Phương pháp và kỹ thuật đo bàn tay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân trắc bàn tay nữa sinh viên phục vụ thiết kế găng tay da (Trang 76 - 88)

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp và kỹ thuật đo bàn tay

Để nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn tay nữ sinh viên thì việc lựa chọn các thông số kích thước đo là vô cùng quan trọng bởi vì nó đại diện cho sự phát triển từng lứa tuổi sinh viên 19 - 22 tuổi. Mặt khác các thông số kích thước này còn phục vụ cho việc thiết kế găng tay da.

Theo tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam [6] xác định kích thước bàn tay cần các thông số: Chiều dài bàn tay, chiều rộng bàn tay, chiều rộng bốn ngón tay, khoảng cách từ cổ tay đến ngang kẽ ngón tay cái, chiều dài ngón cái, chiều dài ngón tay trỏ, chiều dài ngón giữa, chiều dài ngón áp út, chiều dài ngón út, vòng bàn tay.

Tuy nhiên mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhân trắc bàn tay nữ sinh viên từ 19 – 22 tuổi phục vụ thiết kế găng tay da. Qua phân tích các phương pháp đo kích thước bàn tay sẽ sử dụng phương pháp nền tảng là phương pháp đo của LB Nga, có bổ sung thêm một số kích thước như: dày bàn tay, dày các ngón từ 2 - 5... Vì vậy các kích thước sẽ được đo nhiều hơn, phù hợp hơn. Và các thông số này thể hiện đƣợc những đặc điểm cơ bản của bàn tay nữ sinh viên lứa tuổi 19 - 22 đồng thời chúng sẽ là cơ sở để thiết kế chính xác và đảm bảo tính tiện nghi cho sản phẩm găng tay da. Các kích thước càng chi tiết càng mô tả được chính xác đặc điểm nhân trắc bàn tay nữ sinh viên và phục vụ thiết kế găng tay da một cách hiệu quả nhất.

Chính vì vậy tôi đã lựa chọn các thông số kích thước sau để đo và tiến hành nghiên cứu. Các kích thước này chia làm 4 nhóm cụ thể là:

- Nhóm 1: chiều dài.

- Nhóm 2: chiều rộng.

- Nhóm 3: chiều dày.

- Nhóm 4: chu vi (kích thước vòng).

Đỗ Thị Hoa Ngà 74 Khóa: 2017B Găng tay là sản phẩm được mặc lên bàn tay con người trong quá trình sử dụng.

Trong quá trình vận động của con người, găng tay chịu các tác động của bàn tay và các yếu tố bên ngoài. Khi vận động (cầm, nắm v.v.) kích thước bàn tay thay đổi khá nhiều và găng tay cần thích ứng với sự thay đổi đó của bàn tay để không cản trở hoạt động của bàn tay. Do vậy bên cạnh việc xác định kích thước bàn tay ở trạng thái tĩnh, ở tƣ thế duỗi thẳng, trong nghiên cứu này tiến hành xác định các kích thước bàn tay có sự thay đổi nhiều trong quá trình vận động bàn tay, làm cơ sở lựa chọn vật liệu và thiết kế găng tay bó sát như găng tay da. Cụ thể đo kích thước bàn tay ở tư thế các ngón tay nắm lại. Với tư thế này, các kích thước bàn tay có sự thay đổi (tăng lên) lớn nhất.

Qua phân tích các phương pháp đo được sử dụng trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, phương pháp thiết kế găng tay, khảo cứu cơ sinh học bàn tay, trong nghiên cứu này sẽ tiến hành xác định các kích thước của bàn tay nữ sinh viên như trong bảng 2.1.[6]

Bảng 2.1. Phương pháp đo kích thước bàn tay của nữ sinh viên Hưng Yên

TT Kích thƣ c bàn tay

hiệu Phương pháp đo Dụng

cụ đo I. Chiều dài

1 Dài mu bàn tay khi duỗi thẳng

Mbt Khoảng cách từ đầu khớp xương cổ tay đến đầu mút ngón giữa phía mặt mu khi bàn tay duỗi thẳng.

Thước kỹ thuật 2 Chiều dài ngón tay số

cái phía mặt mu bàn tay duỗi thẳng

M1 Đo khoảng cách từ điểm kẽ ngón tay cái đến điểm kết thúc ngón tay cái khi bàn tay duỗi thẳng.

3 Chiều dài ngón tay trỏ phía mặt mu khi bàn tay duỗi thẳng.

M2 Đo khoảng cách từ điểm kẽ ngón tay trỏ đến điểm kết thúc ngón tay trỏ khi bàn tay duỗi thẳng.

Đỗ Thị Hoa Ngà 75 Khóa: 2017B 4 Chiều dài ngón tay

giữa phía mặt mu khi bàn tay duỗi thẳng.

M3 Đo khoảng cách từ điểm kẽ ngón trỏ đến điểm kết thúc ngón tay giữa khi bàn tay duỗi thẳng.

Thước kỹ thuật

số 5 Chiều dài ngón áp út

phía mặt mu khi bàn tay duỗi thẳng.

M4 Đo khoảng cách từ điểm kẽ ngón giữa đến điểm kết thúc ngón áp út khi bàn tay duỗi thẳng.

6 Chiều dài ngón út phía mặt mu khi bàn tay duỗi thẳng.

M5 Đo khoảng cách từ điểm kẽ ngón áp út đến điểm kết thúc ngón út khi tay duỗi thẳng.

7 Chiều dài lòng bàn tay.

Lbt Khoảng cách từ nhăn cổ tay đến đầu mút ngón giữa phía mặt lòng khi bàn tay duỗi thẳng.

8 Chiều dài ngón tay cái phía mặt lòng.

L1 Đo khoảng cách từ nếp gấp bàn ngón tay cái đến đầu mút ngón tay cái phía mặt lòng.

9 Chiều dài ngón tay trỏ phía mặt lòng.

L2 Đo khoảng cách từ nếp gấp bàn ngón tay trỏ đến đầu mút ngón trỏ phía mặt lòng.

10 Chiều dài ngón tay giữa phía mặt lòng.

L3 Đo khoảng cách từ nếp gấp bàn ngón giữa đến đầu mút ngón giữa phía mặt lòng.

11 Chiều dài ngón áp út phía mặt lòng.

L4 Đo khoảng cách từ nếp gấp bàn ngón áp út đến đầu mút ngón áp út phía mặt lòng.

12 Chiều dài ngón út phía mặt lòng.

L5 Đo khoảng cách từ nếp gấp bàn ngón út đến đầu mút ngón út phía mặt lòng.

13 Dài bàn tay khi nắm tay.

Nbt Khoảng cách từ nếp gấp cổ tay đến điểm đầu ngón trỏ khi nắm bàn tay.

Đỗ Thị Hoa Ngà 76 Khóa: 2017B 14 Chiều dài ngón tay

cái phía mặt mu khi bàn tay nắm

N1 Đo khoảng cách từ điểm kẽ ngón tay cái đến điểm kết thúc ngón tay cái khi nắm tay.

15 Chiều dài ngón tay trỏ phía mặt mu khi nắm tay

N2 Đo khoảng cách từ điểm kẽ ngón tay trỏ đến điểm kết thúc ngón tay trỏ khi nắm tay.

16 Chiều dài ngón tay giữa phía mặt mu khi nắm tay

N3 Đo khoảng cách từ điểm kẽ ngón trỏ đến điểm kết thúc ngón tay giữa khi nắm tay.

17 Chiều dài ngón áp út phía mặt mu khi nắm tay

N4 Đo khoảng cách từ điểm kẽ ngón giữa đến điểm kết thúc ngón áp út khi nắm tay.

18 Chiều dài ngón út phía mặt mu khi nắm tay

N5 Đo khoảng cách từ điểm kẽ ngón áp út đến điểm kết thúc ngón út khi nắm tay.

II. Chiều rộng

19 Rộng ngón cái R1 Khoảng cách giữa hai bờ của ngón cái. Thước kẹp điện tử 20 Rộng ngón trỏ R2 Khoảng cách giữa hai bờ của ngón trỏ.

21 Rộng ngón giữa R3 Khoảng cách giữa hai bờ của ngón tay giữa.

22 Rộng ngón áp út R4 Khoảng cách giữa hai bờ của ngón áp út.

23 Rộng ngón tay út R5 Khoảng cách giữa hai bờ của ngón út.

24 Rộng gan bàn tay Rgbt Khoảng cách vuông góc với trục của bàn tay qua bờ ngoài của khớp bàn ngón trỏ và ngón út.

Thước kẹp điện tử 25 Rộng bàn tay Rbt Khoảng cách lớn nhất giữa bờ trong

và bờ ngoài của bàn tay.

Đỗ Thị Hoa Ngà 77 Khóa: 2017B III. Chiều dày

26 Chiều dày ngón trỏ D2 Khoảng cách từ mặt mu đến mặt lòng của ngón tay trỏ.

Thước kẹp điện tử 27 Chiều dày ngón tay

giữa.

D3 Khoảng cách từ mặt mu đến mặt lòng của ngón giữa.

28 Chiều dày ngón áp út. D4 Khoảng cách từ mặt mu đến mặt lòng của ngón áp út qua gốc móng.

29 Chiều dày ngón tay út.

D5 Khoảng cách từ mặt mu đến mặt lòng của ngón út.

30 Chiều dày bàn tay. Dbt Khoảng cách từ mặt mu đến mặt lòng của bàn tay.

IV. Kích thƣ c vòng

31 Vòng cổ tay. Vct Đo vòng quanh khớp xương cổ tay.

32 Vòng bàn tay duỗi. Vbt Đo vòng quanh khớp xương bàn đốt ngón trỏ và ngón út khi bàn tay duỗi.

Thước dây 33 Vòng đầu ngón tay

cái.

Vđ1 Đo vòng quanh ngón tay cái tại vị trí giữa móng.

34 Vòng chân ngón tay cái.

Vc1 Đo vòng quanh khớp xương bàn ngón tay cái.

35 Chiều dài cung số 1 của cơ nổi ngón cái.

C1 Đo từ đường trung điểm của mặt phẳng cạnh bàn tay đến hết phần nổi gờ của ngón cái tương ứng tại vị trí rộng nhất của tenar.

Thước dây

36 Chiều dài cung số 2 của cơ nổi ngón cái.

C2 Đo từ đường trung điểm của mặt phẳng cạnh bàn tay đến hết phần nổi gờ của ngón cái thấp hơn C1 1cm.

Đỗ Thị Hoa Ngà 78 Khóa: 2017B 2.4.1.2. Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật đo

Trong nghiên cứu nhân trắc có thể sử dụng kỹ thuật đo trực tiếp và gián tiếp.

Tuy nhiên trong điều kiện nước ta hiện nay chưa có thiết bị đo gián tiếp bàn tay, nên việc đo bàn tay đại trà được thực hiện theo phương pháp đo trực tiếp.

Phương pháp đo trực tiếp cũng được sử dụng ở một số nước như: LB Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc... Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí, dễ tiến hành mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết. Đo bàn tay ở tƣ thế duỗi thẳng, ngón cái chếch 30 - 350, đo bàn tay nắm lại, các ngón gập lại tối đa. Đối với bàn tay nói chung, và bàn tay nữ sinh viên nói riêng chỉ đo bàn tay phải, vì không có sự khác biệt đáng kể giữa tay trái và tay phải, bàn tay để trần không đeo găng, nhẫn.

Trước khi đo, sử dụng bút bi đánh dấu các điểm nhân trắc đặc trưng trên bàn tay nhƣ trên hình 2.1:

- Các điểm kết thúc của các ngón tay a1, a2, a3, a4, a5 – là các điểm cuối (kết thúc) của các mô mềm trên đầu các ngón thứ nhất – thứ năm của bàn tay.

- Các điểm kẽ giữa các ngón tay thứ nhất – thứ năm K1, K2, K3, K4 – là các điểm sâu nhất giữa các ngón tay.

- Các điểm nhăn ngón tay: H1, H2, H3, H4, H5

- Đường cổ tay – đường vết gấp (nhăn) của da tạo thành tương ứng trên các bề mặt trước (phải) và sau (trái) của cổ tay khi bẻ gập hoặc duỗi bàn tay và đi qua đầu xương cổ tay.

- Điểm F1 và F5 của khớp xương bàn thứ nhất và thứ năm tương ứng với vị trí các tâm đầu các xương bàn thứ nhất và thứ năm.

37 Vòng bàn tay nắm. Đo vòng quanh khớp xương bàn đốt ngón trỏ và ngón út khi bàn tay nắm.

Thước dây

Đỗ Thị Hoa Ngà 79 Khóa: 2017B Hình 2.1. Các điểm nhân trắc và sơ đồ đo kích thước bàn tay

Các kích thước bàn tay:

- Chiều dài bàn tay từ phía mặt lòng Lbt và mặt mu Mbt – Khoảng cách từ trung điểm đáy (cổ tay) từ phía mặt lòng và mặt mu bàn tay đến kết thúc ngón tay thứ ba.

- Chiều dài khi nắm tay: Nbt, N1, N2, N3, N4, N5 – Khoảng cách từ xương khớp cổ tay đến kết thúc ngón giữa và khoảng cách từ các kẽ ngón tay đến đầu các ngón tay cái đến ngón út.

- Chiều dài các ngón phía mặt lòng khi bàn tay duỗi thẳng L1, L2, L3, L4, L5 và chiều dài các ngón phía mặt mu M1, M2, M3, M4, M5 của từng ngón – khoảng cách tương ứng từ điểm kẽ ngón tay chiếu trên trục thẳng đứng của bề mặt lòng hoặc mu bàn tay đến điểm kết thúc ngón tay.

- Chiều rộng bàn tay Rbt - Khoảng cách lớn nhất giữa bờ trong và bờ ngoài của bàn tay.

- Chiều rộng gan bàn tay Rgbt – khoảng cách khớp xương bàn số 2 và 5.

Mbt M1 M2 M3 M4 M5 Lbt L1

L2

L3

L4

L5

Rbt Rgbt a1

a2 a3 a4

a5

K1 K2

K3 K4

H1 H2 H3 H4 H5

F1 F5 5

Đỗ Thị Hoa Ngà 80 Khóa: 2017B - Chiều rộng các ngón tay: R1, R2, R3, R4, R5 - Khoảng cách giữa hai bờ của các ngón từ ngón 1 đến ngón 5.

- Chiều dày: Dbt, D2, D3, D4, D5 - Khoảng cách giữa mặt mu và mặt lòng bàn tay, các ngón tay.

- Vòng bàn tay duỗi Vbtd đo vòng quanh khớp xương bàn đốt ngón trỏ và ngón út khi bàn tay duỗi (bàn tay để trên bàn, ngón cái chếch 30 - 350).

- Vòng bàn tay nắm Vbtn đo vòng quanh khớp xương bàn đốt ngón trỏ và ngón út khi bàn tay nắm lại.

- Vòng đầu ngón tay cái Vđ1 đo vòng quanh ngón tay cái tại vị trí giữa móng.

- Vòng chân ngón tay cái Vc1 đo vòng quanh khớp xương bàn ngón tay cái.

- Chiều dài các cung thứ nhất và thứ hai của cơ nổi ngón cái đƣợc đo bằng thước dây từ đường trung điểm của mặt phẳng cạnh bàn tay đến hết phần nổi gờ của ngón cái tương ứng tại vị trí rộng nhất của cơ nổi ngón cái (thước dây phân bố vuông góc với trục ngón cái).

- Vòng cổ tay Vct - Đo vòng quanh xương vị trí đầu xương cổ tay.

* Tƣ thế đo:

Cùng với dụng cụ đo, chọn mốc đo thì tƣ thế đo có một ý nghĩa rất quan trọng về độ chính xác của kết quả đo.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5781- 1994 quy định một số điều trong khi đo nhƣ sau:

- Đo các kích thước khi đặt bàn tay úp: Người được đo ngồi tư thế thoải mái, bàn tay phải đặt áp sát mặt bàn mu bàn tay hướng lên trên, các ngón tay khép lại, ngón cái chếch 30 đến 350.

- Đo các kích thước khi đặt bàn tay ngửa: Người được đo ngồi tư thế thoải mái, bàn tay phải đặt áp sát mặt bàn lòng bàn tay hướng lên trên, các ngón tay khép lại, ngón cái chếch 30 đến 350.

- Đo các kích thước khi nắm bàn tay: Người được đo ngồi tư thế thoải mái, bàn tay phải đặt nhẹ trên mặt bàn, có thể co duỗi các ngón tay thoải mái, mu bàn tay hướng

Đỗ Thị Hoa Ngà 81 Khóa: 2017B lên trên, các ngón tay khép lại, ngón cái chếch 30 đến 350.

- Khi đo kích thước vòng phải đặt thước dây đúng mốc đo và chu vi của thước phải tạo thành mặt phẳng ngang song song.

Sử dụng các công cụ đo nhƣ sau:

Các kích thước chiều dài sử dụng cụ thước đo kỹ thuật số (hình 2.2). Đây là dụng cụ đo chiều dài cho giá trị chính xác đến phần trăm mm. Giá trị đo thể hiện số hóa trên màn hình Led của thiết bị đo nên cho phép đo chính xác và hiệu quả.

Hình 2.2. Thước kỹ thuật số

Các kích thước chiều rộng, chiều dày sử dụng thước kẹp điện tử (hình 2.3).

Đây là dụng cụ đo cũng cho giá trị đến phần trăm mm. Giá trị đo thể hiện số hóa trên màn hình Led của thiết bị đo nên cho phép đo chính xác và hiệu quả.

Hình 2.3. Thước kẹp điện tử

Các kích thước vòng được đo bằng thước dây vải có tráng nhựa chia độ đến milimet (hình 2.4).

Đỗ Thị Hoa Ngà 82 Khóa: 2017B Hình 2.4. Thước dây

Cách đo bàn tay: Để đo chính xác kích thước bàn tay, bên cạnh việc sử dụng các thước đo số hóa kết quả đo hiển thị trên màn hình dụng cụ, trong nghiên cứu này đã đề xuất phương pháp đo bàn tay duỗi thẳng và bàn tay ở tư thế các ngón lắm lại đảm bảo độ chính xác cho kết quả đo, cụ thể nhƣ sau:

Đánh dấu các điểm nhân trắc trên bàn tay: Sử dụng bút mực đánh dấu các điểm nhân trắc trên bàn tay theo các đầu xương, vết nhăn trên da v.v, cụ thể là các điểm: đầu mút ngón tay a1 đến a5, kẽ các ngón tay K1 đến K4, trung điểm cổ tay (Hình 2.1).

Đo bàn tay duỗi thẳng:

Đo chiều dài: Đặt bàn tay phải của người được đo lên bàn sao cho đúng tư thế đã được tập huấn. Người đo đặt đầu thước kỹ thuật số áp sát nhẹ đầu mút các ngón tay sau đó kéo thước về phía các mốc đo để đo các số đo dài các ngón tay, dài bàn tay (Lưu ý không dùng lực ấn mạnh bởi đầu ngón tay là các mô mềm, sẽ bị biến dạng làm sai lệch kết quả đo). Đọc kết quả trên màn hình dụng cụ đo (Hình 2.5).

Hình 2.5. Đo chiều dài bằng thước kỹ thuật số

Đo chiều rộng, chiều dày bàn tay: Dùng thước kẹp điện tử để đo. Cách đo bàn tay thể hiện trên hình (Hình 2.6). Khi đo chỉ để cho các má kẹp trên dụng cụ đo

Đỗ Thị Hoa Ngà 83 Khóa: 2017B chạm nhẹ các vị trí trên bàn tay, không ép nén các má kẹp tránh làm sai lệch kết quả đo.

Hình 2.6. Đo chiều rộng, chiều dày bằng thước kẹp điện tử

Đo chu vi bàn tay: Dùng thước dây quấn quanh vị trí cần đo như cổ tay, vòng bàn tay sao cho băng dây vừa chạm vào các vị trí đo, không xiết chặt hoặc thả lỏng đo nhƣ hình (2.7).

Hình 2.7. Đo chu vi cổ tay, bàn tay

Đo bàn tay nắm lại: Việc đo kích thước bàn tay khi nắm lại khó hơn so với việc đo bàn tay ở tƣ thế duỗi thẳng. Trong nghiên cứu này, qua khảo sát một số cách đo, đã đề xuất phương pháp đo kích thước bàn tay ở tư thế nắm lại, cụ thể như sau:

Cố định đầu thước dây vào đầu các ngón tay sau đó nắm tay lại để đo chiều dài các ngón và chiều dài bàn tay khi nắm lại (Hình 2.8, a). Việc này để tránh cho đầu thước bị xê dịch trong quá trình đo. Sử dụng băng dính bản nhỏ để cố định đầu thước với đầu ngón tay, hoặc cố định đầu thước dây với vòng chun, nhám dính sau đó lồng vào các ngón tay. Việc này không ảnh hưởng đến vận động nắm lại của bàn tay. Khi bàn tay nắm lại sẽ kéo theo thước và có thể đo thuận lợi và chính xác kích thước bàn tay (hình 2.8, b).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân trắc bàn tay nữa sinh viên phục vụ thiết kế găng tay da (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)