3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY JOHNSON & JOHNSON
3.4.7.1. Phân tích khái quát nguồn vốn
Biểu đồ 29: Nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn của JNJ có tỷ trọng vốn chủ và nợ tƣơng đƣơng nhau. Vốn chủ chiếm tỷ trọng bình quân hơn 55% và có xu hƣớng giảm nhẹ, tốc độ tăng vốn chủ vào khoảng 9.8%. Nợ chiếm tỷ trọng bình quân 45% và có xu hƣớng tăng. Tốc độ tăng nợ dài hạn cao nhất đạt 16.5% mỗi năm, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2005 ( từ 16.14% vào năm 2001 và đạt 25.58% vào năm 2011). Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng bình quân 24.17% và có xu hƣớng giảm. Tốc độ tăng vốn chủ nhỏ hơn tốc độ tăng tài sản, trong khi tốc độ tăng nợ cao hơn tốc độ tăng tài sản nên nhận định JNJ đang sử dụng nợ nhiều hơn để tài trợ cho tăng tài sản. Cùng với việc tăng sử dụng nợ đã làm cho số nhân vốn chủ và hiệu ứng đòn bẩy tài chính tăng lên theo đó là chi phí lãi vay cũng tăng gây áp lực thanh toán cho công ty.
Lý do là công ty đang tăng trƣởng rất nhanh, doanh thu tăng liên tục qua nhiều năm, mua lại các bằng phát minh sáng chế và các chi phí R&D, bán hàng…chính sự tăng trƣởng này đã yêu cầu một lƣợng vốn rất lớn, việc huy động từ phát hành cổ phiếu rất khó khăn và đôi lúc không thực hiện đƣợc vì nhiều lý do, nhƣ từ năm 2008 trở đi thị trƣờng tài chính khủng hoảng nặng nề, việc huy động vốn là không thể thực hiện đƣợc do các nhà đầu tƣ chọn các kênh đầu tƣ an toàn hơn nhƣ vàng… Việc huy động vốn từ nợ có vẻ khả thi hơn, tuy nhiên trong bối cảnh tƣơng lai còn mờ mịt, JNJ chọn vay nợ dài hạn nhiều hơn, giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn để giảm áp lực thanh toán, điều này đƣợc thể hiện rõ ở chi phí lãi vay tăng trọng và tăng tốc nhanh trong phần phân tích chi phí. Tuy nhiên việc dùng nhiều nợ ngoài lợi ích từ lá chắn thuế thì nó cũng đem lại cho JNJ nhiều rủi ro hơn. Đây cũng có thể là chiến lƣợc sử dụng đòn bẩy của công ty nhằm cải thiện ROE trong mắt các nhà đầu tƣ, khuất lấp bớt sự giảm ROE do vòng quay tài sản giảm mạnh.