Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.2. Tình hình nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh
3.2.1. Tổng dư nợ và nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự đa dạng của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, quyết định 297/1999/QĐ -NHNN5 và quyết định 488/2000/QĐ -NHNN5 về trích lập dự phòng rủi ro như hai chiếc áo quá chật và lỗi mốt. Để phù hợp với tình hình quản lý cũng như hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam, nhằm mục đích nâng cao an toàn trong hoạt động ngân hàng thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, quyết định 493/2005/QĐ - NHNN đã ra đời, thay đổi về chất việc đánh giá, phân loại nợ tiến gần hơn với chuẩn mực quốc tế. Vì thế luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu công
tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh từ khi có quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và sau này là thông tư 02/2013/TT - NHNN.
Dư nợ cho vay tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Ninh tăng trưởng cao và khá ổn định. Trong thời kỳ này BIDV Bắc Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực: tiếp thị, quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, định hướng đúng thị trường. Tuy quy mô dư nợ tăng nhanh nhưng trong thời gian này BIDV Bắc Ninh cũng khá thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với khoản vay. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.4: Tình hình nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh từ năm 2015 - 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1.Tổng dư nợ 1.300 1.765 2.440
2. Nợ xấu 124,8 53,2 19,5
Nợ dưới tiêu chuẩn 88,6 38,8 19
Nợ nghi ngờ 4,7 2,2 1,5
Nợ có khả năng mất vốn 31,5 12,2 0
3.Nợ xấu/ Tổng dư nợ 9,6% 3% 0,8%
4. Trích lập DPRR 33,09 11,96 3,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả xử lý nợ xấu của BIDV Bắc Ninh các năm 2015 - 2017) Do chủ động trong việc đánh giá phân loại nợ để có cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý chất lượng tín dụng, phòng ngừa nợ xấu, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2015 - 2017 có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu đến thời điểm 31/12/2015 là 9,6% tỷ lệ này giảm còn 3%
đến thời điểm 31/12/2016 và đến cuối năm 2017 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,8%. Trong giai đoạn này BIDV Bắc Ninh đã thực hiện được hàng loạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như theo dõi và quản lý chặt nợ
quá hạn phát sinh, các khoản nợ từ nhóm 2 trở lên để phòng ngừa nợ xấu tăng đột biến. Đối với các khoản nợ xấu phát sinh thì áp dụng các biện pháp xử lý và thu hồi nợ xấu.
Cùng với nỗ lực xử lý nợ xấu đến năm 2017 tỷ lệ nợ xấu của BIDV Bắc Ninh đã giảm ở mức 0,8%, hoàn thành cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.
Trong thời gian tới BIDV Bắc Ninh đẩy mạnh cho vay phát triển cơ sơ hạ tầng các khu công nghiệp, đầu tư vào các làng nghề truyền thống. Bên cạnh việc duy trì, cung cấp dịch vụ Ngân hàng bán buôn, BIDV Bắc Ninh còn chú trọng tới việc đẩy mạnh tới dịch vụ tín dụng bán lẻ đặc biệt là cho vay tiêu dùng thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ.
Năm 2015, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều chuyển biến xấu, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Kết quả theo dõi và đánh giá cho thấy, nợ xấu rất cao cả về số tuyệt đối và tương đối. Đây là giai đoạn nền kinh tế trong nước phải đối mặt với khó khăn và lạm phát, thị trường bất động sản đóng băng và thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng cộng với khủng hoảng tài chính lan rộng ra toàn cầu. Trong khi đó sự gia tăng lãi suất của các Ngân hàng đã dẫn tới việc khách hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất và trả nợ Ngân hàng.
Tại BIDV Bắc Ninh, trong thời gian này có nhiều khách hàng bị chuyển từ nhóm nợ tốt xuống nhóm nợ xấu. Nhưng đến những tháng cuối năm 2017, bằng các biện pháp hỗ trợ của nhà nước và Ngân hàng đã phát huy được tác dụng, nợ xấu được kiểm soát ổn định và giảm nhẹ trong những tháng cuối năm chủ yếu bằng biện pháp tập trung thu hồi nợ xấu.
Tuy nhiên, diễn biến kinh tế trong nước và thế giới trong thời gian tới còn hết sức phức tạp, đòi hỏi Ngân hàng cần phải có các biện pháp kiểm soát hợp lý để đảm bảo giảm thiểu nguy cơ phải chuyển nhóm nợ từ nhóm nợ tốt sang xấu, từ nợ nhóm thấp sang nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn.
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ nhỏ điều này có nghĩa tình trạng nợ xấu còn tồn tại nhưng cũng chưa thể khẳng định đây là một dấu hiệu tốt vì quy mô nợ xấu tăng do nhiều nguyên nhân khác.
BIDV Bắc Ninh, so với các ngân hàng khác trên địa bàn, công tác xử lý và quản lý nợ xấu được thực hiện khá tốt và có hiệu quả. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5: Tình hình nợ xấu một số ngân hàng trong tỉnh Bắc Ninh Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu BIDV Bắc Ninh
Công thương Bắc Ninh
Nông nghiệp Bắc Ninh
Ngoại thương Bắc Ninh
Toàn tỉnh Dư nợ
2015 1.330 2.111 4.724 2.356 28.297
2016 1.765 2.237 5.049 2.803 30.976
2017 2.440 2.328 5.446 3.373 39.496
Dư nợ xấu
2015 124,8 110 51 121 1.463
2016 53,2 89 181 103 955
2017 19,5 68 86 42 546
Tỷ lệ nợ xấu
2015 9,6 5,21 1,08 5,1 5,17
2016 3,0 3,98 3,58 3,67 3,08
2017 0,8 2,92 1,58 1,25 1,38
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Ninh) Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, dư nợ xấu của BIDV Bắc Ninh năm 2015 khá cao so với các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh. So với 3 Ngân hàng thương mại lớn (Công thương, Nông nghiệp, Ngoại thương) thì dư nợ xấu của BIDV Bắc Ninh cao nhất. Do đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác xử lý và quản lý nợ xấu, BIDV Bắc Ninh coi đây là công tác mũi nhọn, cần tập trung hàng đầu trong giai đoạn này. Bằng sự nỗ lực vượt bậc, dưới sự
lãnh đạo linh hoạt, sáng suốt của Ban lãnh đạo, BIDV Bắc Ninh đã tập trung phát huy tinh thần sáng tạo của cả tập thể CBCNV, đến năm 2016, dư nợ xấu của BIDV Bắc Ninh đã giảm rõ rệt, xuống còn 53,2 tỷ đồng thấp nhất trong 3 ngân hàng về mức an toàn cho phép với tỷ lệ nợ xấu là 3%. Đến năm 2017, dư nợ của BIDV đã bắt đầu có sự tăng trưởng về quy mô và chất lượng tín dụng cũng được cải thiện, dư nợ xấu còn không đáng kể, tỷ lệ nợ xấu còn 0,8% dưới mức an toàn của Ngân hàng nhà nước và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu bình quân trong tỉnh (0,58%).
Từ sự phân tích trên cho thấy BIDV Bắc Ninh có hướng đi đúng và đã thu được thành công đáng kể trong công tác xử lý và quản lý nợ xấu từng bước làm lành mạnh hoá hoạt động tín dụng, gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.
3.2.2. Dư nợ và nợ xấu theo kỳ hạn tại BIDV Bắc Ninh
Trái với nhịp tăng trưởng chung của dư nợ, tỷ trọng nợ xấu tại Ngân hàng BIDV Bắc Ninh có xu hướng giảm.
Bảng 3.6: Dư nợ và nợ xấu theo kỳ hạn tại BIDV Bắc Ninh từ 2015 - 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Số tiền Số tiền
Dư nợ cuối kỳ 1.300 1.765 2.440
Nợ xấu 124,8 53,2 19,5
Dư nợ ngắn hạn 851 1.200 1.810
Trong đó nợ xấu 68,23 31,78 13,4
Tỷ lệ nợ xấu (%) 8,02 2,65 0,74
Dư nợ trung, dài hạn 449 565 630
Trong đó nợ xấu 56,57 21,42 6,1
Tỷ lệ nợ xấu (%) 9,6 3,0 0,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả xử lý nợ xấu của BIDV Bắc Ninh các năm 2015 -2017)
- Đối với nợ ngắn hạn và nợ xấu
Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ (năm 2015 là 65,46%, năm 2016 tăng lên là 67,99%, đến năm 2017 tăng tới 74,18%).
Tình hình nợ xấu của dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm mạnh cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2015, nợ xấu của dư nợ ngắn hạn giảm xuống 68,23 tỷ đồng chiếm 8,02% dư nợ ngắn hạn. Bằng các biệp pháp quyết liệt quyết tâm giảm nợ xấu từ Trung ương đến Chi nhánh vào năm 2016, nợ xấu của dư nợ ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 31,78 tỷ đồng, chiếm 2,65% và năm 2017, nợ xấu tiếp tục giảm sâu xuống còn 13,4 tỷ đồng, chiếm 0,74%.
- Đối với dư nợ trung, dài hạn và nợ xấu
Dư nợ trung, dài hạn và nợ xấu của dư nợ trung, dài hạn cũng có sự biến động giữa các năm. Năm 2015 dư nợ trung hạn là 449 tỷ đồng và nợ xấu còn 56,57 tỷ đồng chiếm 12,6%/dư nợ trung, dài hạn. Dư nợ trung, dài hạn năm 2016 và 2017 có sự tăng nhẹ và nợ xấu tiếp tục giảm, không phát sinh nợ xấu cụ thể năm 2016 dư nợ trung, dài hạn tăng lên là 565 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 21,42 tỷ đồng chiếm 3,79%; năm 2017, dư nợ trung hạn tiếp tục tăng nhẹ với quy mô dư nợ là 630 tỷ đồng, nợ xấu còn 6,1 tỷ đồng, chiếm 0,97%.
Nhìn chung, việc cho vay ngắn hạn, đặc biệt cho vay hạn mức, giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát được luồng tiền của doanh nghiệp, và thuận lợi hơn trong việc phát hiện các rủi ro và rút vốn khỏi doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay ngắn hạn quá cao làm cho dư nợ tín dụng của ngân hàng không ổn định do phụ thuộc vào nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp theo mùa vụ, đặc biệt là vào các thời điểm cuối năm, cuối quý. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch tín dụng ngân hàng, gây áp lực lên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm khách hàng. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu của các khoản tín dụng phân theo kỳ hạn nhìn chung giảm đã thể hiện những chính sách đúng đắn trong quản lý rủi ro hoạt động tín dụng của BIDV Bắc Ninh.
3.2.3. Dư nợ và nợ xấu theo loại tiền tệ tại BIDV Bắc Ninh
Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng BIDV Bắc Ninh chủ yếu tập trung vào các khoản dư nợ bằng tiền VND, dự nợ bằng ngoại tệ quy đổi VND chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Số liệu về dư nợ và rủi ro tín dụng phân theo tiền tệ được thể hiện:
Bảng 3.7: Dư nợ và nợ xấu theo loại tiền tệ tại BIDV Bắc Ninh 2015 - 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Số tiền Số tiền
Dư nợ cuối kỳ 1.300 1.765 2.440
Nợ xấu 124,8 53,2 19,5
Dư nợ VND 1.270,9 1.754,6 2.143
Trong đó nợ xấu 95,7 47,9 19,5
Tỷ lệ nợ xấu (%) 7,53 2,73 0,91
Dư nợ ngoại tệ quy đổi VND 29,1 10,4 297
Trong đó nợ xấu 25,4 5,3 0
Tỷ lệ nợ xấu (%) 87,13 51,53 0
(Nguồn: Báo cáo kết quả xử lý nợ xấu của BIDV Bắc Ninh các năm 2015 -2017) Dư nợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh nhìn chung chủ yếu là dư nợ VND. Tỷ trọng dư nợ VND luôn chiếm trên 87%, đặc biệt năm 2015 và 2017 tỷ trọng dư nợ VND chiếm tới 97,76% và 99,41%.
- Đối với dư nợ và nợ xấu VND
Bảng số liệu cho thấy, dư nợ VND luôn chiếm một tỷ trọng cao, quy mô tăng trưởng nhẹ. Năm 2015 dư nợ VND là 1.270,9 tỷ đồng; năm 2016 và 2017 dư nợ VND tiếp tục tăng nhẹ là 1.754,6 tỷ đồng và 2.143 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ VND tương ứng các năm từ 2015 - 2017 là:
97,76%, 99,41% , và 87,83%.
Tình hình nợ xấu VND có sự biến động theo chiều hướng giảm dần.
Năm 2015 nợ xấu là 95,7 tỷ đồng, và chiếm 7,53%. Năm 2016, nợ xấu giảm
mạnh chỉ còn 47,9 tỷ đồng, chiếm 2,73% dư nợ VND. Năm 2017, nợ xấu giảm chỉ còn 19,5 tỷ đồng, chiếm 0,91%.
- Đối với dư nợ và nợ xấu ngoại tệ quy đổi VND
Sang năm 2015, theo chỉ đạo của BIDV Việt Nam, Chi nhánh thực hiện đề án Tái cấu trúc Chi nhánh. Nợ xấu của chi nhánh dần dần được xử lý rủi ro chuyển sang hạch toán ngoại bảng. Vậy nên, nợ xấu của dư nợ ngoại tệ quy đổi VND khá cao. Nợ xấu năm 2015 dư nợ xấu ngoại tệ quy đổi là 25,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao là 87,13% dư nợ ngoại tệ quy đổi. Năm 2016, nợ xấu chỉ còn 5,3 tỷ đồng, nhưng tỷ trọng vẫn chiếm tới 51,53%. Năm 2017 không phát sinh nợ xấu của dư nợ ngoại tệ quy đổi VND.