Định vị thời gian

Một phần của tài liệu Lý thuyết biểu diễn diễn ngôn (Trang 59 - 70)

CHƯƠNG 3 BIỂU DIỄN DIỄN NGÔN VỚI THAM CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT

3.1 ĐỊNH VỊ THỜI GIAN

3.1.2 Định vị thời gian

Định vị thời gian là xác định vị trí thời gian của sự kiện mà người phát ngôn (người quan sát) phản ánh. Tiếng Việt và tiếng Anh cũng có phương thức định vị thời gian có nhiều điểm giống nhau. Điểm khác biệt trong định vị thời gian giữa tiếng Anh và tiếng Việt là trong tiếng Việt chủ yếu sử dụng phương tiện từ vựng còn tiếng Anh có thêm yếu tố ngữ pháp (thời động từ) để định vị thời gian khá chính xác và dễ nhận biết.

* Định vị thời gian theo mức độ chuyển dịch gần – xa (xuất hiện cả trong tiếng Anh và tiếng Việt) với ẩn dụ THỜI GIAN ĐANG CHUYỂN ĐỘNG và ẩn dụ NGƯỜI QUAN SÁT ĐANG DI CHUYỂN: ẩn dụ THỜI GIAN ĐANG CHUYỂN ĐỘNG và ẩn dụ NGƯỜI QUAN SÁT ĐANG DI CHUYỂN tạo ra

59

cách định vị khác nhau. Sự khác biệt giữa hai ẩn dụ này về thời gian có thể thấy rõ ở câu sau:

(24) Chúng ta hãy dời cuộc họp lên trước một tuần.

(25) Please move the meating ahead.

Trong ẩn dụ NGƯỜI QUAN SÁT ĐANG DI CHUYỂN: Nếu cuộc họp đã được hoạch định trong thời gian ở tương lai thì việc “dời cuộc họp lên trước”

có ý nghĩa là dời cuộc họp lùi lên trước ở nơi mà người quan sát sẽ ở tại thời gian đó, thời gian của cuộc họp sẽ xa hơn thời gian cuộc họp đã được hoạch định và câu này được hiểu là cuộc họp sẽ được diễn ra ở tuần sau so với thời gian đã hoạch định.

Ngược lại, trong ẩn dụ THỜI GIAN ĐANG CHUYỂN ĐỘNG: Nếu cuộc họp đã được hoạch định trong thời gian ở tương lai và thời gian đó là đang hướng về người quan sát ở hiện tại thì việc “dời cuộc họp lên trước” có nghĩa là chuyển nó lên trước của thời gian cuộc họp đã được hoạch định, thời gian của cuộc họp sẽ gần hơn với hiện tại và câu này được hiểu là cuộc họp sẽ được diễn ra trước một tuần so với thời gian đã hoạch định.

* Định vị trước - sau / tới - lúc này trong thời gian (xuất hiện cả trong tiếng Anh và tiếng Việt) với ẩn dụ THỜI GIAN ĐANG CHUYỂN ĐỘNG

Định vị trước – sau / tới trong thời gian: Tương ứng với các vị trí không gian:

thời gian trước mặt của người quan sát là ở thời gian tương lai, thời gian phía sau lưng của người quan sát là ở thời gian quá khứ và vị trí của người quan sát là ở thời gian hiện tại. Từ nhận định trên, có thể hiểu được ý nghĩa thời gian (quá khứ hay tương lai) của các câu phát ngôn sau:

60

* Diễn đạt ý nghĩa quá khứ:

(26) Ông ấy bỏ lại quá khứ đằng sau.

(27) Hôm qua anh đến chơi nhà

Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm giường (ca dao)

* Diễn đạt ý nghĩa tương lai:

(28) Tương lai đang chờ đón họ.

(29) Hội nghị diễn ra trong ba tuần tới.

Trong tiếng Anh cũng có cách diễn đạt tương tự nhưng kèm theo cả hiện tượng chia thời động từ giúp định vị thời gian rất rõ. Ví dụ:

(30) He has worked hard for the past few days.

(31) I will come next week.

Định vị hiện nay trong thời gian

Thời gian hiện tại là thời gian ở cùng vị trí của người quan sát. Đó là lý do tại sao mà người quan sát nói ở đây trong vị trí không gian và nói lúc này, hiện nay trong vị trí thời gian. Ví dụ:

(32) Thế hệ ngày nay đang sống trong thời đại cách mạng của giai cấp vô sản. (Lê Duẩn)

(33) Nowadays, people seem to live in a virtual world on Internet.

Cũng giống như định vị quá khứ và tương lai trong thời gian, tiếng Anh còn có yếu tố thời động từ là phương tiện hữu ích.

* Định vị thời gian trong chuỗi sự kiện không có người quan sát tham gia (tiếng Anh và tiếng Việt giống nhau). Xét các ví dụ sau:

(34) Chiếc xe hơi theo sau chiếc xe gắn máy.

(35) Their party will be held before my wedding anniversary.

61

Ta thấy hai câu này không liên quan đến chủ thể, mà mối quan hệ ở đây hoàn toàn phụ thuộc sự vật chuyển động và thời gian chuyển động. Vì các thực thể di chuyển cùng một hướng trên cùng một đường đi, vị trí của một thực thể có liên quan mật thiết với vị trí của các thực thể khác, nghĩa là các vật thể có thứ tự trước, sau. Theo hướng nghiên cứu này, người ta nghiên cứu về việc các thông tin được lựa chọn và sắp xếp trong câu như thế nào hay nói khác đi là sự lựa chọn về hình (figure) và nền (ground). Trong câu (33) thì “chiếc xe gắn máy” là nền và “chiếc xe hơi” là hình, mốc thời gian của vật thể “chiếc xe gắn máy” là trước mốc thời gian của vật thể “chiếc xe hơi”. Cũng vậy, trong câu (34) thì “party” là nền và “wedding anniversary” là hình, mốc thời gian của

“party” nằm trước mốc thời gian của “wedding anniversary”.

* Định vị thời gian TRÊN –DƯỚI theo chiều đứng của chủ thể

Khi định vị không gian con người dựa vào hai trục không gian: trục thẳng đứng (vertical axis) và trục ngang (horizontal asix); đồng thời con người cũng dùng hai trục không gian này để định vị thời gian. Do ảnh hưởng từ tiếng Hán, tiếng Việt dùng THƯỢNG, TRUNG, HẠ để chỉ thứ tự thời gian từ trên xuống dưới theo trục thẳng đứng (vertical axis) như thượng tuần, trung tuần, hạ tuần. Tuy nhiên cách định vị thời gian theo trục thẳng đứng này tỏ ra không thông dụng trong diễn ngôn tiếng Việt. Giống như tiếng Anh, tiếng Việt sử dụng trục ngang thời gian (con người ở tư thế nằm) để định vị thời gian bằng việc sử dụng các từ chỉ bộ phận con người như đầu, giữa, cuối cho các từ có ý nghĩa thời gian như ngày, giờ, tuần, tháng. Ví dụ trong tiếng Việt: đầu giờ, cuối tuần, giữa tháng, đầu năm, đầu quý, cuối quý, đầu thập niên, cuối thế kỷ hai mươi mốt, đầu thiên niên kỷ,… và ví dụ trong tiếng Anh: at the beginning of the year, in the middle of this decade, at the end of this spring,…

62

Việc sử dụng bộ phận cơ thể người như đầu, cuối, giữa theo trục ngang sẽ giúp cho việc phân đoạn thời gian được mở rộng hơn, ví dụ như đầu tháng, giữa năm, cuối thế kỷ,…; trong khi đó, việc định vị theo trục dọc bị hạn chế hơn, cụ thể là thượng, trung, hạ chỉ được dùng để phân đoạn trong phạm vi tuần.

* Định vị thời gian qua từ vựng

Tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng từ vựng để định vị thời gian, nhưng có cách diễn đạt khác nhau. Hơn nữa, như đã nói ở trên, tiếng Anh sử dụng yếu tố thời động từ (và các cụm từ cố định trong cấu trúc ngữ pháp) để định vị thời gian. Với những cặp từ vựng có nghĩa tương đương, trong khi tiếng Anh cung cấp cho ta nhiều quy tắc hiển để định vị thời gian thì tiếng Việt có rất ít quy tắc thống nhất mà ta luôn cần xét thêm ngữ cảnh và các câu bên cạnh để xác định thời gian.

Phụ từ và việc định vị thời gian

Có nhiều ý kiến khác nhau khi đề cập đến phụ từ chỉ thời gian tiếng Việt (đã, đang, sẽ, xong, rồi,…). Trong giới hạn của luận văn, tôi chỉ xét các phụ từ này với nghĩa thời gian của chúng. Sau đây là một số ví dụ:

* Diễn đạt ý nghĩa quá khứ:

(36) - Mày mới mua gương bao giờ thế?

- Con vừa mới mua ở chợ. (Học Phi)

(37) Ta từng bảo cháu ngòi bút không phải không có oan khiên.(Vũ Hạnh) * Diễn đạt ý nghĩa hiện tại:

63

(38) Thế hệ ngày nay đang sống trong thời đại cách mạng của giai cấp vô sản. (Lê Duẩn)

* Diễn đạt ý nghĩa tương lai:

(39) Một thiên đàng sắp mở cửa. (Võ Quảng)

Trong tiếng Anh có cách diễn đạt tương tự nhưng luôn kèm theo thời động từ hoặc một số cấu trúc ngữ pháp cố định thể hiện rõ yếu tố thời gian:

(40) He had ever met his mother twice. (had ever: đã từng)

(41) She has already completed her homework. (already: đã làm xong) (42) My mother is going to buy a laptop. (going to: dự định)

Vị từ và việc định vị thời gian

Các vị từ được khảo sát ở đây là một số vị từ, gồm: các vị từ tình thái như được, bị, phải, trót, muốn, toan, định, chực, có thể, không thể, nên, cần, phải, suýt,… một số các vị từ nói năng, cảm nghĩ như mong (trông mong), mong mỏi, mong muốn, ước, ước ao, ước nguyện, ước muốn, mơ ước, khát khao,…;

các vị từ tồn tại như sinh, mất.

- Nhóm vị từ tình thái được, bị, phải, trót: Ở tiếng Việt, các vị từ bị động được, bị, phải, trót là “dấu hiệu” chỉ sự kiện xảy ra ở hiện tại hoặc quá khứ, tuy nhiên do có ý nghĩa là chịu đựng, nhận hưởng một việc gì đó đã xảy ra cho nên trong một số trường hợp, tự thân chúng còn có nghĩa chỉ sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Nói cách khác, những vị từ này có khả năng làm “dấu hiệu” chỉ sự kiện trong câu xảy ra ở thời quá khứ. Ví dụ:

(43) Cánh tay nhà em bị trói chặt quá, không thể cầm bút ký được.

(Ngô Tất Tố) (=> đã bị trói)

64

Trong tiếng Anh ý nghĩa bị, phải,… được thể hiện qua thể bị động của động từ. Cách thể hiện ý nghĩa này trong tiếng Anh với mục đích nhấn mạnh chủ thể hoặc lược bỏ tác nhân nào đó (đây là đặc trưng tư duy và diễn đạt của văn hóa Anh) chứ không phải yếu tố thể hiện thời gian. Ví dụ:

(44) It is said that she was robbed.

- Nhóm vị từ tình thái muốn, toan, nên, định, chực, cần, thèm vào, phải, dám, thà, suýt, có thể, không thể: các vị từ tình thái này đều có ý nghĩa biểu thị một trạng thái tâm lí còn ở trong suy nghĩ, trong dự tính, do vậy chúng có tác động đến sự kiện đứng sau chúng là xảy ra ở thời gian tương lai. Ví dụ:

(45) Ta muốn về quê nội Ta muốn trở lại tuổi thơ

Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha

Nghe mưa đập cành tre, nghe mưa rơi tàu lá (Lê Anh Xuân) (=> muốn sẽ)

Trong tiếng Anh, các từ có ý nghĩa tương tự dự định như thế này không dùng để định vị thời gian mà để mô tả đúng cảm nhận của con người. Ví dụ:

(46) They can swim.

(47) I want you.

Còn cách thể hiện dự định trong tiếng Anh là thời động từ tương lai hoặc hiện tại tiếp diễn.

- Nhóm vị từ nói năng, cảm nghĩ trong tiếng Việt như mong (trông mong), mong mỏi, mong muốn, ước, ước ao, ước nguyện, ước muốn, mơ ước, khát khao, chúc, hứa, thề, nguyện, cậy (nhờ cậy), nhất định,…: các vị từ này cũng đều có ý nghĩa biểu thị một trạng thái tâm lí còn ở trong suy nghĩ, trong dự

65

tính, do vậy chúng có tác động đến sự kiện đứng sau chúng là xảy ra ở thời gian tương lai. Ví dụ:

(48) Tôi hi vọng là anh đến sớm. (=> sẽ đến sớm)

Nhóm từ này trong tiếng Anh để mô tả sự việc không có thực hoặc chưa xảy ra hơn là biểu diễn sự kiện trong tương lai. Động từ trong mệnh đề đi kèm wish (ước ao) luôn lùi một thì so với sự thực. Ví dụ:

(49) I wish my husband was here.

- Nhóm vị từ tồn tại sinh, mất: Các vị từ này, tự thân chúng có ý nghĩa chỉ sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Nói cách khác, những vị từ này có khả năng làm dấu hiệu chỉ sự kiện trong câu xảy ra ở thời quá khứ.Ví dụ:

(50) - Anh sinh ở đâu?

- Tôi sinh ra ở Hà Nội.

(51) Bố mẹ nàng chết sớm. Nàng ra tỉnh ở với một bà cô đã già.

(Vũ Bằng)

Tiếng Anh cũng mặc định các diễn đạt về tồn tại luôn nằm trong quá khứ, quy tắc này thể hiện bằng thời động từ quá khứ đơn. Ví dụ:

(52) I was born in 1985.

(53) He passed away.

Trạng từ, trạng ngữ và việc định vị thời gian

Trạng từ, trạng ngữ thời gian cũng là những từ ngữ để đánh dấu thời gian. Đó là những từ: tuần trước, tháng sau, ngày mai, dạo nọ, lúc này, hồi đó,… Ở tiếng Việt và tiếng Anh, các trạng từ chỉ thời gian là những từ ngữ giúp cho người đọc, người nghe dễ xác định thời gian của sự kiện. Tiếng Anh thể hiện rõ thời gian hơn qua thời động từ trong câu, nhưng trạng từ thời gian vẫn là

66

phương tiện có sức mạnh không thể phủ nhận trong định vị thời gian của ngôn ngữ này. Sau đây là vài ví dụ:

* Chỉ sự kiện ở hiện tại:

(54) Dạo này, đêm Cà Mau, gió mưa cứ tầm tã. (Anh Đức) (55) At present, I can’t talk anymore.

* Chỉ sự kiện ở quá khứ:

(56) - Cách đây khoảng nửa thế kỷ, tôi còn được thấy các cụ ta đo thời giờ bằng hoa. (Nguyễn Tuân)

(57) Obama was elected 5 years ago.

* Chỉ sự kiện ở tương lai:

(58) Đêm mai súng chuyển trời Đông Bắc Trong sắc lửa ào ào như thác

Đoàn quân dữ dội phá đồn. (Nguyễn Đình Thi) (59) They will go to the zoo tomorrow.

Đại từ và việc định vị thời gian:

Các đại từ dùng để chỉ thời gian được khảo sát ở đây gồm: đại từ chỉ định thời gian (bây giờ, giờ, bấy giờ, bao giờ), đại từ để hỏi thời gian (bao giờ). Trong tiếng Anh, những từ có nghĩa tương tự không phát huy rõ vai trò định vị thời gian. Thời động từ trong câu (nhất là câu hỏi) mới thể hiện ý nghĩa thời gian.

Các đại từ chỉ định chỉ thời gian:

- bây giờ (giờ:dùng trong khẩu ngữ): khoảng thời gian hiện tại ngay lúc nói.

Ví dụ:

(60) Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có lối vào hay chưa? (ca dao)

67

- bấy giờ: * khoảng thời gian nào đó trong quá khứ hoặc tương lai + chỉ tố thời gian chỉ sự kiện xảy ra ở thời tương lai. Ví dụ:

(61) Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. (Nguyễn Du) + chỉ tố thời gian chỉ sự kiện xảy ra ở thời quá khứ. Ví dụ:

(62) Bấy giờ có thần Đế Lai thuộc giòng giống Thần Nông đưa em gái là Âu Cơ sang thăm đất Lạc. (Truyện Sự tích một trăm trứng)

- bao giờ:

* Với ý nghĩa là lúc nào ….cũng…, bao giờ dùng làm chỉ tố thời gian chỉ sự kiện kéo dài từ quá khứ đến hiện tại.

(63) …, bao giờ câu chuyện của lũ trẻ bên kia cũng làm cho bà lão bên này lên tiếng. (Nguyễn Thi)

* Trong câu giả định, với ý nghĩa là khi nào mà…, bao giờ dùng làm chỉ tố thời gian chỉ sự kiện xảy ra ở thời tương lai phiếm định.

(64) Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc

Sáo diều khua khoắt thổi đêm trăng. (Quang Dũng) Các đại từ hỏi về thời gian:

- bao giờ: Trong kiểu câu bao giờ / C –V, sự di chuyển bao giờ từ vị trí trước kết cấu C –V sang vị trí sau kết cấu C –V không phải do yêu cầu nhấnmạnh vào ý nghĩa của bao giờ mà do yêu cầu diễn đạt ý nghĩa đối lậpvề thời gian, tạo thành sự đối lập thời gian: tương lai >< quá khứ.

68

Thời gian của sự kiện trong các trường hợp này là phiếm định. Ví dụ:

(65) Đến bao giờ anh được đứng cùng em

Trước biển lớn cuộc đời thương cảm ấy? (Vũ Quần Phương) (Tương lai)

(66) - Anh đi Hà Nội bao giờ? (Quá khứ) Trợ từ và việc định vị thời gian:

Trong tiếng Việt, các trợ từ được khảo sát bao gồm: nghe, à nghe, nhé, cho mà xem, cho biết tay, đã, gì mà lắm thế. Các trợ từ nghe, à nghe, nhé có ý nghĩa yêu cầu, là dấu hiệu cho biết sự kiện chưa xảy ra, nghĩa là sự kiện sẽ xảy ra ở tương lai Các trợ từ cho mà xem, cho biết tay nhấn mạnh về một tác động không hay, phải chịu đựng một sự việc sắp xảy ra hoặc có tính chất đe dọa vì vậy nó là dấu hiệu cho biết sự kiện trong câu chưa xảy ra, nghĩa là sự kiện trong câu sẽ xảy ra ở tương lai. Trợ từ đã biểu thị sự kiện vừa nói đến cần được hoàn thành trước khi làm việc nào khác vì vậy, nó có ý nghĩa làm cho sự kiện trong câu phát ngôn chưa xảy ra; nói cách khác, sự kiện sẽ xảy ra ở tương lai. Trợ ngữ gì mà lắm thế biểu thị thái độ phàn nàn, trách móc không chấp thuận về một việc làm trong hiện tại, ngay lúc nói.

Tiếng Anh không có những trợ từ thế này. Tiếng Anh có hình thái câu cầu khiến có ý nghĩa tương đương, nhưng thời động từ luôn chia ở hiện tại. Sau đây là một số ví dụ:

(67) - Ông sếp ơi, cho tôi cắt cỏ nghe! (Nguyễn Thi)

(68) - Cô Loan, cô vào đây uống nước, ăn trầu đã. (Nhất Linh) (69) Bà Lí xung tiết:

-Ăn gì mà lắm thế. (Nguyễn Công Hoan)

Một phần của tài liệu Lý thuyết biểu diễn diễn ngôn (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)