Kinh nghiệm nâng cao sử dụng vốn đầu tƣ Dự án Nhà ở sinh viên trên Thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư dự án nhà ở sinh viên tại tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 43)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Kinh nghiệm nâng cao sử dụng vốn đầu tƣ Dự án Nhà ở sinh viên trên Thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Dự án Nhà ở sinh viên ở một số nước trên Thế giới

Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển cho thấy vai trò hết sức quan trọng của Nhà nước trong việc giải quyết nhà ở cho sinh viên học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp.

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà liên bang Đức

Năm 2006, Đại học Kỹ thuật Munich ở Đức thử nghiệm mô hình ký túc xá

“xanh” có tên O2 đặc điểm gọn nhẹ và giảm thiểu sử dụng năng lƣợng. Đây là dự án do Giáo sƣ Richard Horden và các đồng nghiệp tại Đại học Kỹ thuật Munich kết hợp với các công ty kiến trúc nhƣ Horden Cherry Lee (trụ sở London) và Hack Hopfner Architekten (Munich) thực hiện. Dù khối lập phương này mỗi cạnh chỉ dài 2,65m nhƣng bên trong phòng có liên kết internet băng thông rộng, màn hình plasma và nhà bếp, thiết bị phòng tắm. Mục đích thử nghiệm của “làng” là chọn 6 sinh viên đến ở đó cùng giáo sƣ Horden trong kỳ hạn 6 tháng, kết quả các sinh viên đều yêu cầu gia hạn thời gian để lưu trú cho cả năm học.

Mang tính thực tế hơn một chút có lẽ là mô hình nhà container cho sinh viên ở Pháp. Tháng 8-2010, 99 sinh viên ở Le Havre, vùng thƣợng Normandy đã đƣợc giao chìa khóa căn hộ là nhà cho thuê giá rẻ đƣợc tái chế từ container. Khu làng sinh viên “Cité A Docks” này vừa đáp ứng tình trạng thiếu nhà ở cho sinh viên, vừa tạo cho thế hệ trẻ một môi trường học tập bình thường mà thú vị. Được xây dựng với tiêu chuẩn về sinh thái và môi trường, phần thiết kế trong mỗi căn hộ hợp lý với những thiết bị cơ bản. Các kiến trúc sƣ tham gia công trình nói dự án nhằm mục đích tạo cho sinh viên một không gian sống mới hiện đại và khác với ký túc xá truyền thống.

1.2.1.2 - Kinh nghiệm ở Hà Lan

Thực ra, ý tưởng làm nhà ở container cho sinh viên bắt nguồn từ đất nước Hà Lan. “Quê hương” của những container biến thành nhà ở này chính là Ketwoonen, gần Amsterdam. Năm 2006, vùng đất này bỗng trở nên nổi tiếng khi cho ra đời 1.000 căn hộ cải tạo từ container dành cho sinh viên. Hiện DeKey, một công ty chuyên cho sinh viên thuê nhà ở Amsterdam còn đang chờ đƣợc giao “hàng” là

“thành phố container” Ketwoonen hoàn thành năm 2012, khi đó “thành phố” có cả sân bóng, siêu thị và quán cà phê. Những ích lợi về tài chính là điều hiển nhiên.

Theo Van Der Pol, mỗi tháng sinh viên này mất 430 euro thuê nhà, nhƣng đƣợc thành phố tài trợ 130 euro. Nhƣ vậy 300 euro cho một căn hộ container 27m, có cả ban công và internet miễn phí là giá quá rẻ so với việc thuê bất kỳ căn hộ nào cùng diện tích ở Amsterdam.

Cũng vẫn ở Hà Lan, trong khoảng 10 năm trở lại đây đã tồn tại một mô hình nhà sinh viên độc đáo và hiệu quả khác - không gian hộp. Chắc bạn đã từng nghe nói đến những khách sạn kiểu “viên nang” của Nhật Bản trong đó mỗi khách du lịch đến đây có thể thuê chỗ ngủ hạn chế trong không gian 2mx1m x 1,25m. Không gian

hộp cho sinh viên ở Hà Lan rộng hơn thế, tiện nghi hơn, thậm chí còn thu hút du khách bởi chúng đƣợc sơn bề ngoài bằng màu cam, xanh lá cây, vàng bắt mắt.

Năm 2002, nhu cầu xây nhà ở cho sinh viên Hà Lan trở thành vấn đề cấp bách vì giá thành xây dựng tăng cao khiến cho các dự án bị đình trệ. Thời điểm đó, thành phố Utrecht ở miền Trung Hà Lan, 7.000 sinh viên đăng ký một phòng, trung bình phải đợi 2 năm rưỡi mới có phòng ở, tương tự là Amsterdam, 7.000 người phải chờ 4 năm mới có phòng. Lúc đó, nhiều trường đại học và học viện đã chọn giải pháp không gian hộp. Tháng 3-2004, 123 chiếc hộp căn hộ đầu tiên đƣợc lắp đặt tại Đại học Kỹ thuật Delft. Đến nay, Đại học Utrecht vẫn duy trì hơn 300 căn hộ trong khuôn viên trường, mỗi căn hộ có bếp, nhà tắm, giường ngủ, tủ quần áo riêng.

Phòng giặt đồ cùng một số sinh hoạt khác là chung. Nghe nói các hộp này khi đó đƣợc làm bằng composite chất lƣợng cao, vật liệu hiện giờ đƣợc sử dụng trong hàng không và công nghệ vũ trụ.

1.2.2. Kinh nghiệm đầu tư và sử dụng vốn đầu tư Dự án Nhà ở sinh viên ở Việt Nam Dự án Quốc gia - Hà Nội 05 xây dựng các khu Ký túc xá sinh viên tại Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Tây) do Trung tâm Nội trú Sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội làm chủ đầu tƣ là một dự án lớn trong số 13 dự án thành phần của Đại học Quốc gia Hà Nội. Với quy mô 1.000 ha của tổng thể, các Ký túc xá sinh viên có diện tích 82,6 ha đƣợc phân thành 5 khu riêng biệt. Các ký túc xá đƣợc quy hoạch nằm cạnh các trường thành viên để tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên. Về diện tích các ký túc xá, khu nhỏ nhất là 11 ha, khu lớn nhất lên tới 20,8 ha. Tương ứng mỗi ký túc xá sẽ có sức chứa từ 5.500 đến 10.200 sinh viên. Cả 5 khu ký túc xá sau khi xây dựng xong sẽ có 41.000 chỗ ở.

Với Dự án Quốc gia-Hà Nội 05 thực sự là một nhiệm vụ to lớn, nặng nề đối với Trung tâm Nội trú Sinh viên - ĐHQGHN, chủ dự án. Để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao Ban quản lý dự án thành phần QG-HN 05 trực thuộc Trung tâm Nội trú Sinh viên đã đƣợc thành lập với mục đích thay mặt chủ đầu tƣ quản lý toàn bộ các quy trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật từ khâu chuẩn bị đầu tƣ... đến đƣa dự án vào khai thác sử dụng.

Với phương châm chỉ đạo các khu ký túc xá sinh viên phải được xây dựng hiện đại có tính nhân văn cao, mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Các khu nhà ở và

các công trình phụ trợ phải phục vụ tốt nhất cho việc học tập, ăn ở, sinh hoạt của sinh viên, không những phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại mà còn có thể đáp ứng đƣợc với nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của học sinh, sinh viên trong những năm tới. Định hướng cơ bản của việc thực hiện quy hoạch, thiết kế kiến trúc của dự án là:

+ Quy hoạch kiến trúc phải hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, tận dụng tối đa những yếu tố thiên nhiên có lợi như hướng gió, ánh sáng đồng thời hạn chế được các yếu tố bất lợi nhƣ chống nắng nóng về mùa hè, lụt lội về mùa mƣa. Các ký túc xá đều phải có khu cây xanh, vườn hoa kết hợp với các sân chơi thể thao. Quỹ đất dự trữ trung bình chiếm khoảng 20 - 25% diện tích của mỗi khu ký túc xá. Hầu hết các công trình nhà ở sinh viên cao 5 tầng đƣợc cấu trúc có hành lang bên tạo độ thông thoáng và ánh sáng cho các phòng ở. Điểm nhấn kiến trúc cho mỗi khu ký túc xá là có từ 1 đến 2 khối nhà ở cao 9 - 12 tầng ở các vị trí phù hợp.

Một vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm trong khâu quy hoạch là bố trí khu vực dịch vụ - phục vụ nhƣ: phục vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí, để xe... cho sinh viên và cán bộ, công nhân viên của Trung tâm Nội trú Sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là một trong những vấn đề tốn khá nhiều thời gian để tìm ra các phương án tối ưu nhất. Mục tiêu trước tiên là phải phục vụ thuận lợi cho học tập và sinh hoạt của sinh viên và giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường. Các công trình này phải tạo ra đƣợc một không gian kiến trúc đẹp và thống nhất mang lại những cảm quan kiến trúc tự nhiên, hài hòa, sinh động nhƣng mặt khác phải tiết kiệm đƣợc diện tích đất xây dựng. Bên cạnh những nhóm nhà ở 5 tầng và cao tầng còn có những khu nhà ở dạng biệt thự từ 2 -3 tầng dành cho các hệ đào tạo đặc biệt và sinh viên nước ngoài.

Trên mô hình tổng thể, mỗi ký túc xá sẽ là một quần thể kiến trúc sinh động, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Những nhóm nhà ở 5 tầng kết hợp với những khối nhà ở cao tầng, khối các biệt thự 2 - 3 tầng, khối các nhà ăn, câu lạc bộ khu dịch vụ công cộng 2 tầng, giữa các khu nhà là các khu cây xanh, thể thao, hồ nước tự nhiên, nhân tạo... kết hợp với các tiểu cảnh kiến trúc.

+ Theo quy hoạch chung mỗi khu vực của một dự án, các khối nhà sẽ không xây dựng tường rào cứng bao quanh. Điều này liên quan đến công tác quản lý và bảo

vệ của mỗi khu ký túc xá nói chung cũng nhƣ mỗi nhóm nhà ở hoặc nhà ở độc lập nói riêng. Thời gian trước mắt khi điều kiện an ninh trật tự... chưa đảm bảo có thể sử dụng hệ thống bảo vệ trực tiếp tại từng công trình cụ thể bằng hoa sắt, cổng sắt... Đây cũng là bài toán cần có lời giải mang tính tổng thể về công tác quản lý và phục vụ học sinh, sinh viên trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề này, Ban quản lý dự án kiến nghị sử dụng mô hình quản lý, bảo vệ mang tính “bán mở” hoặc “mở” không đóng kín nhƣ các khu nhà ở ký túc xá của Trung tâm Nội trú Sinh viên hiện tại.

+ Khu nhà ở sinh viên đảm bảo sự phong phú, sinh động nhƣng thống nhất, đồng bộ về hình thái kiến trúc đồng thời đáp ứng một cách đa dạng về nhu cầu cũng nhƣ tiêu chuẩn sử dụng. Đại bộ phận các nhà ở sinh viên là nhà 5 tầng đƣợc quy hoạch tổ hợp theo từng nhóm. Theo quy hoạch chi tiết và các giải pháp thiết kế cơ sở đang được tiến hành trước mắt có khoảng 80% tổng số sinh viên được ở trong các phòng tiêu chuẩn cao khép kín từ 4 đến 6 sinh viên/phòng. Mỗi sinh viên đƣợc sử dụng riêng biệt một “đơn vị giường ngủ” độc lập với tầng trên để ngủ, phần dưới bố trí tủ, bàn ghế học tập cho chính sinh viên đó. Phương án này tạo ra một phương thức sống, học tập khoa học, hợp vệ sinh, ít ảnh hưởng lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập của các thành viên sống trong cùng 1 phòng. Sinh viên sẽ không phải ngồi học trên giường mà có bàn ghế học tập riêng và có thể sử dụng các trang thiết bị học tập hiện đại như máy vi tính cá nhân… Trước mắt do điều kiện kinh tế của dự án nên vẫn còn khoảng 19% tổng số sinh viên được bố trí trong các phòng ở 8 người và sử dụng giường tầng thông thường giống như hầu hết các khu nhà ở sinh viên hiện nay ở Trung tâm Nội trú sinh viên - ĐHQGHN cũng như ở các nơi khác. Trong tương lai, khi điều kiện cho phép phòng ở 8 sinh viên có thể chuyển thành phòng ở 4 - 6 sinh viên một cách thuận lợi. Ngoài ra khoảng 1% trên tổng số sinh viên tuỳ theo nhu cầu cụ thể đƣợc bố trí ở trong các căn hộ khép kín có từ 1 - 3 phòng phục vụ cho 1 sinh viên có thể ở cùng với gia đình, con cái.

+ Về trang thiết bị kỹ thuật và tiện nghi công trình, mỗi phòng ở sinh viên đƣợc trang bị khu vệ sinh riêng biệt, khép kín bao gồm từ 1 - 2 nhà WC, 1- 2 chậu rửa, 1 khu tắm giặt, 1 ban công hay lôgia phơi quần áo. Dự kiến mỗi phòng đều có lắp đặt hệ thống điện thoại, cáp truyền hình, mạng Internet... phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể. Trước mắt trong các phòng được bố trí quạt trần hoặc treo

tường nhưng hệ thống đường điện trong mỗi phòng sẽ được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điều hòa không khí, bình nước nóng... tuỳ theo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như trong tương lai.

+ Về hệ thống các công trình dịch vụ - phục vụ:

Hệ thống nhà ăn 2 tầng nằm riêng biệt hoặc liên kết với các khu nhà cao tầng thành một tổng thể thống nhất. Các nhà ăn đƣợc thiết kế hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao, hợp vệ sinh môi trường và cơ bản là đáp ứng được nhu cầu ăn uống đa dạng, phong phú của sinh viên. Mỗi khu ký túc xá có từ 3 đến 5 nhà ăn. Mỗi nhà ăn có thể phục vụ từ 1.500 đến 3.000 sinh viên ăn theo từ 3 đến 4 ca. Phương thức ăn của sinh viên chủ yếu theo hình thức tự chọn. Việc thiết kế phòng ăn cũng nhƣ các khu vực phục vụ nhƣ kho tàng, gia công, bếp nấu, khu soạn đƣợc thiết kế nhằm đảm bảo phục vụ sinh viên một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất, giảm thời gian xếp hàng mua thức ăn của sinh viên vào những giờ cao điểm.

Nhà văn hóa, câu lạc bộ và khu dịch vụ đƣợc đặt tại trung tâm của mỗi khu ký túc xá là các công trình 2 tầng được thiết kế theo hướng “mở” hài hòa với cảnh quan xanh tươi, uyển chuyển, sinh động của thiên nhiên hiện có. Trong mỗi Nhà văn hóa - câu lạc bộ đều có một phòng đa năng có sức chứa 150 - 200 người. Các phòng này đƣợc dùng vào rất nhiều mục đích khác nhau nhƣ hội nghị, hội thảo, liên hoan, biểu diễn văn nghệ. Ngoài phòng đa năng, tuỳ theo số lƣợng và đặc điểm của sinh viên mỗi trường các nhà văn hóa - câu lạc bộ còn được bố trí một số phòng quy mô nhỏ phục vụ học tập ngoại khóa, đọc sách, tập thể thao, thể hình, bóng bàn... và các câu lạc bộ sở thích.

Để có được những định hướng đúng đắn trên là một quá trình phấn đấu gian khổ của cả một tập thể cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung. Bằng rất nhiều các chuyến đi thăm quan, học hỏi rút kinh nghiệm từ các mô hình quản lý trong cả nước, nghiên cứu và dự báo các nhu cầu của học sinh, sinh viên từ các hoạt động thực tế của đơn vị. Trung tâm Nội trú Sinh viên mới của Đại học Quốc gia Hà Nội với 5 khu ký túc xá - 5 thành phố sinh viên xinh đẹp mang tính hiện đại và nhân văn cao đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu học tập, ăn ở, sinh hoạt, vui chơi giải trí của sinh viên .

1.2.3 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư Dự án nhà ở sinh viên trên thế giới và ở Việt Nam

Qua nghiên cứu, ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về việc sử dụng vốn nhà ở sinh viên nhƣ sau:

Thứ nhất, hình thức tham gia đầu tư của Nhà nước nếu có thể chuyển được từ cấp phát không thu hồi trực tiếp sang các hình thức khác nhƣ cho vay, hỗ trợ một phần... thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, các nước đều đã chuyển sang hình thức này.

Thứ hai, các nước đều đề cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư là người chủ dự án có đủ trình độ chuyên môn, có tài sản bảo đảm, chịu trách nhiệm và được hưởng từ kết quả đầu tư.

Thứ ba, khâu chuẩn bị đầu tƣ, đặc biệt là thiết kế và dự toán công trình phải đầy đủ trước khi khởi công xây dựng.

Thứ tư, việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước được công khai rõ ràng và kịp thời.

Thứ năm, hoạt động đầu tư của các nước đều được quản lý bằng luật. Các điều khoản cụ thể, chi tiết đều đƣợc đƣa vào luật.

Kết luận Chương 1

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, không chỉ là vấn đề quan tâm của từng doanh nghiệp, ngành, địa phương mà cả của các nhà nghiên cứu và của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trước khi nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Dự án Nhà ở sinh viên tại tỉnh Thái Nguyên, phải xem xét các khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Sau khi trình bày một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, nội dung của chương 1 cũng đưa ra các nguyên tắc chủ yếu xác định và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Cũng trong chương này, tác giả đã trình bày 3 mô hình đánh giá tác động của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế. Đó là mô hình Harrod -Domar, hàm sản xuất Cobb - Douglas và mô hình tăng trưởng kinh tế R.Solow. Nhiều quốc gia đã áp dụng những mô hình trên để thấy rõ mối quan hệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư dự án nhà ở sinh viên tại tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)