Các yếu tố thuộc về công nghệ và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ tới tính liên tục quá trình may công nghiệp (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Các số yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới tính liên tục của quá trình sản xuất trên dây chuyền

1.4.4. Các yếu tố thuộc về công nghệ và tổ chức sản xuất

Đối với ngành may công nghiệp, do sự đa dạng và phong phú về mặt hàng sản xuất, mỗi một mặt hàng khác nhau sẽ có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau, mỗi quy trình công nghệ lại tùy thuộc vào từng kiểu dáng và kết cấu sản phẩm có độ phức tạp hay đơn giản, khó hay dễ và có những đòi hỏi yêu cầu khác nhau về mặt kỹ thuật.

Do vậy, với dây chuyền may công nghiệp yếu tố công nghệ có tầm ảnh hưởng rất lớn tới tính liên tục của dây chuyền, năng suất và chất lượng sản phẩm.

1.4.4.1. Công nghệ sản xuất sản phẩm - Cấu trúc của sản phẩm

Đối với ngành may công nghiệp, do sự đa dạng và phong phú về mặt hàng sản xuất, mỗi mặt hàng lại có cấu trúc khác nhau, đường liên kết khác nhau đòi hỏi phải có công nghệ sản xuất khác nhau cho phù hợp. Nhưng trên thực tế, để đảm bảo cho khâu sản xuất trên dây chuyền được thuận lợi các doanh nghiệp nên lựa chọn cho mình mặt hàng có cấu trúc phù hợp với trình độ công nghệ sản xuất hiện có.

- Phương pháp gia công sản phẩm

Từ cấu trúc của từng mặt hàng là khác nhau nên sẽ có phương pháp gia công sản xuất là khác nhau, mỗi phương pháp gia công lại tùy thuộc vào từng kiểu dáng và kết cấu sản phẩm mà có độ phức tạp hay đơn giản, khó hay dễ và có những đòi hỏi yêu cầu khác nhau về mặt kỹ thuật.

- Quy trình công nghệ

Quá trình sản xuất trên dây chuyền may công nghiệp không có một quy trình công nghệ đã định sẵn, khi bắt đầu tiến hành sản xuất một mã hàng nào đó, chúng ta phải đi xây dựng một quy trình sản xuất mới cho mã hàng đó, do vậy với chuyền may công nghiệp, yếu tố công nghệ sản xuất có tầm ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thực hiện sản xuất theo dây chuyền.

Việc không thể áp dụng y nguyên một quy trình công nghệ có sẵn nào đó đã đòi hỏi chúng ta cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng một quy trình công nghệ mới, tùy thuộc vào từng mã hàng hay sản xuất, yếu tố công nghệ cần đáp ứng và đảm bảo cho một chuyền may tối ưu nhất, phù hợp nhất và cho hiệu suất sản xuất cao nhất.

Sản xuất dây chuyền dựa trên cơ sở một quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã được nghiên cứu một cách tỉ mỉ, phân chia thành nhiều bước công việc sắp xếp theo trình tự hợp lý và tối ưu nhất, với thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với nhịp độ sản xuất chung trên dây chuyền. Đặc điểm này là đặc điểm chủ yếu nhất của sản xuất dây chuyền, nó sẽ giúp cho dây chuyền hoạt động với tính liên tục cao nhất.

1.4.4.2. Tổ chức sản xuất

Như đã phân tích ở trên thì khi triển khai sản xuất ngoài việc phải chuẩn bị đầy đủ và đồng bộ về: BTP, lao động và thiết bị dụng cụ cữ, gá thì phải tiến hành tổ chức sản xuất theo dây chuyền. Nghĩa là phải bố trí sắp xếp thiết bị và lao động thành dây chuyền sản xuất theo quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã định sẵnxây dựng. Vì vậy dây chuyền là nơi diễn ra tập trung tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất bao gồm: con người, trang thiết bị máy móc và nguyên vật liệu ...

Hiệu quả sản xuất của dây chuyền phản ánh trình độ sản xuất, văn hoá và nghiệp vụ của doanh nghiệp nên trong vấn đề “tính toán tổ chức dây chuyền” gồm các yếu tố:

- Con người (Công nhân): phụ thuộc vào tay nghề, kỹ năng, ý thức, tinh thần làm việc, tâm lý …

- Thiết bị, dụng cụ cữ gá: phụ thuộc vào sự đồng bộ, phù hợp với chủng loại sản phẩm, chuẩn bị thiết bị dự trữ…

- Phương tiện vận chuyển BTP: phụ thuộc vào mã hàng sản xuất và việc trang bị của từng doanh nghiệp.

- Tính toán thiết kế dây chuyền: phụ thuộc vào yêu cầu sản xuất và điều kiện thực tế của dây chuyền [1].

Ngoài ra, còn hai yếu tố rất quan trọng đó là:

* Cách thức tổ chức sắp xếp dây chuyền

Khi tổ chức dây chuyền phải đảm bảo phù hợp yêu cầu công nghệ, phù hợp tính năng sử dụng và đầy đủ chính xác. Trang bị thiết bị, dụng cụ và phương tiện phải phù hợp yêu cầu tâm sinh lý của người lao động, đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất trong dây chuyền. Vì vậy cần phải tổ chức sắp xếp dây chuyền may công nghiệp theo nguyên tắc sau:

- Sắp xếp nơi làm việc phải theo yêu cầu diễn biến của quá trình công nghệ.

- Hạn chế tối đa bán thành phẩm bị quay trở lại.

- Đường di chuyển của bán thành phẩm trên chuyền phải là ngắn nhất.

- Không nên bố trí cố định máy móc thiết bị mà cần linh hoạt để dễ thay đổi theo từng mã hàng.

- Tuỳ theo từng loại mặt hàng cần sản xuất mà bố trí khoảng cách giữa máy với máy và giữa máy với tường để đảm bảo thuận lợi trong quá trình vận chuyển và kiểm tra tại từng vị trí làm việc của công nhân.

- Tiết kiệm diện tích nhà xưởng.

- Bố trí nơi làm việc phải tuân thủ nguyên tắc kinh tế của sự vận động cơ thể, hạn chế tối đa những động tác thừa, di chuyển vô ích.

- Nơi phục vụ làm việc đảm bảo cung ứng dụng cụ, nguyên vật liệu, bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị… nhằm tạo điều kiện tối đa cho người công nhân đạt năng

suất cao nhất đảm bảo được tính liên tục của dây chuyền (70% thời gian lãng phí trong một ca làm việc là do khâu phục vụ nơi làm việc không tốt).

* Đường đi của bán thành phẩm (BTP)

Từng kiểu dáng và kết cấu của sản phẩm có quá trình công nghệ sản xuất khác nhau, nó phụ thuộc vào độ phức tạp hay đơn giản, khó hay dễ và có những đòi hỏi yêu cầu khác nhau về mặt kỹ thuật. Do vậy đường đi của BTP đối với từng mã hàng là khác nhau. Ví dụ: áo Sơmi, quần Âu, áo Jacket…Trong quá trình bố trí mặt bằng dây chuyền cần chú ý đến đường đi của BTP là ngắn nhất, vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính liên tục của dây chuyền sản xuất. Từng nơi làm việc trong dây chuyền sản xuất được nghiên cứu rất kỹ lưỡng để đạt trình độ chuyên môn hóa cao. Ở đó thường được trang bị bởi các máy móc thiết bị, dụng cụ chuyên dùng và được đặt một chế độ làm việc hợp lý nhất để có thể thực hiện công việc liên tục với hiệu quả cao. Để thực hiện các bước công việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lý, các nơi làm việc chuyên môn hóa trong sản xuất dây chuyền sẽ được bố trí theo nguyên tắc đối tượng, tạo thành đường dây chuyền phản ảnh trình tự lắp ráp sản phẩm. Điều này, tạo ra khả năng bố trí sản xuất hợp lý để có được dòng dịch chuyển định hướng của đối tượng với đường đi ngắn nhất.

Trên thực tế, một dây chuyền may thường sản xuất nhiều mã hàng khác nhau, nhưng khi thiết kế dây chuyền lại thiết kế cho một mặt hàng truyền thống nên khi chuyển sang sản xuất loại mã hàng khác thường gặp những vấn đề không thích hợp dẫn đến sụt giảm về năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì khi sản xuất một mã hàng mới cán bộ chuyền chỉ thay đổi một số thiết bị ở vị trí đặc biệt mà không sắp xếp lại toàn bộ dây chuyền; mặt khác cán bộ chuyền không muốn xáo trộn, ngại thay đổi nên vẫn giữ nguyên theo cách tổ chức của mặt hàng truyền thống dẫn đến bất cập:

- Kết cấu của các sản phẩm khác nhau nên đường đi của bán thành phẩm so với trật tự cũ của các loại thiết bị không còn thích hợp nữa.

- Các chi tiết của các sản phẩm khác nhau về tính chất và phương pháp gia công nên công việc của công nhân hoặc đường đi của BTP bị gián đoạn, BTP bị

quay trở lại. Làm cho đường đi của BTP không ngắn nhất, tính linh hoạt của dây chuyền không cao dẫn đến tính liên tục quá trình may công nghiệp không cao, năng suất và chất lượng của dây chuyền thấp.

Vì vậy, vấn đề “tính toán tổ chức dây chuyền”, trong đó đặc biệt là hai yếu tố: Cách cách thức tổ chức dây chuyền và Đường đường đi của BTP có ảnh hưởng rất lớn tới tính liên tục của dây chuyền sản xuất, là các yếu tố quyết định năng suất và hiệu quả sản xuất của dây chuyền may công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ tới tính liên tục quá trình may công nghiệp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)