Biểu 4.2: Phối cảnh Khu Đô thị sinh viên
4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ Dự án nhà
4.3.1. Nhóm các giải pháp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản
Để các dự án đầu tƣ xây dựng nhà ở sinh viên đƣợc triển khai nhanh hơn, nguồn vốn đƣợc nhanh chóng đƣa vào thực hiện góp ích đời sống của học sinh sinh viên, UBND tỉnh Thái Nguyên cần điều chỉnh một số nội dung sau:
4.3.1.1. Giải pháp về thể chế chính sách pháp luật
Theo kết quả điều tra của Phòng Quản lý đô thị thành phố Thái Nguyên tính đến ngày 30/5/2011, tại 19 phường và 9 xã thuộc thành phố Thái Nguyên:Nhà ở do nhân dân, đơn vị tự xây để cho học sinh, sinh viên, người lao động thuê với tổng số phòng:
28.385 phòng; diện tích bình quân trên một người: 9m2/người, trong đó 594 nhà kiên cố và 4.156 nhà bán kiên cố đã giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho 56.778 người.
Qua số liệu trên cho thấy: Việc nghiên cứu ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà ở cho sinh viên gặp khó khăn về chỗ ở cần tạo đƣợc sự thống nhất về nhận thức và hành động, sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân; chỉ tiêu phát triển nhà ở cho sinh viên phải đƣợc xác định là một trong những chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và từng thời kỳ của địa phương.
Cần hoàn thiện chính sách pháp luật về nhà ở và các lĩnh vực liên quan phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước trực tiếp tham gia, đóng vai trò định hướng, thực hiện hỗ trợ, điều tiết đồng thời huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở.
Việc phát triển nhà ở sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thực hiện theo hướng ngoài việc Nhà nước trực tiếp đầu tư từ ngân sách để xây dựng mới và cải tạo lại các ký túc xá hiện có thì Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê thông qua cơ chế tạo điều kiện ƣu đãi về giao đất, cho thuê đất, giảm thuế, miễn tiền sử dụng đất, cho vay ƣu đãi.
Về thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp: Quy định giảm thuế suất đối với các dự án nhà ở xây dựng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
4.3.1.2. Các giải pháp về quy hoạch
Công tác quy hoạch đƣợc xác định có vị trí cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự phát triển và bộ mặt của tỉnh trong tương lai. Nhưng thực tế hiện nay, một số quy hoạch không đƣợc thực hiện đúng nhƣ các nội dung đã đƣợc phê duyệt, điển hình là quy hoạch xây dựng, quy hoạch kết cấu hạ tầng, làm ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Nên công tác quy hoạch nhất thiết phải đi trước một bước, đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả cao; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái;phát triển nhà ở phải tuân thủ theo quy hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật.
Từ quy hoạch đƣợc phê duyệt là căn cứ để lập các dự án đầu tƣ xây dựng nhà ở, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu đô thị sinh viên và cụm nhà ở học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn.
4.3.1.3. Giải pháp trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế-dự toán Hiện nay, trong quá trình thi công, thực tế phát sinh rất nhiều việc phải sửa đổi thiết kế và quy mô dự án, chủ đầu tƣ phải báo cáo cấp quyết định đầu tƣ. Việc này mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của dự án. Vì vậy, nên xem xét để có thể giao cho chủ đầu tƣ thống nhất với đơn vị thiết kế để quyết định việc sửa đổi thiết kế và dự toán phát sinh trong quá trình thi công với nguyên tắc không đƣợc trái với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã đƣợc duyệt.
- Cần qui định rõ trách nhiệm lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán.
Để ràng buộc trách nhiệm đối với tổ chức thiết kế, trong hợp đồng giao nhận thầu thiết kế chủ đầu tƣ phải xác định rõ tổ chức thiết kế chỉ đƣợc thanh toán đủ theo hợp đồng khi thiết kế dự toán đã đƣợc thẩm định mà không có sai sót gì, nếu có sai sót thì đơn vị thiết kế phải bị phạt hợp đồng tuỳ theo mức độ; thực hiện cơ chế bảo hành sản phẩm thiết kế, sản phẩm thiết kế sau khi nghiệm thu chỉ đƣợc thanh toán tối đa là 90% giá trị hợp đồng, chủ đầu tƣ giữ lại 10% để bảo hành cho đến khi
nghiệm thu công trình, mà thiết kế không có sai sót, không có khối lƣợng phát sinh do sai về thiết kế. Tổ chức thẩm định thiết kế dự toán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của thiết kế dự toán mà mình đã thẩm định. Trường hợp các cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện thiết kế đã đƣợc thẩm định mà vẫn còn sai sót, thì tổ chức thẩm định phải bồi thường thiệt hại do thẩm định sai gây ra. Trường hợp tổ chức thiết kế, tổ chức thẩm định thiết kế đã có ý kiến nhƣng chủ đầu tƣ không thực hiện ý kiến đó thì chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm khi có sai phạm.
Trong mọi trường hợp sai phạm về thiết kế, dự toán đều phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và mức độ bồi thường thiệt hại đối với từng cá nhân.
- Xây dựng và ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá dự toán một cách khoa học, sát với thực tế.
Hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dự toán hiện nay của chúng ta vẫn còn thiếu nhiều và lạc hậu, bất hợp lý, không phù hợp với thực tế gây nhiều khó khăn trong thiết kế và quản lý chi phí đầu tƣ. Chính vì vậy, Bộ xây dựng cần xúc tiến nghiên cứu, ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá dự toán phù hợp với thực tế hiện nay.
4.3.1.4. Giải pháp nâng cao tính minh bạch của Nhà ở sinh viên
Yêu cầu thông báo công khai thông tin và lấy ý kiến góp ý của người dân có liên quan trong tất cả quá trình triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở (kêu gọi đầu tƣ, lựa chọn nhà thầu; lập, phê duyệt quy hoạch và dự án; đầu tƣ xây dựng; giao dịch nhà ở và quản lý sử dụng) trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, website) và tại các trụ sở cơ quan Nhà nước để người dân dễ tiếp cận, kiểm tra, giám sát.
4.3.1.5. Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán Để đảm bảo cho họat động đầu tƣ chung và từng dự án cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế- xã hội và tiến hành đúng khuôn khổ pháp luật, chính sách nhà nước. Đồng thời giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tƣ, tiến độ thực hiện đầu tƣ và những tồn tại, khó khăn trong quá trình đầu tƣ để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực làm thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện đầu tƣ.
- Thanh tra, kiểm tra phải kết hợp chặt chẽ với giám sát, đánh giá đầu tƣ, tiến hành từ khâu xem xét lại quyết định đầu tƣ có phù hợp với chiến lƣợc và kế hoạch đầu tƣ; đến khâu thực hiện và khai thác dự án có đúng trình tự thủ tục theo quy định. Từ đó đƣa ra kết luận và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Thanh tra, kiểm tra trong đầu tƣ xây dựng cần kết hợp với việc phổ biến giải thích pháp luật, để ngăn ngừa những hành vi vi phạm. Đồng thời phát hiện những sơ hở trong các văn bản pháp luật về đầu tƣ xây dựng để kiến nghị với cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, thay thế bằng văn bản mới cho phù hợp, phục vụ cho việc quản lý đầu tƣ xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ.
Tuỳ tình hình cụ thể của dự án đầu tƣ có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình đầu tƣ và xây dựng.
Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về tình hình thực hiện đầu tƣ tại các đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
4.3.1.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công tác thanh toán vốn đầu tư
Thanh toán vốn đầu tƣ có vị trí rất quan trọng trong hoạt động đầu tƣ. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc giải ngân vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao, sớm đƣa công trình vào khai thác sử dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến các quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô.
Nhƣ phần đánh giá thực trạng tình hình, việc thanh toán vốn đầu tƣ không riêng tỉnh Thái Nguyên mà phạm vi trên toàn quốc đều chậm. Nhà nước cần ban hành kế hoạch giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo giai đoạn, không phải từng năm như hiện nay. Điều này sẽ tăng thêm tính chủ động cho các địa phương trong việc điều chuyển nguồn vốn cho các dự án.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư trong việc thực hiện và thanh toán vốn đầu tƣ cho các Dự án nhà ở sinh viên theo kế hoạch năm, tránh tình trạng công trình đã có khối lƣợng thực hiện nhƣng Chủ đầu tƣ và đơn vị thi công không hoàn tất thủ tục để thanh toán dẫn đến tình trạng vốn chờ công trình, ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung thanh toán vào những tháng cuối năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Kiến nghị với Bộ Tài chính chấm dứt việc cho phép kéo dài thời hạn thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản sang những tháng đầu năm sau, đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng ứ đọng vốn ở cơ quan thanh toán do tâm lý ỷ lại ở các Chủ đầu tƣ chờ quy định của Bộ Tài chính cho phép kéo dài thời hạn thanh toán vào cuối năm nhƣ mọi năm.
Quy định rõ trách nhiệm của người thanh toán, người đề nghị thanh toán.
Người đề nghị thanh toán cố tình khai tăng giá trị nếu bị phát hiện gian lận thì ngoài việc cắt giảm phần tăng không đúng còn bị phạt bằng số tiền khai tăng (kể cả trường hợp chưa thanh toán). Người thanh toán trước khi thanh toán nếu phát hiện gian lận có quyền xử phạt và được hưởng 50% số tiền phạt thu được. Nếu có gian lận ngay trên hồ sơ đề nghị thanh toán, ngoài trách nhiệm phải thu hồi, còn bị phạt cảnh cáo, cách chức, buộc htôi việc, truy tố trách nhiệm hình sự... đƣợc quy định cụ thể theo số tiền gian lận. Trong trường hợp này, người đề nghị thanh toán vẫn phải nộp lại số tiền đƣợc thanh toán không đúng và cả số tiền phạt bằng số tiền thanh toán tăng không đúng.
4.3.1.7. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên
Cán bộ trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng nói chung và cán bộ quản lý vốn đầu tƣ xây dựng nói riêng luôn là nhân tố quan trọng trong hoạt động đầu tƣ phát triển.
Cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng hiện nay đặt ra yêu cầu rất cao đối với cán bộ làm công tác quản lý vốn. Có nhƣ vậy cán bộ quản lý vốn đầu tƣ mới giúp cho Nhà nước đầu tư đúng mục đích, đạt hiệu quả, mới phát hiện được những sơ hở của cơ chế chính sách, những vi phạm của các đối tƣợng quản lý nhằm chống thất thoát nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ.
Chất lƣợng công trình là nội dung cốt lõi của hiệu quả công trình nói riêng và hiệu quả của đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung. Để quản lý chất lƣợng công trình, không ai khác đó chính là bộ máy tổ chức và từng con người cụ thể của bộ máy đó.
Có thể nói, cán bộ quản lý là nhân tố quyết định rất lớn trong công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản, nếu cán bộ quản lý các cấp:
Không tính hết yếu tố đầu vào, đầu ra, không chuẩn xác về thời điểm, địa điểm, sản phẩm, công nghệ, thị trường, không dự tính, dự báo được kế hoạch và đặc
biệt là không ý thức được trách nhiệm và làm một người cán bộ công tâm thì khi quyết định sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả thiệt hại rất lớn mà không thể dễ dàng khắc phục, theo các chuyên gia kinh tế thì thất thoát và lãng phí trong đầu tƣ xây dựng cơ bản ở tại khâu quyết định chủ trương đầu tư chiếm 70% .
Trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, tỉnh Thái Nguyên cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng cơ bản "vừa hồng vừa chuyên", do đó trong thời gian tới cần phải:
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về phát triển và quản lý nhà cho cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực nhà ở các cấp và các chủ thể tham gia thị trường nhà ở, các cán bộ chuyên môn về quy hoạch, lập dự án, thẩm định, kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng cơ bản.
Như Garry Becker - nhà khoa học được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992 đã khẳng định: "Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi như đầu tư và nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục". Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng đã từng nói "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".
"Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Do vậy, chăm lo đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn xây dựng cơ bản là một việc làm rất cần thiết và cấp bách trước xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, Thái Nguyên càng phải nỗ lực hơn trong việc đào tạo và sử dụng tốt cán bộ làm công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản. Cần nhận diện và chủ động trong việc tìm kiếm sử dụng người giỏi, có chính sách hợp lý trong việc sử dụng nguồn nhân lực tốt, áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế và khu vực rõ ràng đối với việc sử dụng nguồn nhân lực, rõ ràng chính sách phát triển và thưởng phạt đối với việc sử dụng cán bộ.
Song song với việc rà soát lại một cách cơ bản đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng cơ bản, trên cơ sở đó, định hướng sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ cho thích hợp, có chế độ khuyến khích tìm kiếm, tuyển chọn các cán bộ làm công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản tại tỉnh, bồi dƣỡng, giúp đỡ để họ hoàn thành tốt công việc.
Đồng thời, có chính sách thu hút những chuyên gia giỏi, cán bộ từ Trung ƣơng và các tỉnh bạn về công tác tại quê hương.
Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản thường hay gắn với một số hiện tượng không tốt nhƣ thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Do vậy, cần phải nâng cao công tác giáo dục tư tưởng, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, đi đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, nâng cao tính gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tƣ trong xây dựng cơ bản. Xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời, công khai người tham nhũng trong đầu tư, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu; tịch thu, sung công quỹ các tài sản có nguồn gốc tham nhũng từ khâu duyệt dự án, đấu thầu, thi công các công trình xây dựng cơ bản. Đồng thời xử lý nghiêm những người bao che đối với các hiện tượng tiêu cực trong xây dựng cơ bản. Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí trong đầu tƣ xây dựng cơ bản. Nâng cao tính sáng tạo, chủ động, tự quyết của cán bộ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
4.3.1.8. Đảm bảo hợp lý hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản cần phải tính đến hiệu quả. Đây là tiêu chí hết sức cơ bản, đặc biệt đối với nước ta nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đối với Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản phải vừa mang tính hiệu quả kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh cụ thể thì phải tính đến hiệu quả kinh tế, mà cụ thể là lợi nhuận họ thu đƣợc bao nhiêu.
Vì vậy, đạt được hiệu quả thì các chủ thể đều có các phương tiện, công cụ và mục đích khác nhau. Tuy vậy, các hiệu quả kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường văn hoá đều có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy rằng từng hiệu quả có nét riêng, đặc thù của mình. Nếu chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến môi trường, đến các yếu tố xã hội thì sẽ không phát triển bền vững, ngƣợc lại nếu chỉ chăm lo đến hiệu quả kinh tế, đặc biệt là lợi nhuận của doanh nghiệp, thu nhập của người lao động thì sẽ không tạo ra động lực. Do vậy, xét ở góc độ nào đó, đầu tƣ xây dựng cơ bản mang tính hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp, đặc biệt trong đầu tƣ xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn, văn hoá - xã hội... Nên trong từng dự án phải tính toán cụ thể, hợp lý, đúng đắn, thậm chí chi tiết hiệu quả kinh tế bao nhiêu, xã hội là bao nhiêu trong tổng thể hiệu quả kinh tế -