Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. ĐẶC TRƯNG PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI CÔN TRÙNG HỌ LUCANIDAE Ở VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
3.4.1. Phân bố của họ Lucanidae ở vùng núi phía Bắc Việt Nam theo kiểu hệ
3.4.1.1. Số lượng loài và số lượng cá thể họ Lucanidae trong các hệ sinh thái Kết quả thu thập mẫu vật tại 3 HST khác nhau cùng đai cao 1000-1600 m của 2 khu vực nghiên cứu Văn Chấn (Yên Bái) và VQG Phia Oắc-Phia Đén (Cao Bằng) được thể hiện ở Phụ lục 7 và Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Số lượng và tỉ lệ số loài của các tộc trong họ Lucanidae trong các hệ sinh thái
STT
Hệ sinh thái Tộc
Rừng già Rừng PHTN Rừng PHNT
Số loài Tỉ lệ
(%) Số loài Tỉ lệ
(%) Số loài Tỉ lệ (%)
1 Aegini 3 4,76 1 2,94 0 0,00
2 Cladognathini 15 23,81 7 20,59 3 37,50
3 Cyclommatini 4 6,35 1 2,94 0 0,00
4 Dorcini 15 23,81 9 26,47 1 12,50
5 Lucanini 12 19,05 6 17,65 0 0,00
6 Nigidini 1 1,59 0 0,00 0 0,00
7 Odontolabini 13 20,63 10 29,41 4 50,00
Tổng 63 100 34 100 8 100
Biên độ giao động 42-51 67-81 23-31 34-49 6-7 10-11
Ghi chú: chỉ lấy số liệu ở hai khu vực nghiên cứu Văn Chấn (Yên Bái) và VQG Phia Oắc-Phia Đén (Cao Bằng) để phân tích đặc trưng phân bố theo kiểu HST.
Trong tổng số 63 loài thu thập được tại tất cả các kiểu hệ sinh thái của VQG Phia Oắc-Phia Đến và Văn Chấn (Yên Bái), có 63 loài thu được trong HST rừng già thuộc 7 tộc, có 34 loài thu được ở HST rừng PHTN thuộc 6 tộc, và có 8 loài thu được ở HST rừng PHNT thuộc 3 tộc. Số lượng tộc và số loài thu được ở mỗi HST được biểu thị ở Hình 3.31.
99
Hình 3.31. Số lượng loài trong các tộc thu được ở các hệ sinh thái
Số lượng loài và số giống thu được ở mỗi kiểu HST trong kết quả trên là tổng hợp chung số loài tại hai khu vực điều tra Văn Chấn (Yên Bái) và VQG Phia Oắc-Phia Đén (Cao Bằng). Ở HST rừng già số loài thu được ở mỗi khu vực nghiên cứu dao động từ 42 đến 51 loài tương ứng 67-81% tổng số loài ở tất cả các HST. Ở HST rừng PHTN số loài thu được ở mỗi khu vực nghiên cứu dao động từ 23-31 loài tương ứng chiếm 34-49% so với tổng số loài của tất cả các HST, tương tự ở rừng PHNT có 6-7 loài chiếm 10-11%. Như vậy số loài thu được có biên độ thấp nhất ở các kiểu HST rừng già, rừng PHTN và rừng PHNT lần lượt là 42 loài, 23 loài và 6 loài tương ứng chiếm 67%, 34% và 10% (Bảng 3.4).
Số lượng loài, số cá thể và số giống thu được tại mỗi hệ sinh thái nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.5 và Phụ lục 7.
Bảng 3.5. Số loài, số cá thể và tỉ lệ số cá thể/số loài tại các hệ sinh thái STT Hệ sinh thái Số tộc Số loài Số cá thể Tỉ lệ số cá thể/số loài
1 Rừng già 7 63 1102 17,49
2 Rừng PHTN 6 34 172 5,06
3 Rừng PHNT 3 8 21 2,63
Tổng 7 63 1295 20,56
Trong tổng số 63 loài thu thập được trong nghiên cứu đánh giá phân bố theo
100
HST, chúng tôi nhận thấy có 8 loài (12,70%) có mặt ở cả 3 HST gồm các loài Serrognathus titanus, Neolucanus fuscus, Neolucanus pseudopacus, Odontolabis platynota, Odontolabis siva, Prosopocoilus gracilis, Prosopocoilus suturalis và Prosopocoilus astacoides, có 26 loài (41,27%) thu thập được ở hai HST rừng già và rừng PHTN, có 29 loài (46,03%) chỉ xuất hiện ở một HST rừng già mà không xuất hiện ở hai HST còn lại (Phụ lục 7).
Sử dụng hàm Fisher, chúng tôi thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê về số lượng loài thu được giữa HST rừng già với HST rừng PHTN và HST rừng PHNT (p
< 0,05) (Phụ lục 8, Phụ lục 9).
Sử dụng hàm thống kê Chi bình phương xác định tương quan số lượng loài giữa hai HST rừng PHTN và rừng PHNT, chúng tôi thấy sự khác nhau về số lượng loài giữa hai HST là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) (Phụ lục 10).
Các loài thu được ở HST rừng PHNT đều thu được ở HST rừng già và HST rừng PHTN, trong số các loài thu được ở HST rừng PHTN thì tất cả đều thu được ở HST rừng già, nhưng nhiều loài thu được ở HST rừng già lại không xuất hiện ở HST rừng PHTN hay HST rừng PHNT. Đây là đặc điểm khác biệt về đặc điểm phân bố so với các nhóm côn trùng khác như mối trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng (2003) [8], bọ nhảy Collembola trong nghiên cứu của Nguyễn Trí Tiến (1994) [11] hay kiến trong nghiên cứu của Bùi Thanh Vân (2018) [13].
Như vậy qua phân tích số liệu thành phần loài và số lượng cá thể của các giống tại 3 HST rừng già, rừng PHTN và rừng PHNT chúng tôi nhận thấy số lượng loài, số lượng cá thể, số giống, tỉ lệ số cá thể/số loài trong các giống giảm dần từ HST rừng già (63 loài, 1102 cá thể, 7 tộc, 17,49 cá thể/loài) đến HST rừng PHTN (34 loài, 172 cá thể, 6 tộc, 5,06 cá thể/loài,) và thấp nhất ở rừng PHNT (8 loài, 21 cá thể, 3 tộc, 2,8 cá thể/loài) (Bảng 3.5 và Phụ lục 7).
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Morse et al. (1988), các tác giả cho rằng đa dạng của các loài cánh cứng ở các HST rừng kín tự nhiên cao hơn ở HST rừng thứ sinh hoặc bị tác động [89]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Davies (1988) cho rằng sự đa
101
dạng côn trùng nói chung giảm dần từ nơi có HST thảm thực vật phong phú nhất, đến HST trảng cỏ và khoảng trống [35]. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa tác động của con người tới sự đa dạng về thành phần loài họ Lucanidae và số lượng cá thể thu được trong tự nhiên. Tại nơi mà tác động của con người càng lớn thì số lượng loài và số lượng cá thể họ Lucanidae xuất hiện càng giảm và thậm chí nhiều loài, nhiều giống không xuất hiện tại môi trường có tác động mạnh của con người.
Để giải thích đầy đủ đặc điểm này cần phải có những nghiên cứu tiếp theo sâu hơn. Có thể thấy các HST khác nhau ở mức độ tác động của con người lên thảm rừng, theo đó mức độ đa dạng của thảm thực vật và tính ổn định sinh thái của các HST giảm đi từ rừng già đến rừng PHNT.
Theo Phạm Bình Quyền (2005), dựa vào nhu cầu và khả năng sử dụng nguồn thức ăn mà trong nhóm côn trùng ăn thực vật có các loài đa thực (Polyphagous) ăn nhiều loài cây khác nhau, bên cạnh đó còn có những loài đơn thực (Monophagous) chỉ ăn một hoặc một vài loại thức ăn nhất định [9]. Thời gian sống của họ Lucanidae ở giai đoạn trưởng thành có thể tính bằng tuần bằng tháng, nhưng thời gian trước trưởng thành mà cụ thể là giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài tới hàng năm thậm chí là nhiều năm [45]. Như vậy, sự tồn tại của một loài trong một khu vực phụ thuộc cơ bản vào giai đoạn trước trưởng thành.
Ở HST rừng già, với thảm thực vật đa dạng và HST cân bằng, mức ổn định cao, quần xã sinh vật sống trong đó cũng ổn định, giữa các loài có mối quan hệ tương hỗ đạt cực đại [9]. Tại đây có đầy đủ cả ba nhóm loài côn trùng họ Lucanidae với ấu trùng đa thực, hẹp thực và đơn thực. Sang HST rừng phục hồi tự nhiên, thảm rừng suy giảm hơn về đa dạng sinh học, có thể vì thế mà có mặt chủ yếu là các loài có ấu trùng đa thực và hẹp thực. Ở HST rừng PHNT, sự suy giảm về đa dạng thảm rừng ở mức cao hơn hai HST trên, có lẽ vì thế mà chỉ có số ít loài đa thực có thể tồn tại. Chính vì các lí do trên, số loài côn trùng họ Lucanidae giảm đi khi đi từ rừng già qua rừng PHTN đến rừng PHNT, những loài có mặt ở HST rừng PHNT cũng là loài có mặt ở cả hai HST còn lại. Trên đây mới chỉ là giải thích có tính lôgic, để có thể hiểu một cách đầy đủ bản chất của hiện tượng này cần có thêm
102
những nghiên cứu chuyên sâu nghiên cứu biến động của các quần xã Lucanidae ở nhiều HST khác nhau dưới tác động khác nhau của con người.
3.4.1.2. Cấu trúc thành phần loài họ Lucanidae trong các hệ sinh thái
Số lượng loài và số cá thể trong mỗi giống ở mỗi HST được thể hiện trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Số lượng và tỉ lệ số loài của mỗi giống trong các hệ sinh thái
STT
Hệ sinh thái Tên giống
Rừng già Rừng PHTN Rừng PHNT
Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%)
1 Aegus 3 4,76 1 2,94 0 -
2 Cyclommatus 4 6,35 1 2,94 0 -
3 Dorcus 3 4,76 0 - 0 -
4 Hemisodorcus 1 1,59 0 - 0 -
5 Hexarthrius 1 1,59 1 2,94 0 -
6 Kirchnerius 1 1,59 0 - 0 -
7 Lucanus 11 17,46 5 14,71 0 -
8 Macrodorcas 6 9,52 5 14,71 0 -
9 Neolucanus 10 15,87 7 20,59 2 25,00
10 Nigidionus 1 1,59 0 - 0 -
11 Odontolabis 3 4,76 3 8,82 2 25,00
12 Prismognathus 4 6,35 0 - 0 -
13 Prosopocoilus 9 14,29 7 20,59 3 37,50
14 Rhaetulus 1 1,59 0 - 0 -
15 Serrognathus 4 6,35 3 8,82 1 12,50
16 Velutinodorcus 1 1,59 1 2,94 0 -
Tổng số giống 16 100 10 100 4 100
Biên độ dao động 13-16 81-100 8-9 50-56 4 25
Ghi chú: sử dụng kết quả nghiên cứu ở các kiểu HST của hai khu vực Văn Chấn (Yên Bái) và VQG Phia Oắc-Phia Đén (Cao Bằng).
Trong HST rừng già chúng tôi thu được 63 loài thuộc 16 giống, HST rừng PHTN thu được 34 loài thuộc 10 giống, HST rừng PHNT thu được 8 loài thuộc 4 giống. Cũng giống như số lượng loài, số lượng giống thu được trong mỗi HST là tổng hợp chung số giống của HST rừng già ở các hai khu vực nghiên cứu Văn Chấn (Yên Bái) và VQG Phia Oắc-Phia Đén (Cao Bằng). Số lượng giống ở HST
103
rừng già dao động trong khoảng 13-16 loài tương ứng 81-100% tổng số giống thu được ở tất cả các khu vực thu mẫu, ở HST rừng PHTN số lượng giống dao động trong khoảng 8-9 giống chiếm 50-56% tổng số giống thu được ở cả hai khu vực thu mẫu, ở HST rừng PHNT đều thu được 4 giống chiếm 25% (Bảng 3.6).
Như vậy số giống dao động thấp nhất ở HST rừng già, rừng PHTN và rừng PHNT lần lượt là 13 giống, 8 giống và 4 giống tương ứng 81%, 50% và 25%.
Bảng 3.6 còn cho thấy, trong HST rừng già, giống Lucanus có số loài thu được lớn nhất (11 loài chiếm 17,46%) tiếp đến là giống Neolucanus thu được 10 loài (chiếm 15,87%); giống Prosopocoilus thu được 9 loài (chiếm 14,29%); giống Macrodorcas thu được 6 loài (chiếm 9,52%); ba giống Cyclommatus, Prismognathus và Serrognathus cùng thu được 4 loài (chiếm 6,35%); ba giống Aegus, Dorcus và Odontolabis đều thu được 3 loài (chiếm 4,76%); các giống còn lại chỉ thu được một loài (chiếm 1,59%).
Tại HST rừng PHTN giống Neolucanus và giống Prosopocoilus thu được số lượng loài lớn nhất: 7 loài chiếm 20,59% tổng số loài trong HST rừng PHTN; giống Macrodorcas và Lucanus cùng thu được 5 loài (chiếm 14,71%); giống Odontolabis và giống Serrognathus thu được 3 loài (chiếm 8,82%); các giống còn lại chỉ thu được 1 loài (chiếm 2,94%). Có 6 giống thu được ở HST rừng già nhưng không thu được đại diện nào ở HST rừng PHTN gồm: Dorcus, Hemisodorcus, Kirchnerius, Nigidionus, Prismognathus và Rhaetulus.
Tại HST rừng PHNT, giống Prosopocoilus thu được nhiều loài nhất 3 loài, chiếm 37,50% tổng số loài thu thập được trong HST này, giống Odontolabis và giống Neolucanus cùng thu được 2 loài (chiếm 25,0%); giống Serrognathus chỉ thu được 1 loài (chiếm 12,50%).
Như vậy, dưới tác động của con người, tỉ lệ phần trăm số loài của các giống trong HST có sự thay đổi. Đáng chú ý là theo mức độ tác động tăng dần của tác động con người lên HST thì tỉ lệ % số loài của giống Lucanus trong HST có chiều hướng giảm đi, trong khi tỉ lệ phần trăm số loài của các giống Prosopocoilus, Odontolabis và Neolucanus lại có xu hướng tăng lên.
104
3.4.1.3. Độ phong phú và các chỉ số đa dạng của họ Lucanidae ở các hệ sinh thái Độ phong phú của một loài trong HST được xác định bằng tỉ lệ phần trăm (%) số cá thể của loài đó trên tổng số cá thể của tất cả các loài có trong mẫu điều tra.
Theo Vũ Quang Mạnh (2004), loài có độ phong phú n’ > 10% là loài rất ưu thế, loài ưu thế là loài có độ phong phú (n’) nằm trong khoảng 5,1-10,0%, và các loài có độ phong phú (n’) nằm trong khoảng 2,0-5,0% được đánh giá là loài ưu thế tiềm tàng [7].
Kết quả nghiên cứu độ phong phú của mỗi loài tại mỗi HST rừng được thể hiện ở Phụ lục 11. Từ Phụ lục 11 chúng tôi tập hợp các loài ưu thế và ưu thế tiềm tàng (n' > 2%) trong cả ba HST được thể hiện ở Bảng 3.7.
Tại HST rừng già, trong số 63 loài thu thập không có loài nào thuộc nhóm loài rất ưu thế, có 2 loài thuộc nhóm ưu thế, gồm Prosopocoilus astacoides (n' = 7,26%) và Neolucanus fuscus (n' = 6,62%). Bên cạnh đó, HST rừng già có 18 loài thuộc nhóm loài ưu thế tiềm tàng (n' = 2,0-5,0%) và 43 loài không ưu thế. Tập hợp các loài ưu thế, ưu thế tiềm tàng chiếm 35,82% và tập hợp các loài không ưu thế chiếm 64,28% tổng số loài trong HST rừng già. Độ phong phú trung bình của tập hợp các loài ưu thế và ưu thế tiềm tàng đạt 3,37%. Tỉ lệ phần trăm giữa tập hợp số loài rất ưu thế và ưu thế với tập hợp số loài rất ưu thế, ưu thế và ưu thế tiềm tàng là 10% (Bảng 3.7).
Tại HST rừng PHTN thu được 34 loài, trong đó có 6 loài ưu thế (n' = 5,1- 10%) gồm: Prosopocoilus astacoides (n' = 9,30%), Neolucanus vicinus (n' = 6,40%), Prosopocoilus confucius (n' = 5,81%), Neolucanus fuscus (n' = 5,23%), Odontolabis platynota (n' = 5,23%) và Lucanus planeti (n' = 5,23%). HST rừng PHTN có 14 loài ưu thế tiềm tàng (n' = 2,0-5,0%) và 14 loài không ưu thế (n' < 2%). Tập hợp các loài ưu thế, rất ưu thế và ưu thế tiềm tàng chiếm 58,82%, trong khi tập hợp các loài không ưu thế chiếm 41,18% tổng số loài trong HST rừng PHTN. Độ phong phú trung bình của tập hợp các loài ưu thế và ưu thế tiềm tàng của HST rừng PHTN đạt 4,19%. Tỉ lệ phần trăm giữa tập hợp số loài rất ưu thế và ưu thế so với tập hợp số loài rất ưu thế, ưu thế và ưu thế tiềm tàng là 30% (Bảng 3.7).
105
Bảng 3.7. Tập hợp loài rất ưu thế, ưu thế, ưu thế tiềm tàng trong các hệ sinh thái
STT Loài Độ phong phú n' (%)
Rừng già Rừng PHTN Rừng PHNT
1 Prosopocoilus astacoides 7,26 9,30 19,05
2 Neolucanus fuscus 6,62 5,23 19,05
3 Lucanus planeti 4,90 5,23 -
4 Odontolabis cuvera 3,72 3,49 -
5 Prosopocoilus gracilis 3,72 4,65 4,76
6 Hexarthrius vitalisi 3,63 4,07 -
7 Neolucanus pseudopacus 3,63 4,07 4,76
8 Odontolabis siva 3,63 - 19,05
9 Prosopocoilus confucius 3,18 5,81 -
10 Neolucanus vicinus 3,09 6,40 -
11 Odontolabis platynota 3,09 5,23 19,05
12 Macrodorcas capricornus 2,54 2,33 -
13 Neolucanus giganteus 2,54 2,33 -
14 Serrognathus titanus 2,54 3,49 9,52
15 Prosopocoilus crenulidens 2,45 2,33 -
16 Neolucanus ingae 2,36 - -
17 Neolucanus parryi 2,27 - -
18 Serrognathus cervulus 2,18 3,49 -
19 Lucanus nobilis 2,00 - -
20 Prosopocoilus denticulatus 2,00 - -
21 Macrodorcas melliana - 3,49 -
22 Prosopocoilus suturalis - 4,65 4,76
23 Lucanus sericeus - 2,33 -
24 Macrodorcas rufonotatus - 3,49 -
25 Prosopocoilus oweni - 2,33 -
Độ phong phú trung bình của tập hợp các
loài rất ưu thế, ưu thế và ưu thế tiềm tàng 3,37 ± 1,39 4,19 ± 1,69 12,5 ± 6,71 Tỉ lệ (%) tập hợp số loài rất ưu thế và ưu
thế/ tập hợp số loài rất ưu thế, ưu thế và ưu thế tiềm tàng
10,0 30,0 62,5
Tỉ lệ (%) tập hợp loài rất ưu thế, ưu thế và
ưu thế tiềm tàng trong mỗi HST 31,75 58,82 100
Ghi chú: Tập hợp các loài ưu thế và ưu thế tiềm tàng trở lên (độ phong phú n' ≥ 2%) trong các sinh cảnh.
Trong HST rừng PHNT chúng tôi thu được 8 loài trong đó có 4 loài thuộc
106
nhóm loài rất ưu thế (n' > 10%) gồm các loài: Prosopocoilus astacoides (n' = 19,05%), Neolucanus fuscus (n' = 19,05%), Odontolabis platynota (n' = 19,05%) và Odontolabis siva (n' = 19,05%). Một loài ưu thế Serrognathus titanus (n' = 9,52%) và 3 loài ưu thế tiềm tàng (n' nhận giá trị từ 2-5%). Tập hợp các loài rất ưu thế, ưu thế và ưu thế tiềm tàng chiếm 100% tổng số loài thu được, trong khi các loài không ưu thế (n' < 2%) chiếm 0% tổng số loài trong HST rừng PHNT. Độ phong phú trung bình của tập hợp các loài rất ưu thế, ưu thế và ưu thế tiềm tàng trong HST rừng PHNT đạt 12,5%. Tỉ lệ phần trăm giữa số loài rất ưu thế và ưu thế với tập hợp số loài rất ưu thế, ưu thế và ưu thế tiềm tàng là 62,5% (Bảng 3.7).
Trong cả 3 kiểu HST, có hai loài Prosopocoilus astacoides và Neolucanus fuscus là loài ưu thế ở hai hệ sinh thái rừng già và rừng PHTN (n' > 5,0%) đồng thời hai loài này cũng thuộc nhóm loài rất ưu thế ở HST rừng PHNT (n' > 10%). Bên cạnh đó, loài Odontolabis platynota vừa là loài ưu thế ở HST rừng PHTN vừa là loài rất ưu thế ở HST rừng PHNT (Bảng 3.7).
Giá trị độ phong phú trung bình của các nhóm loài tại các HST khác nhau được thể hiện qua Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Độ phong phú trung bình của mỗi nhóm loài tại các hệ sinh thái
STT Hệ sinh thái
Độ phong phú trung bình n' (%) Nhóm rất ưu
thế Nhóm ưu thế Nhóm ưu thế
tiềm tàng Tính chung
1 Rừng già - 6,94
(σ = 0,32)
2,97 (σ = 0,76)
3,37 (σ = 1,39)
2 Rừng PHTN - 6,20
(σ = 1,45)
3,32 (σ = 0,83)
4,19 (σ = 1,69) 3 Rừng PHNT 19,05
(σ = 0)
9,52 (σ = 0)
4,76 (σ = 0)
12,5 (σ = 6,71)
Ghi chú: σ). độ lệch chuẩn.
Bảng 3.8 cho thấy giá trị độ phong phú trung bình tính chung của tập hợp nhóm loài rất ưu thế, ưu thế và ưu thế tiềm tàng tăng dần từ HST rừng già (n' = 3,37%), đến HST rừng PHTN (n' = 4,19%) và cao nhất ở HST rừng PHNT (n' = 12,5%). Mặt khác sự phân hóa độ phong phú của các loài trong HST rừng già cũng thấp nhất (σ = 1,39) không có loài nào chiếm ưu thế quá cao so với các loài còn lại, tiếp đến là rừng
107
PHTN (σ = 1,69) và cao nhất là rừng PHNT (σ = 6,71).
Hình 3.32. Đường cong ưu thế của tập hợp các loài trong họ Lucanidae trong mỗi hệ sinh thái
Ghi chú: Các loài ưu thế 1. H. vitalisi, 2. L. nobilis, 3. L. planeti, 4. L. sericeus, 5. M.
capricornus, 6. M. melliana, 7. M. rufonotatus, 8. N. fuscus, 9. N. giganteus, 10. N. ingae, 11. N.
parryi, 12. N.pseudopacus, 13. N. vicinus, 14. O. cuvera, 15. O. platynota, 16. O. siva, 17. P.
astacoides, 18. P. confucius, 19. P. crenulidens, 20. P. denticulatus, 21. P. gracilis, 22. P. oweni, 23. P. suturalis, 24. S. cervulus, 25. S. titanus.
Như vậy chúng ta thấy, theo thứ tự từ rừng già, đến rừng PHTN và rừng
108
PHNT, số lượng loài côn trùng họ Lucanidae xuất hiện giảm dần (tương ứng 63, 34 và 8 loài), độ phong phú trung bình tăng lên (Bảng 3.8), đồng thời tỉ lệ của tập hợp nhóm loài rất ưu thế, ưu thế và ưu thế tiềm tàng tăng lên (31,75%, 58,82% và 100%) (Bảng 3.7), trong khi tỉ lệ các loài không ưu thế giảm đi.
Chiều hướng thay đổi đường cong ưu thế của mỗi HST theo phương pháp của Nguyễn Trí Tiến (1994) được thể hiện ở Hình 3.32. Kết quả cho thấy mỗi một HST khác nhau có tập hợp nhóm loài ưu thế khác nhau, độ dốc của đường cong ưu thế tăng dần khi đi từ rừng già đến rừng PHTN và rừng PHNT.
Theo Nguyễn Trí tiến (1994), khi HST bị tác động mạnh bởi các hoạt động của con người, tính ổn định của HST bị phá vỡ, điều kiện sống thay đổi theo hướng bất lợi cho sự tồn tại ổn định của các loài sinh vật. Một số loài bị đào thải hoặc bị thu hẹp kích thước quần thể, những loài sống sót có cơ hội chiếm lĩnh HST mới.
Một số loài ưu thế của HST cũ bị thay thế bởi nhóm loài ưu thế mới trong HST mới do có khả năng thích nghi cao hơn với điều kiện môi trường mới [11].
Ở HST rừng PHTN và rừng PHNT là những HST có sự tác động mạnh hơn của yếu tố con người đã làm thay đổi đặc điểm cấu trúc HST, môi trường sống cân bằng ban đầu của các loài côn trùng họ Lucanidae, dẫn đến một số loài do không thích ứng được với sự thay đổi của môi trường sống nên bị biến mất hoặc bị thu hẹp kích thước quần thể. Những loài có khả năng thích nghi hơn với môi trường mới sẽ tồn tại, phát triển và dần trở thành loài ưu thế trong HST mới. Như vậy theo mức độ phục hồi HST rừng tăng lên (từ rừng PHNT đến rừng PHTN đến RG) thì số lượng loài ưu thế, giá trị trung bình độ phong phú của tập hợp các loài ưu thế và độ dốc của đường cong ưu thế đều giảm.
Các chỉ số đa dạng của mỗi HST được thể hiện ở Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Các chỉ số đa dạng quần xã Lucanidae trong các hệ sinh thái
STT Hệ sinh thái CSĐD
Margalef (d)
CSĐD
Shannon-Weiner (H')
CSĐD Simpson (D)
1 Rừng già 8,85 3,73 0,9705
2 Rừng PHTN 6,41 3,30 0,9626
3 Rừng PHNT 2,30 1,92 0,8810