Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư dự án nhà ở sinh viên tại tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 90)

Chương 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ

III. Số trường, số sinh viên của giáo dục đại học

3.2.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

3.2.3.1. Nguyên nhân

- Trong quá trình thực hiện dự án do bị ảnh hưởng về giá cả, thay đổi chính sách nên phải làm các thủ tục điều chỉnh theo quy định dẫn đến ảnh hưởng tiến độ dự án.

- Một số đơn vị tƣ vấn thiết kế còn yếu về năng lực, kinh nghiệm nên chất lƣợng hồ sơ thiết kế kỹ thuật-dự toán và dự toán bổ sung còn một số thiếu sót, khối lƣợng chƣa chính xác, tính thừa khối lƣợng.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập và thẩm định thiết kế-dự toán chƣa được qui định cụ thể, rõ ràng. Cơ chế mới đặt ra là người chủ trì hoặc chủ nhiệm đồ án thiết kế phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lƣợng và tính đúng đắn của đồ

án thiết kế, giải pháp kỹ thuật nêu ra và tiên lƣợng thiết kế. Cơ quan thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung thẩm định và phê duyệt nhƣng cụ thể phải chịu trách nhiệm nhƣ thế nào, mức độ nào thì chƣa đƣợc đặt ra.

Chưa có cơ chế thưởng phạt vật chất đối với nhà thiết kế nhằm nâng cao trách nhiệm của họ trong việc lập thiết kế và dự toán đúng đắn, hợp lý.

- Để chính sách về nhà ở đi vào cuộc sống thì vấn đề tổ chức triển khai hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện là hết sức quan trọng, tuy nhiên hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nhà ở còn chưa tương xứng với chắc năng và nhiệm vụ được giao, tại các địa phương số lượng cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà ở còn rất mỏng: ở Sở Xây dựng chỉ có một phòng Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản với số lượng cán bộ có khoảng từ 3-5 người, ở cấp huyện thì chỉ có 1-3 người, năng lực cán bộ trực tiếp làm công tác về nhà ở nhìn chung còn yếu và chƣa đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ....

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các chính sách do Nhà nước ban hành không được triển khai thực hiện kịp thời tại địa phương hoặc triển khai nhưng không triệt để, không thường xuyên.

- Nhiều hạng mục hạ tầng thiết yếu của Dự án nhà ở sinh viên Thái Nguyên chƣa đƣợc đầu tƣ gây nên sự bất cập, không đồng bộ. Cụ thể, một số hạng mục liên quan như đường vào ký túc xá, tường rào bảo vệ bao quanh của một số khu nhà ở nội trú sinh viên chƣa đƣợc xây dựng. Vì vậy mỗi khi trời mƣa, trên đoạn đường từ ký túc xá sinh viên đến giảng đường của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh và Trường Đại học Khoa học, sinh viên phải lội qua bùn đất để đén trường. Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức mới có 130/230 phòng có học sinh, sinh viên vào ở chỉ do nguyên nhân ký túc xá của trường chưa có tường rào bao quanh bảo vệ, đường vào lầy lội, hệ thống cống thoát nước chưa xây dựng xong và chƣa có căng tin, nhà ăn, sân chơi nên học sinh, sinh viên không muốn vào ở trong ký túc xá.

3.2.3.2. Bài học kinh nghiệm

Từ thực trạng kể trên, trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới nhằm quản lý và phát huy tốt hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ Dự án Nhà ở sinh viên tại tỉnh

Thái Nguyên, đòi hỏi phải nghiên cứu xử lý thấu đáo một số vấn đề nhƣ sau:

- Xây dựng bộ máy quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản một cách khoa học tránh sự chồng chèo.

- Rà soát đội ngũ cán bộ, và xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc một cách chuyên nghiệp.

- Chuyên môn hóa các bộ phận thực hiện công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản.

- Rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tƣ và thực hiện đầu tƣ nhằm nhanh chóng phát huy hiệu quả cảu nguồn vốn đầu tƣ.

- Tuyển chọn những đơn vị tƣ vấn thực hiện dự án có chất lƣợng giúp chủ đầu tƣ xác định chính xác nguồn vốn đầu tƣ dành cho từng công trình, nhằm quản lý nguồn vốn đầu tƣ có hiệu quả tránh thất thoát và giảm thiểu các tiêu cực trong giai đoạn thực hiện dự án.

- Giải quyết dứt điểm công tác nghiệm thu, bảo hành, quyết toán các dự án đã hoàn thành.

- Cải cách công tác lập kế hoạch đầu tƣ, lựa chọn các dự án cần thiết phát huy nhanh chóng hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Chuẩn bị đủ nguồn kinh phí cho các dự án đã đƣợc phê duyệt, đảm bảo sau khi nhà thầu hoàn thành công trình đƣợc thanh toán nhanh chóng, không dây dƣa kéo dài.

- Dự án đầu tƣ xây dựng công trình phải có quỹ đất sạch và đƣợc quy hoạch;

- Nếu là Dự án đầu tƣ xây dựng công trình có nhiều nguồn vốn đầu tƣ phải bảo đảm tính khả thi của các nguồn vốn đó;

- Các công trình của Dự án phải đƣợc xây dựng đồng bộ, đặc biệt các công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, giao thông nội bộ).

Kết luận chương 3

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đóng vai trò một trung tâm của vùng về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tỉnh có nhiều tiềm năng kinh tế to lớn hiện chƣa đƣợc khai thác triệt để. Nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là công nghiệp nặng, nông sản chế biến, du lịch, khoa học công nghệ và giáo dục - đào tạo, và có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận tiện cho

việc giao lưu với Hà Nội, Quảng Ninh và các địa phương khác trong vùng trung du miền núi phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập, cùng phát triển với các địa phương khác. Trình độ giáo dục cao, đức tính cần cù, sáng tạo của người dân Thái Nguyên là một nguồn lực phát triển quan trọng khác của tỉnh.

Trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, thách thức, để phát huy đƣợc nội lực và khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có của mình, tỉnh cần quan tâm đầu tƣ thoả đáng cho phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để phát triển với hiệu quả cao hơn, tạo tiền đề thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong những năm trước mắt, ngoài sự nỗ lực của bản thân tỉnh, sự hỗ trợ, đầu tƣ của Trung ƣơng và sự hợp tác với các đối tác nước ngoài và các địa phương khác trong nước, nhất là các thành phố lớn, đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt đƣợc các mục tiêu phát triển của tỉnh.

Thái Nguyên là một tỉnh nghèo, còn gặp nhiều khó khăn, tuy vậy thời gian qua, đặc biệt từ khi tách tỉnh đến nay, đã đạt đƣợc nhiều thành tựu cơ bản. Tuy vậy, đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương chưa cao, mặc dù có sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cao, nhưng nhìn chung nguồn vốn đầu tư vào địa phương còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao. Mặc dù không có những thất thoát, lãng phí lớn, nhƣng các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tƣ xây dựng cơ bản chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Chương 4

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư dự án nhà ở sinh viên tại tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)