1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ LUCANIDAE Ở VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thành phần loài và phân bố họ Lucanidae ở Việt
Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có tài nguyên sinh vật dồi dào và là trung tâm đa dạng sinh học lớn của thế giới [3, 4, 5, 9, 12]. Các nhà khoa học nước ngoài, đặc biệt là các nhà nghiên cứu tự nhiên người Pháp đã đến Việt Nam từ những năm thuộc nửa cuối thế kỷ 19 để nghiên cứu, tìm hiểu về sinh vật của Việt Nam trong đó có họ Lucanidae. Các nghiên cứu này chủ yếu tìm hiểu sự đa dạng và phát hiện loài mới như các công trình nghiên cứu của tác giả Fairmaire (1888) công bố loài Nigidius oxyotus ở Tam Đảo và loài Dorcus laevidorsis ở phía Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc [168]… Từ năm 1925 đến 1928, Didier đã lần lượt phát hiện và mô tả 10 loài mới thuộc họ Lucanidae từ các mẫu vật thu được ở Việt Nam [158- 164]… Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như Arrow (1935) [16], Pouillaude (1914) [174]…
Sau khi thống nhất đất nước, có nhiều công trình nghiên cứu phát hiện và mô tả loài mới ở Việt Nam đã được công bố như Lacroix (1978) [170], Nagai (1996) [90], Ikeda (1997 a, b, c) [62, 63, 64]. Ikeda (2000 a, b) [65, 66], Katsura và Giang (2002) [69]. Arnaud và Miyashita (2006) [151], Baba (2000) [20], Zilioli (1998) [142], Okuda (2009) [95], Maeda (2009) [82], Maeda (2010, 2012) [83, 81]; Fujita (2010) [41]. Nguyen (2013) mô tả loài Neolucanus baongocae từ VQG Bidoup-Núi Bà [91], Nguyen và Schenk (2013) mô tả loài Neolucanus punctulatus từ núi Bà Nà[92], Schenk và Nguyen (2015) mô tả loài mới Cyclommatus thanhvanae từ VQG Bidoup-Núi Bà và C. princeps từ Quảng Nam [117], Schenk (2016) mô tả loài Neolucanus ingae từ Yên Bái [116]…
Các công trình nghiên cứu này thường dựa vào các chuyến điều tra thực địa tại một hoặc một vài VQG, KBT ở Việt Nam, qua đó thu thập mẫu vật, nghiên cứu
23
và phát hiện loài mới cho khoa học hoặc ghi nhận mới một số loài cho thành phần loài họ Lucanidae của Việt Nam. Bên cạnh phát hiện loài mới, ghi nhận mới thì các tác giả cũng đi sâu phân tích tình trạng phân loại từng nhóm loài, đặc điểm phân bố của chúng trên thế giới từ đó giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn thành phần loài cũng như đặc trưng phân bố của họ Lucanidae ở Việt Nam và mối quan hệ của chúng với các loài khác trên thế giới.
Từ những đóng góp của các nhà khoa học như trên mà họ Lucanidae của Việt Nam đã được thế giới biết đến, không những đặt nền tảng cho việc nghiên cứu thành phần loài họ Lucanidae ở Việt Nam mà còn nghiên cứu sự đa dạng và đánh giá các đặc điểm phân bố của chúng trong tự nhiên. Bên cạnh đó cũng đã có một số công trình nghiên cứu thành phần loài, tu chỉnh bậc phân loại và phân tích đặc điểm phân bố của các loài côn trùng họ Lucanidae trên thế giới trong đó có Việt Nam như các công trình của Vitalis de Salvaza (1919) [178], Didier và Seguy (1953) [167], Maes (1992) [172], Mizunuma và Nagai (1994) [88], Krajcik (2001, 2003) [73, 74], Fujita (2010) [41]… Trong công trình nghiên cứu của mình, Fujita (2010) đã ghi nhận 132 loài và phân loài côn trùng họ Lucanidae ở Việt Nam (chiếm 9,34% số loài của thế giới) [41].
Một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về tập hợp thành phần loài họ Lucanidae của Việt Nam phải kể đến công trình của Đặng Thị Đáp và Trần Thiếu Dư (2003) [2]. Các tác giả đã phân tích mẫu vật của 31 loài được đang lưu giữ tại Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật, đồng thời dựa vào các tài liệu nghiên cứu trước đây, hai tác giả đã tổng hợp và công bố thành phần loài họ Lucanidae ở Việt Nam [2]. Theo kết quả nghiên cứu của hai tác giả, Việt Nam có 134 loài và phân loài thuộc 21 giống của họ Lucanidae, trong đó Bắc Bộ ghi nhận 128 loài, Trung Bộ ghi nhận 8 loài và Nam Bộ ghi nhận 11 loài [2]. Tuy nhiên, danh sách thành phần loài trong công bố của hai tác giả có một số loài được liệt kê nhiều hơn một lần ở ít nhất hai tên giống khác nhau [2].
Ví dụ, loài số 19 C”ladognathus confucius (Hope, 1842)” và loài số 114
“Prosopocoilus confucius (Hope, 1842)” trong nghiên cứu của Đặng Thị Đáp và
24
Trần Thiếu Dư (2003) thực chất cùng chỉ một loài Prosopocoilus (Cladognathus) confucius (Hope, 1842) [2]. Năm 1842, Hope đã mô tả loài Lucanus confucius [52].
Đến năm 1953, Didier và Séguy chuyển loài này về giống Cladognathus [167]. Tuy nhiên đến 1960, Benesh chuyển loài này về giống Prosopocoilus [28]. Maes (1992) đồng ý với cách phân loại của Benesh (1960) và xếp loài này vào phân giống Cladognathus thuộc giống Prosopocoilus [172]. Ví dụ khác là loài số 38 "Dorcus velutinus Thomson, 1862" [2] và loài số 50 "Gnaphaloryx velutinus (Thomson, 1862)" [2] cùng chỉ chung một loài Velutinodorcus velutinus (Thomson, 1862) theo nghiên cứu của Maes (1992) [172].
Nghiên cứu về đa dạng loài côn trùng họ Lucanidae tại một VQG hay KBT có công trình của Hung et al. (2003), Lê Vũ Khôi và cs. (2004), Nguyễn Quang Thái và cs. (2012), Đỗ Mạnh Cương và cs. (2014), Lien et al. (2014)…
Hung et al. (2003) sử dụng vợt côn trùng thu thập mẫu vật trên tán cây và trên mặt đất trong chuyến điều tra tại huyện Yên Minh và Xín Mần của tỉnh Hà Giang. Kết quả nghiên cứu các tác giả đã thu thập được 257 mẫu vật thuộc 43 họ côn trùng trong đó có 8 mẫu vật thuộc 5 loài của họ Lucanidae [61].
Tại VQG Bạch Mã, nhóm tác giả Lê Vũ Khôi và cs. (2004) đã nghiên cứu đa dạng sinh học các loài sinh vật của Vườn [3]. Cùng với công bố danh sách các loài động thực vật có mặt tại VQG, các tác giả cũng đã công bố danh sách 894 loài côn trùng thuộc 17 bộ, 125 họ, 580 giống đã được thu thập và nghiên cứu. Trong đó họ Lucanidae có 11 loài thuộc 10 giống, được xác định là một trong số 25 họ côn trùng giàu loài tại VQG Bạch Mã [3].
Nguyễn Quang Thái và cs. (2012), nghiên cứu thành phần loài họ Lucanidae ở VQG Bidoup-Núi Bà của tỉnh Lâm Đồng. Qua nghiên cứu này của nhóm tác giả phân tích 80 mẫu vật thu thập được thuộc 13 loài, 8 giống của họ Lucanidae. Các tác giả mô tả đặc điểm hình thái ngoài của từng loài và bàn luận đặc điểm phân bố của chúng [10].
Đỗ Mạnh Cương và cs. (2014) đã nghiên cứu các loài côn trùng phổ biến ở
25
VQG Cúc Phương đã phát hiện và công bố 9 loài côn trùng thuộc họ Lucanidae.
Các tác giả mô tả đặc điểm hình thái, phân bố địa lí cùng ảnh chụp của mỗi loài [1].
Lien et al. (2014), trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2013, đã thực hiện các nghiên cứu điều tra thành phần loài côn trùng ở một số VQG và KBT ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (VQG Tam Đảo, VQG Xuân Sơn, KBTTN Văn Bàn, VQG Hoàng Liên, VQG Ba Bể, VQG Phia Oắc-Phia Đén, VQG Ba Vì, KBTTN Na Hang và KBTTN Pà Cò). Kết quả, các tác giả đã thu được 142 mẫu vật thuộc 10 loài trong họ Lucanidae [79].
Tại VQG Phú Quốc, Schenk và Nguyen (2018) đã phát hiện và ghi nhận mới loài Odontolabis mouhotii Parry, 1864 cho thành phần loài họ Lucanidae của Việt Nam [118]. Các tác giả nhận thấy các cá thể trong quần thể loài O. mouhotii ở đảo Phú Quốc có cơ thể mập và lớn hơn, màu sắc cánh trước tối hơn so với các cá thể của loài này ở Campuchia, Lào và Thái [118]. Bên cạnh đó các tác giả cũng thảo luận đặc điểm hình thái và phân bố địa lí của loài O. mouhotii với loài O. elegans giúp phân biệt hai loài rất giống nhau này. Loài O. mouhotii có thể phân biệt với loài O. elegans bởi dải màu đen trên cánh trước mở rộng dần về phía gốc, phần màu màu vàng cam trên cánh trước tối hơn, cơ thể mập chắc hơn. Trong khi đó loài O.
elegans có dải màu đen ở trên cánh trước rất hẹp và không mở rộng ở gốc, phần màu vàng cam trên cánh trước sáng và bóng hơn, cơ thể mảnh và mỏng hơn so với loài O. mouhotii [118]. Loài O. mouhotii phân bố ở Đông Nam Thái Lan, Campuchia, miền Nam Lào và miền Nam Việt Nam. Trong khi đó loài O. elegans phân bố ở miền Bắc Thái Lan và một phần Myanmar [118].
Như vậy các nghiên cứu thành phần loài họ Lucanidae ở Việt Nam mới chỉ là tập hợp các nghiên cứu nhỏ lẻ rải rác ở một số VQG hoặc KBT. Các nghiên cứu có tính chất tập trung quy mô lớn trên một khu vực địa lí nhất định còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó hệ sinh thái rừng đang có nhiều thay đổi dưới tác động chủ quan của con người phần nào ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nói chung và thành phần loài họ Lucanidae của Việt Nam nói riêng. Do vậy cần có các nghiên cứu điều tra có tính tổng thể để cập nhật thành phần loài họ Lucanidae của Việt Nam nói chung
26 và vùng núi phía Bắc Việt Nam nói riêng.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu đặc điểm phân bố họ Lucanidae ở Việt Nam Đặc điểm phân bố các loài côn trùng họ Lucanidae ở Việt Nam đã được các tác giả đề cập trong các nghiên cứu phát hiện loài mới của mình. Các tác giả thường chỉ ra phân bố địa lí của loài, một số tác giả còn đề cập đến độ cao và hệ sinh thái thu thập của mẫu vật đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi loài côn trùng họ Lucanidae ở Việt Nam cũng có phân bố địa lí nhất định, có loài phân bố địa lí rộng, vừa có mặt ở Việt Nam vừa có mặt ở một hoặc một số nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó cũng có những loài có phân bố địa lí hẹp, cho đến nay vẫn mới chỉ phát hiện ở một VQG hoặc KBT của Việt Nam mà chưa phát hiện ở nước khác.
Loài Prosopocoilus suturalis và loài Prosopocoilus gracilis không chỉ phân bố ở nhiều vùng phía Bắc Việt Nam mà còn có thể tìm thấy loài này ở một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Ấn Độ, Bhutan, Bangladesh, Myanmar…
[28, 41, 167]. Trong khi đó các loài Yumikoi makii, Weinreichius perroti, Lucanus pesarinii…[41, 142, 151, 170] hiện mới chỉ phát hiện được tại Việt Nam [167]. Đặc biệt loài Katsuraius ikedaorum mới chỉ thu thập được mẫu vật tại đai cao trên 1100 m ở VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) mà chưa ghi nhận tại bất kỳ khu vực nghiên cứu nào khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới [41, 90].
Lê Vũ Khôi và cs. (2004) nghiên cứu đặc điểm phân bố theo hệ sinh thái và độ cao của các loài họ Lucanidae ở VQG Bạch Mã. Kết quả cho thấy có 6 trong số 11 loài thu thập được có phân bố ở đai cao dưới 600 m, 5/11 loài có phân bố ở độ cao từ 600 m đến dưới 1000 m và có 2 loài phân bố ở độ cao trên 1000 m [3]. Các tác giả đã nghiên cứu đặc điểm phân bố các loài trong họ Lucanidae ở 6 kiểu hệ sinh thái khác nhau. Kết quả, hệ sinh thái rừng rậm và hệ sinh thái cây bụi cùng thu được 5 loài chiếm số loài nhiều nhất trong tổng số 11 loài. Tiếp theo là hệ sinh thái rừng phục hồi với 3/11 loài thu thập được. Hệ sinh thái rừng ven suối chỉ thu thập được 1 loài. Hai hệ sinh thái đất trồng trọt và hệ sinh thái sông suối hồ nhỏ không thu thập được mẫu vật nào [3]. Như vậy sự phân bố các loài trong họ Lucanidae ở VQG Bạch Mã có sự khác nhau giữa các
27
hệ sinh thái khác nhau, khác nhau ở các đai cao khác nhau [3].
Lien et al. (2014) cũng đề cập đến tập tính hoạt động theo thời gian của một số loài côn trùng họ Lucanidae tại Việt Nam. Các tác giả ghi nhận tập tính chung của các loài côn trùng họ Lucanidae là hoạt động về đêm [79]. Ngoài ra, các tác giả cũng phát hiện nhiều cá thể loài Odontolabis cuvera hoạt động vào buổi trưa lúc trời nắng. Bên cạnh đó các tác giả cũng phát hiện loài Nigidionus parryi (Bates, 1866) phân bố trong thân gỗ mục chết đứng và loài Neolucanus opacus Boileau, 1899 hút nhựa trên cây còn sống [79].
Trong quá trình điều tra thu thập mẫu vật, Hung et al. (2003) phát hiện loài Dorcus titanus westermani Hope ở HST khu dân cư tại độ cao 700 m, loài Lucanus lunatus Weber ở HST rừng thường xanh núi thấp tại độ cao 1300 m, loài Neolucanus latus ở HST rừng lá rộng hỗn hợp tại độ cao 900-1200 m, loài Neolucanus nitidus robstus ở HST rừng lá rộng hỗn hợp tại độ cao 1200 m, loài Nigidionus paryi Bates ở HST rừng thường xanh núi thấp tại độ cao 1300 m.
Suzuki (2001, 2002) đã phát hiện và ghi nhận 26 loài thuộc họ Lucanidae bằng phương pháp thu thập cá thể trưởng thành trên cây gỗ của VQG Tam Đảo [127, 128]. Với mỗi loài côn trùng họ Lucanidae, tác giả đã nghiên cứu đặc điểm phân bố của chúng theo độ cao và cây chủ mà chúng hút nhựa. Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 9 loài cây có nhựa thuộc 6 họ thực vật là nơi phát hiện một số loài côn trùng họ Lucanidae tại VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) [127, 128].
Như vậy, chúng ta có thể thấy các nghiên cứu về phân bố của họ Lucanidae ở Việt Nam mới chỉ là ở các nghiên cứu nhỏ lẻ mang tính chất ghi nhận đặc điểm phân bố của một số loài thu thập được. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn về đặc điểm phân bố của họ Lucanidae ở một VQG hay KBT còn khá ít ỏi, đặc biệt là các nghiên cứu về phân bố họ Lucanidae theo độ cao cũng như theo hệ sinh thái. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu đặc điểm phân bố họ Lucanidae ở vùng núi phía Bắc Việt Nam cũng như ở một khu vực địa lí nhất định vẫn chưa được tiến hành.
28