DẤU HIỆU TỪ VỰNG ĐỂ NHẬN BIẾT THỜI TRONG TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Lý thuyết biểu diễn diễn ngôn (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG 3 BIỂU DIỄN DIỄN NGÔN VỚI THAM CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT

3.3 DẤU HIỆU TỪ VỰNG ĐỂ NHẬN BIẾT THỜI TRONG TIẾNG VIỆT

Nhận biết thời bằng từ vựng, đặc biệt là trạng từ thời gian có sức mạnh khá quyết định trong cả tiếng Việt và tiếng Anh. Trong tiếng Anh, mỗi thời động từ lại được chia cụ thể hơn, ví dụ thời quá khứ có quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn,… Như vậy trong những trường hợp cần sự đối sánh tương đồng giữa hai ngôn ngữ ta cần dựa thêm vào các yếu tố ngữ cảnh khác như tiền giả định trong tri nhận tự nhiên, tình thái của diễn ngôn,...

74

* Thời quá khứ trong tiếng Việt

- Định vị thời gian phía sau: trong diễn ngôn có xuất hiện các từ vựng thể hiện thời gian đã qua rồi như qua, rồi, đằng sau, qua rồi, phía sau,…

- Phụ từ: vừa mới, vừa xong, từng, có rồi,…

- Vị từ: + nhóm vị từ bị động như được, bị, phải, trót,…

+ nhóm vị từ tồn tại, sinh, mất: sinh ra, mất, chết,…

- Trạng từ: trước kia, trước đây, thưở trước, cách đây, bấy giờ, bao giờ, hôm trước, hôm qua, ngày xửa ngày xưa, trước đây, lúc nãy,…

Ví dụ ta xây dựng DRS cho câu sau:

(80) Bác Hồ sinh ra tại Nghệ An.

* Thời hiện tại trong tiếng Việt

- Định vị thời gian hiện tại: ngày nay, ngay lúc này,…

- Phụ từ: ngày nay, hiện nay,…

- Trạng từ: dạo này, hôm nay, lúc này,…

- Đại từ: bây giờ, giờ, bao giờ,…

n x z e tloc

Bác-Hồ(x)

“Nghệ-An”(z) tloc ⊰ n e ⊆ tloc

e: sinh-tại(x,z)

75

- Trợ từ: gì mà lắm thế,…

Ví dụ ta xây dựng DRS cho câu sau:

(81) Bây giờ nàng vẫn nhớ anh lắm.

* Thời tương lai trong tiếng Việt

- Định vị thời gian tương lai: phía sau,…

- Phụ từ: sắp, sẽ,…

- Vị từ: + muốn, toan, nên, định, chực, cần, thèm vào, phải, dám, thà, suýt, có thể, không thể,…

+ mong, mong mỏi, mong muốn, ước ao, ước nguyện, ước muốn, mơ ước, khát khao, chúc, hứa, thề, nguyện, cậy, nhất định,…

- Trạng từ: mai, bấy giờ, bao giờ, mai này, sau này, ngày mai, hai tháng nữa,…

- Trợ từ: nghe, à nghe, nhé, cho mà xem, cho biết tay, đã,…

n x z e tloc

nàng(x) anh(z) tloc = n e ⊆ tloc

e: nhớ(x,z)

76

Ví dụ ta xây dựng DRS cho diễn ngônsau:

(82) Em đi chợ đây chồng nhé.

Chồng ở nhà phơi quần áo đi.

Ta xét thêm một ví dụ khó hơn:

(83) Hương đang ngồi sửa luận văn. Hôm qua chị mới bảo vệ. Sau buổi bảo vệ thì con gái chị sốt cao. Tết nhất đến nơi rồi. Chị vừa chăm con vừa cố gắng sửa xong để ăn tết cho ngon.

Ta kí hiệu các câu trong (83) lần lượt là S1, S2, …, S5. S1 ở thời hiện tại thể tiếp diễn. Trong ngữ cảnh do S1 cung cấp, S2 ở thời quá khứ với trạng từ “hôm qua”. DRS biểu diễn ngữ nghĩa cho S1 và S2 như sau:

n x t1 e1 z t2 e2

em(x) n ⊰ t1

e1 ⊆ t1

e1: đi-chợ(x) t1 ⊰ t2

chồng(z) n ⊰ t2

e2 ⊆ t2

e2: phơi-quần-áo(x)

n h c t1 s1 j t2 e2

Hương(h)

“luận-văn”(c) t1 = n t1 ⊆ s1

s1: PROG(^e:ngồi-sửa(h,c)) t2 ⊰ n

DAY(ty) ty ⫗DAY-OF(n)

t2 ⊆ ty

e2 ⊆ t2

e2: bảo-vệ(h,c)

77

Ở đây ta sử dụng quan hệ nối đầu (abutment), ký hiệu là ⫗. Với hai khoảng thời gian t1 và t2, t1⫗ t2 ⇔ t1 ⊰ t2 và ∄ t3: (t1 ⊰ t3)^ (t3 ⊰ t2).

S3 chứa sự kiện e3 ngay sau sự kiện trong S2 nhưng vẫn kéo dài đến hiện tại, thời gian định vị của S2 làm thời gian tham chiếu trong biểu diễn cho S3. DRS khởi tạo biểu diễn cho S3 như sau:

S4 có sự kiện ở thời tương lai. Câu cuối S5 ở thời hiện tại nhưng trước thời điểm “tết”. Vì hành động “sửa xong” luận văn phải xảy ra trước tết thì chủ thể mới “ăn tết cho ngon” được. DRS biểu diễn S4 và S5 như sau:

Kết hợp lại ta được DRS biểu diễn cho các câu trong ví dụ (83) là:

g e3 t3 treg

con-gái(g,h) t3 ⊰ n t2 ⫗ treg

t3⊆ treg

t3⊆ e3

e3: “sốt-cao”(g)

t4 e5 t5 e5’t5’ e5’’ t5’’

“Tết”(t4) n ⊰ t4

t5 = n t5⊆ e5

e5: “chăm”(h,g) n ⊰ t5’ t5’ ⊰ t4

t5’ ⊆ e5’ e5’: sửa-xong(h,c)

t5’’ ⊆ t4

e5’’ ⊆ t5’’

e5’’:”ăn-tết-cho-ngon”(h)

78

* Tổng kết

Trong chương này luận văn đã so sánh cách định vị thời gian và thể hiện yếu tố thời động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Tiếng Việt không có hình thái ngữ pháp thể hiện yếu tố thời như trong tiếng Anh mà chủ yếu sử dụng từ vựng để nhận biết thời động từ, kết hợp với ngữ cảnh và các phát ngôn liên quan. Khi biểu diễn diễn ngôn tiếng Việt, ta cần tận dụng phương tiện từ vựng để định vị thời gian, từ đó có những biểu diễn ngữ nghĩa đúng.

n h c g t1 s1 t2 e2 t3 e3 treg t4 e5 t5 e5’t5’ e5’’ t5’’

Hương(h)

“luận-văn”(c) t1 = n t1 ⊆ s1

s1: PROG(^e:ngồi-sửa(h,c)) t2 ⊰ n

DAY(ty) ty⫗DAY-OF(n)

t2⊆ ty

e2 ⊆ t2

e2: bảo-vệ(h,c) con-gái(g,h)

t3 ⊰ n t2 ⫗ treg

t3⊆ treg

t3 ⊆ e3

e3: “sốt-cao”(g) “Tết”(t4)

n ⊰ t4

t5 = n t5⊆ e5

e5: “chăm”(h,g) n ⊰ t5’ t5’⊰ t4

t5’ ⊆ e5’ e5’: sửa-xong(h,c)

t5’’ ⊆ t4

e5’’ ⊆ t5’’

e5’’:”ăn-tết-cho-ngon”(h)

79

Một phần của tài liệu Lý thuyết biểu diễn diễn ngôn (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)