Công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh hiện nay ra sao?
Công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh hiện nay có những bất cập gì? Đâu là nguyên nhân của những bất cập này?
Cần có những giải pháp gì nhằm nâng cao việc hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
* Chọn mẫu.
Để có thông tin đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Bắc Ninh, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ những khách hàng đã được vay vốn tại chi nhánh.
Về mẫu điều tra khảo sát: Có rất nhiều phương pháp khác nhau nhằm xác định mẫu điều tra khảo sát. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo Slovin với công thức chọn mẫu như sau:
n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: N là tổng thể
e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.
Số lượng khách hàng được ngân hàng cho vay trong năm 2015 – 2017 là 3.660 người.
Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là:
N = 3.660/(1+ 4.682 x 0,052) = 150 mẫu.
Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 150 mẫu. Trong nghiên cứu tác giả lựa chọn 150 mẫu để nghiên cứu, đối tượng khảo sát là các khách hàng đã sử dụng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng.
Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp làm tài liệu nghiên cứu
- Thu thập các thông tin, số liệu như: Kết quả hoạt động kinh doanh (tổng dư nợ, tổng huy động vốn, tổng thu dịch vụ, chênh lệch thu chi…); Tình hình tăng trưởng dư nợ (theo thời gian, theo loại tiền tệ); Tổng dư nợ quá hạn (theo thời hạn vay, theo khả năng thu hồi); Tổng dư nợ xấu; Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ … trong thời gian ba năm (từ năm 2015 đến hết năm 2017).
- Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan như: các phòng ban nghiệp vụ tại ngân hàng như: Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng giao dịch; số liệu của các cơ quan ban ngành trong tỉnh như:
báo cáo tín dụng của Ngân hàng nhà nước, tình hình kinh tế xã hội hàng tháng của Cục thống kê, báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh… trong thời gian ba năm (từ năm 2015 đến hết năm 2017).
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập được chọn lọc, tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích. Các công cụ, kỹ thuật phân tích được xử lý trên Excel, kết hợp phương pháp mô tả để phản ảnh thực trạng công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh thông qua các số tuyệt đối, tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu, đồ thị và sơ đồ.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
* Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, kết hợp biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
* Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích số liệu qua ba năm 2015, 2016, 2017 để phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. Luận văn sẽ so sánh số liệu năm này với năm trước để có được nhận định về công tác quản lý nợ xấu.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu theo nhóm nợ
Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
- Nếu khách hàng trả chậm từ 1 đến 10 ngày sẽ bị tính phí phạt trễ hạn tùy theo quy định của các tổ chức tài chính, thông thường là 150% tiền lãi.
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý
- Nhóm này là những khách hàng có: Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn.
- Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ
- Là các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn - Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ và phân loại theo chi tiết nợ quá hạn - Tốc độ tăng (giảm) của nợ quá hạn
- Tốc độ tăng (giảm) của nợ đã được xử lý rủi ro - Hệ số nợ quá hạn
- Hệ số nợ quá hạn thực
- Hệ số nợ quá hạn theo từng cách phân loại cho vay
- Tốc độ gia tăng của nợ quá hạn so với tốc độ gia tăng của nợ đã xử lý rủi ro so với tốc độ tăng của Tổng dư nợ.
- Đánh giá số giảm miễn lãi trong kỳ
- Đánh giá tổn thất do rủi ro tín dụng trong kỳ
- Đánh giá lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá về quy trình nghiệp vụ
- Sự phù hợp với các quy định, quy trình nghiệp vụ với NH chủ quản - Sự chuẩn mực theo tiêu chuẩn ISO về chất lượng tín dụng
Kết luận chương 2
Chương 2 Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những nội dung liên quan đến các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu quản lý nợ xấu; đồng thời, đưa ra những hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về nợ xấu.
Kết quả giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài phụ thuộc trực tiếp vào các phương pháp nghiên cứu cụ thể được tổ chức và thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề nghiên cứu. Do đó, đòi hỏi người nghiên cứu cần tiếp cận đúng đắn với đối tượng, biết tìm, chọn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp, hiệu nghiệm.
Chương 3