Chương 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.3. Tổng quan các phương pháp, các nghiên cứu về xác định hình dạng và kích thước bàn tay
1.3.1. Phương pháp đo bàn tay của Liên bang Nga [26]
Các điểm nhân trắc bàn tay:
Để nhận được số liệu chính xác của bàn tay người ta đo các kích thước giữa các điểm nhân trắc xác định và theo các ranh giới rõ ràng trên các mô mềm hoặc theo các đặc trƣng trên da của bàn tay, ví dụ theo cung thứ nhất và thứ hai của tenar (tenar – các cơ nổi cao của ngón cái).
Các kích thước ngón tay phụ thuộc chủ yếu vào vị trí bàn tay được đo, do vậy bàn tay được đo ở tư thế xác định theo phương pháp định trước. Việc tuân thủ các kỹ thuật đo là điều kiện tiên quyết để nhận đƣợc kết quả đo chính xác.
Trước khi đo các ngón tay cần được cắt ngắn phần móng và đánh dấu các điểm nhân trắc. Các điểm và đường nhân trắc cần phải rõ ràng, dễ xác định bởi các điểm của bộ xương, các mô mềm và đặc thù của da. Các điểm và các đường này trên bàn tay thể hiện trên hình 1.18. Các điểm kết thúc của các ngón tay a1, a2, a3, a4, a5 – là các điểm cuối (kết thúc) của các mô mềm trên đầu các ngón thứ nhất – thứ năm của bàn tay.
Đỗ Thị Hoa Ngà 40 Khóa: 2017B Hình 1.18. Các điểm nhân trắc bàn tay
Các điểm kẽ giữa các ngón tay thứ nhất – thứ năm M1, M2, M3, M4 – là các điểm sâu nhất giữa các ngón tay.
Đường cổ tay – đường vết gấp (nhăn) của da tạo thành tương ứng trên các bề mặt trước (phải) và sau (trái) của cổ tay khi bẻ gập hoặc duỗi bàn tay và đi qua đầu xương cổ tay.
Trung điểm cổ tay – điểm giữa đường đáy bàn tay trên các bề mặt trái CM và mặt phải CL.
Đáy tenar T – điểm thấp nhất của vết nhăn da đƣợc giới hạn bởi đáy tenar trên bề mặt phải.
Trung điểm của khe giữa ngón thứ nhất với ngón thứ hai.
Điểm F1 và F5 của khớp xương bàn thứ nhất và thứ năm tương ứng với vị trí các tâm đầu các xương bàn thứ nhất và thứ năm.
Đường bổ sung I-I đi qua điểm giữa các ngón thứ nhất qua trung điểm bề mặt cạnh của bàn tay.
Tất cả các phép đo tiến hành trong các bề mặt xác định, sử dụng hai phương pháp đo. Với phương pháp thứ nhất đo các khoảng cách giữa hai điểm trên hình chiếu trên bề mặt xác định.
Đỗ Thị Hoa Ngà 41 Khóa: 2017B Với phương pháp thứ hai đo bằng thước dây theo bề mặt bàn tay và nhận được các kích thước vòng, cũng như một số kích thước theo chiều ngang và chiều dọc (ví dụ vòng bàn tay, cung thứ nhất và thứ hai của tenar v.v.).
Đa số các phép đo vòng và các kích thước theo chiều rộng được đo trong mặt phẳng nằm ngang, các kích thước theo chiều dọc – theo bề mặt thẳng đứng. Đôi khi đo thước đặt xiên để đo một số thông số.
Việc đo được tiến hành bắt đầu từ việc đánh dấu các điểm và đường nhân trắc. Sau khi để bàn tay theo đúng tƣ thế, tiến hành đo bàn tay phải.
Các kích thước cơ bản của bàn tay:
Chiều dài bàn tay từ phía mặt lòng DL và mặt mu DM (Hình 1.18) – Khoảng cách từ trung điểm đáy (cổ tay) từ phía mặt phải và mặt trái đến kết thúc ngón tay thứ ba.
Chiều dài trước (mặt lòng) l1, l2, l3, l4, l5 và chiều dài sau (mặt mu) D1, D2, D3, D4, D5 của từng ngón – khoảng cách tương ứng từ điểm kẽ ngón tay chiều trên trục thẳng đứng của bề mặt phải hoặc trái đến điểm kết thúc ngón tay.
Khoảng cách H từ cổ tay đến đáy tenar trên bề mặt phải.
Khoảng cách C từ đường phụ trợ I - I đến trục của ngón thứ hai trên bề mặt cạnh của nó.
Khoảng cách l giữa các điểm kẽ ngón thứ nhất và thứ hai đo trên bề mặt phải.
Tất cả các thông số trên đƣợc đo khi ngón cái bẻ ra khoảng 350.
Vòng bàn tay Ok ở vùng đầu xương bàn thứ năm (bàn tay để trên bàn, ngón cái khép lại).
Vòng ngón thứ nhất đi qua trung điểm móng OH và khớp xương ngón O1 (thước dây đặt nghiêng, chạm nhẹ vào khe giữa ngón tay).
Chiều dài các cung thứ nhất g1z1 và thứ hai c1d1 của tenar đƣợc đo bằng thước dây từ đường phụ I - I đến hết phần nổi gờ của ngón cái tương ứng tại vị trí rộng nhất của tenar (thước dây phân bố vuông góc với trục tenar).
Đỗ Thị Hoa Ngà 42 Khóa: 2017B Độ dày t’2 của các ngón trên vùng điểm kẽ ngón tay.
Tất cả các thông số đo trên tiến hành khi các ngón tay duỗi thẳng. Nhƣng ở tƣ thế tự nhiên, bàn tay hơi co. Để đo bàn tay ở tƣ thế tự nhiên sử dụng dƣỡng có các độ cong bề mặt khác nhau, trên đó đặt bàn tay để đo.
Đo kích thƣ c bàn tay khi nắm lại:
Sơ đồ đo kích thước bàn tay khi nắm lại theo phương pháp của LB Nga [26]
thể hiện trên hình sau đây.
a b Hình 1.19. Sơ đồ đo bàn tay nắm lại
a-từ phía mặt lòng bàn tay b- Từ phía mu bàn tay Phương pháp đo:
Cách xác định các kích thước bàn tay theo phương pháp của LB Nga [26] thể hiện trong bảng sau đây.
Đỗ Thị Hoa Ngà 43 Khóa: 2017B Bảng 1.2. Phương pháp đo bàn tay của Liên bang Nga
TT Kích thư c bàn tay Phương pháp đo Dụng
cụ đo I. Chiều dài
1 Chiều dài mu bàn tay: DM
Đo từ điểm giữa nhăn cổ tay đến đầu ngón tay giữa phía mặt mu bàn tay
Thước dây 2 Chiều dài lòng
bàn tay: DL
Đo từ điểm giữa nhăn cổ tay đến đầu ngón tay giữa phía mặt lòng bàn tay
3 Chiều dài ngón tay cái: D1
Đo từ điểm kẽ ngón tay cái và ngón trỏ chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt mu bàn tay đến điểm kết thúc ngón tay cái.
4 Chiều dài ngón tay cái: l1
Đo từ điểm kẽ ngón tay cái và ngón trỏ chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt lòng bàn tay đến điểm kết thúc ngón tay cái.
5 Chiều dài ngón tay trỏ: D2
Đo từ điểm kẽ ngón tay trỏ và ngón giữa chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt mu bàn tay đến điểm kết thúc ngón tay trỏ.
6 Chiều dài ngón tay trỏ: l2
Đo từ điểm kẽ ngón tay trỏ và ngón giữa chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt lòng bàn tay đến điểm kết thúc ngón tay trỏ.
7 Chiều dài ngón giữa: D3
Đo từ điểm kẽ ngón tay trỏ và ngón giữa chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt mu bàn tay đến điểm kết thúc ngón tay giữa.
8 Chiều dài ngón giữa: l3
Đo từ điểm kẽ ngón tay trỏ và ngón giữa chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt lòng bàn tay đến điểm kết thúc ngón tay giữa.
9 Chiều dài ngón áp út: D4
Đo từ điểm kẽ ngón giữa và ngón áp út chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt mu bàn tay
Thước dây
Đỗ Thị Hoa Ngà 44 Khóa: 2017B đến điểm kết thúc ngón áp út.
10 Chiều dài ngón áp út: l4
Đo từ điểm kẽ ngón giữa và ngón áp út chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt lòng bàn tay đến điểm kết thúc ngón áp út.
11 Chiều dài ngón út: D5
Đo từ điểm kẽ ngón áp út và ngón út chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt mu bàn tay đến điểm kết thúc ngón út.
12 Chiều dài ngón út: l5
Đo từ điểm kẽ ngón áp út và ngón út chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt lòng bàn tay đến điểm kết thúc ngón út.
II. Chiều rộng Thước
13 Chiều rộng bàn dây tay R
Đo từ khớp xương bàn thứ nhất và thứ năm.
III. Chiều dày 14 Độ dày các ngón vùng
kẽ ngón tay
Khoảng cách từ mặt lòng đến mặt mu ngón tay trỏ.
Thước dây IV. Kích thƣ c vòng
15 Vòng bàn tay Đo vòng quanh từ khớp xương bàn thứ nhất và thứ năm.
Thước dây 16 Vòng đầu ngón cái Đo vòng quanh trung điểm móng và khớp
xương ngón cái.
17 Vòng chân ngón cái Đo vòng quanh chân ngón cái.
18 Cung cơ nổi 1 tenar Khoảng cách từ đường phụ I - I đến hết phần nổi gờ của ngón cái (phần rộng nhất)
19 Cung cơ nổi 2 tenar Khoảng cách từ đường phụ I - I đến hết phần nổi gờ của ngón cái (thấp hơn phần rộng nhất 1cm).