngạch nhập khẩu của thế giới đạt hơn 53 tỷ USD trở lên.
Tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm máy móc, thiết bị của thế giới đạt hơn 741 tỷ USD vào năm 2016, thì Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị hàng đầu thế giới. Tiếp đó, các thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị lớn là Trung Quốc, một số nước EU như Đức, Anh, Pháp, tiếp đó là Canada, Mexico Nhật Bản, Hàn Quốc và Hà Lan.
Bảng 2.15. Các thị trường nhập khẩu lớn sản phẩm máy móc, thiết bị trên thế giới giai đoạn 2012 – 2017* (Đơn vị: nghìn USD)
Nước nhập
khẩu 2012 2013 2014 2015 2016 2017*
Toàn thế giới 2.121.881.684 2.124.677.911 2.174.285.100 1.985.960.765 1.941.940.499 1.976.573.594 Mỹ 315.095.389 311.300.329 331.205.458 330.044.570 315.411.643 314.043.950 Trung Quốc 181.960.039 170.570.903 179.377.721 157.042.985 147.659.933 144.743.900 Đức 141.720.624 143.401.532 150.862.633 134.284.370 136.801.659 144.838.203 Anh 75.679.533 79.287.089 85.515.717 77.685.927 76.132.847 77.656.130 Pháp 73.181.468 74.910.198 74.623.060 66.190.540 68.299.440 73.207.509 Canada 67.529.517 65.794.411 67.555.368 63.566.008 61.899.120 62.751.908 Mexico 60.758.303 62.449.967 65.571.172 67.682.923 67.082.218 69.170.133 Nhật Bản 64.191.475 62.315.608 65.041.607 59.542.453 59.466.103 61.768.495 Hàn Quốc 46.424.171 47.449.514 48.795.680 46.455.188 46.038.532 47.467.154 Hà Lan 62.413.148 63.378.031 65.335.144 55.552.822 53.223.249 55.249.225
Nguồn: Trademap, số liệu 2017 là ước tính chưa kiểm toán.
Theo bảng 2.15, Mỹ là quốc gia có nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị nhiều nhất, năm 2017 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng mã HS 84 đạt 314 tỷ USD, trong đó các sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu cao mang các mã HS 8411, 8443, 8473, 8481, 8413, 8414 và 8409. Đối với thị trường lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu năm đạt 144,7 tỷ USD với các mã chính là HS 8473, 8479, 8443, 8481, 8483, 8414, 8411, 8413. Bên cạnh 2 thị trường chính là Mỹ và Trung Quốc, ngoài một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Nhật Bản và Hà Lan, một số thị trường như Anh, Pháp, Canada hay Hàn Quốc cũng có thể là thị trường tiềm năng tương lai của các sản phẩm máy móc thiết bị Việt Nam, vì vậy cần có những xem xét, đánh giá cụ thể hơn đối với những thị trường tiềm năng này.
Như vậy, dựa vào việc phân tích các chỉ số chính của những mặt hàng này có thể thấy được đây đều là những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới, có khà năng cạnh tranh cao, có tiềm năng xuất khẩu tốt và có thị phần đáng kể.
Từ số liệu các thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị chính của Việt Nam, cần xác định được những thị trường mục tiêu truyền thống để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU. Các thị trường tiềm năng tương lai như Anh, Pháp, Canada hay Hàn Quốc. Ngoài ra, cần chú trọng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng và số lượng thành phẩm để duy trì, cải thiện năng lực cạnh tranh đối với nguồn cung mặt hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi Trung Quốc luôn có giá thành rẻ do nhân công thấp và đặc biệt là có khả năng sao chép, ứng dụng công nghệ mới vào trong sản xuất rất tốt.