Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. MÔ TẢ LOÀI MỚI, THẢO LUẬN TÌNH TRẠNG PHÂN LOẠI VÀ GHI NHẬN LOÀI MỚI CHO VIỆT NAM
3.2.4. Ghi nhận mới một số loài côn trùng họ Lucanidae cho Việt Nam
Trong số 98 loài và dạng loài chúng tôi thu thập được trong nghiên cứu này, loài lần đầu tiên được ghi nhận cho Việt Nam 3 loài: Lucanus marazziorum Zilioli, 2012, Prosopocoilus superbus (Bomans, 1971) và Prosopocoilus fulgens (Didier, 1927).
3.2.4.1. Ghi nhận mới loài Lucanus marazziorum Zilioli, 2012 cho Việt Nam Lucanus marazziorum Zilioli, 2012
Phân bố thế giới: miền Bắc Lào (núi Phu Pan, tỉnh Houa Phan) [150].
Phân bố trong nước: Văn Chấn (Yên Bái), ký hiệu mẫu vật YB61575 Đây là lần đầu tiên ghi nhận loài này cho Việt Nam.
70
Mẫu vật đực loài Lucanus marazziorum Zilioli, 2012 được chúng tôi thu thập có đặc điểm như sau (Hình 3.6):
Hình 3.6. Hình thái cá thể đực loài Lucanus marazziorum Zilioli, 2012 (Nguồn: Nguyễn Quang Thái)
Chiều dài cơ thể: 54 mm
Cơ thể nhìn chung khá mảnh, có màu nâu đỏ, hàm trên và tấm lưng đốt ngực trước có màu sẫm hơn so với các phần còn lại, có đường viền hẹp quanh mép cánh trước và các mép cạnh của đầu, tấm lưng đốt ngực trước có màu đen. Anten và palp có màu nâu đen. Đốt đùi chân sau và đốt đùi chân giữa có mép trong màu đen, đốt đùi chân trước có mép trước màu đen, mép trong của đốt ống chân màu đen. Bề mặt cơ thể có phủ lông nhung màu vàng óng, ngắn và phân bố rải rác ở mặt lưng, dài và rậm hơn ở mặt bụng.
Hàm trên dài và mảnh, cong mạnh ở đoạn sát gốc, gần thẳng ở đoạn giữa và hơi cong đoạn gần đỉnh. Bề mặt hàm trên phủ nhiều chấm nhỏ và lông nhung. Mép
71
trong hàm trên có một răng lớn, mập, chắc nằm ở trước khoảng giữa, hơi hướng lên trên và về phía trước, có khoảng 4-5 răng nhỏ phân bố rải rác ở trước và sau răng lớn kéo dài từ sát gốc đến gần đỉnh. Răng dưới ở đỉnh mảnh và ngắn hơn rất nhiều so với răng trên ở đỉnh.
Đầu có hình chữ nhật, cạnh trước lồi ra thành một tấm da dạng hình thang.
Mảnh môi trên kéo dài và lõm đều xuống ở giữa tạo thành cái máng với thành máng là các cạnh bên, cạnh trước và cạnh sau. Góc trước đầu rất phát triển kéo dài lên quá mắt, mắt bị đuôi mắt phân cắt một phần ít hơn một nửa mắt. Mảnh cằm phẳng, hình thang được phủ bởi các lông nhỏ màu vàng và các chấm nhỏ. Anten có 10 đốt với 4 đốt cuối kéo dài và mở rộng theo chiều ngang tạo thành dạng lược.
Tấm lưng đốt ngực trước hình thang với chỗ rộng nhất nằm ở khoảng giữa, cạnh trước tròn, cạnh sau tù và mở rộng, được bao phủ bởi một lớp lông nhung màu vàng.
Chân mảnh, cạnh ngoài đốt ống chân trước có 2-3 gai nhọn phân bố rải rác, giữa các gai nhọn này không có răng nhỏ, cạnh ngoài mỗi đốt ống chân giữa có 02 gai nhọn, cạnh ngoài mỗi đốt ống chân sau có 1 gai nhỏ.
Loài Lucanus marazziorum Zilioli, 2012 có đặc điểm hình thái ngoài gần giống loài Lucanus formosus Didier, 1927 đã từng được ghi nhận ở Lào Cai (Việt Nam) trước đây nhưng có thể phân biệt với loài Lucanus formosus Didier, 1927 ở các đặc điểm như sau:
- Cơ thể mập và chắc hơn;
- Lông tơ trên cơ thể nhìn từ mặt lưng ngắn hơn, phân bố rải rác hơn và khó thấy hơn so với L. formosus;
- Cơ thể có màu đỏ sẫm hơn so với màu nâu sẫm của loài L. formosus;
- Tỉ lệ chiều rộng trên chiều dài của đầu nhỏ hơn so với tỉ lệ đó ở loài L.
formosus, chiều rộng đầu không rộng hơn vai quá nhiều như ở L. formosus;
- Răng giữa của hàm trên phân bố ở trước khoảng giữa chiều dài hàm trên, khác với loài L. formosus răng giữa của hàm trên phân bố ở khoảng đoạn giữa chiều dài hàm trên;
72
- Răng dưới sát đỉnh hàm trên kém phát triển hơn so với răng dưới sát đỉnh hàm trên của loài L. formosus.
3.2.4.2. Ghi nhận mới loài Prosopocoilus superbus (Bomans, 1971) cho Việt Nam
Prosopocoilus superbus (Bomans, 1971)
= Metopodontus superbus Bomans, 1971 [153]
= Prosopocoilus spineus superbus (Bomans, 1971) [102, 172]
a b c
Hình 3.7. Hình thái cá thể đực loài Prosopocoilus superbus (Nguồn: Nguyễn Quang Thái)
Ghi chú: a). nhìn mặt lưng, b). nhìn mặt bụng, c). đầu mút ống chân sau cá thể đực
Phân bố thế giới: Lào (Pakse) [41, 153]; Thái Lan (Chiang Rai, Chiang Mai) [41, 88, 172].
Phân bố trong nước: Hòa Bình – Số hiệu mẫu vật HB715037 Đây là lần đầu tiên loài này được ghi nhận ở Việt Nam.
Chúng tôi mô tả lại các đặc điểm hình thái ngoài của mẫu vật đực thu được ở Việt Nam nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm định loại của loài, đồng thời bổ sung các mô tả chi tiết hơn làm tư liệu cho các nghiên cứu về sau. Bên cạnh đó, chúng tôi mô tả lần đầu tiên thể giao cấu đực của loài này cho khoa học (Hình 3.7 và Hình 3.8).
73
Hình 3.8. Cấu tạo thể giao cấu đực loài Prosopocoilus superbus (Nguồn: Nguyễn Quang Thái)
Ghi chú: av). nhìn mặt bụng, al). nhìn nghiêng và ad). nhìn mặt lưng
Mẫu vật đực của loài Prosopocoilus superbus (Bomans, 1971) có đặc điểm hình thái như sau:
Nhìn mặt lưng, hàm trên và các chân hoàn toàn màu đen. Đầu, tấm lưng đốt ngực trước và cánh trước có mảng màu nâu đỏ phân bố đối xứng hai bên. Nhìn mặt bụng, một nửa đốt đùi và một phần mảnh ức đốt ngực trước có màu nâu đỏ.
Đầu hình chữ nhật, mặt lưng được bao phủ bởi nhiều chấm nhỏ, lõm nhẹ ở giữa, và lõm sâu dần về phía cạnh trước. Mảnh môi trên nhìn rõ từ mặt lưng, xẻ thùy. Mắt bị phân cắt một nửa bởi đuôi mắt, cạnh sau mắt hơi phồng lên. Anten 10 đốt, 3 đốt cuối phát triển mạnh về chiều ngang tạo thành tấm lược, đốt thứ 7 vuốt nhọn ở đầu mút.
Hàm trên dẹt theo hướng lưng bụng, mép ngoài thẳng từ gốc đến 2/3 sau đó cong dần vào trong đến hết đầu mút, mép trong có 4-5 răng nhỏ xếp thành dãy phân bố từ gốc đến khoảng 1/3 chiều dài hàm trên, từ khoảng 1/3 đến 2/3 các răng nhỏ gần như nhập lại thành hình lưỡi dao, gần đầu mút hàm trên có một răng lớn. Nhìn mặt bụng mảnh cằm được phủ nhiều lông vàng, rậm.
Tấm lưng đốt ngực trước có hình thang, cạnh trước lồi mạnh ở phần giữa, hai cạnh bên gần song song nhau, góc bên phía dưới nhọn, cạnh góc bên phía dưới
74 không lõm, cạnh sau gần như một đường thẳng.
Cánh trước thon dài, trơn bóng, dài hơn tổng chiều dài đầu và tấm lưng đốt ngực trước (không tính chiều dài hàm trên).
Chân trước có hàng răng nhỏ phân bố dọc cạnh ngoài của đốt ống. Cạnh ngoài đốt ống chân giữa và đốt ống chân sau không có gai, đầu mút đốt ống chân sau có cấu trúc móng đeo hình tam giác cân, cạnh đáy tam giác cân áp sát mép trong đốt ống chân sau, phần đốt ống chân sau liền trước móng đeo không bị lõm vào (Hình 3.7c).
Một số tác giả cho rằng loài Prosopocoilus superbus (Bomans, 1971) là phân loài của Prosopocoilus spineus Didier, 1927 [102, 172].
a b c
Hình 3.9. Hình thái cá thể đực loài Prosopocoilus spineus (Nguồn: Nguyễn Quang Thái)
Ghi chú: a). nhìn mặt lưng, b). nhìn mặt bụng, c). cấu trúc móng đeo ở cạnh trong đốt ống chân sau cá thể đực.
Chúng tôi nghiên cứu đặc điểm hình thái ngoài và cấu tạo thể giao cấu đực của loài Prosopocoilus superbus thu thập ở Hòa Bình (KBT thiên nhiên Thượng Tiến), số hiệu HB715037 (Hình 3.7 và Hình 3.8) và loài P. spineus thu thập ở VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), số hiệu TD614094 (Hình 3.9 và Hình 3.10) và nhận thấy
75
một số sự khác biệt giữa P. superbus so với P. spineus như sau:
- Nửa sau của tấm lưng đốt ngực trước của P. superbus có hai mảng màu nâu và đỏ rất phân biệt trong khi mặt lưng tấm lưng đốt ngực trước của P. spineus hoàn toàn đen.
- Một nửa đốt đùi của các chân và một phần mặt bụng đốt ngực giữa của loài P. superbus có màu nâu đỏ trong khi ở loài P. spineus hoàn toàn màu đen.
- Cấu trúc móng đeo ở phần cuối đốt ống chân sau (metatibia) ở hai loài cũng khác nhau. Nhìn theo hướng lưng bụng loài P. superbus có cấu trúc hình tam giác cân và không có vết lõm ở vị trí liền trước cấu trúc móng đeo (Hình 3.7c). Trong khi loài P. spineus cấu trúc hình móc câu, và có vết lõm sâu liền trước cấu trúc móng (Hình 3.9c).
Hình 3.10. Cấu tạo thể giao cấu loài Prosopocoilus spineus (Nguồn: Nguyễn Quang Thái)
Ghi chú: av). nhìn mặt bụng, al). nhìn nghiêng và ad). nhìn mặt lưng
- So sánh đặc điểm cấu tạo thể giao cấu đực của hai loài P. superbus (Hình 3.8) và P. spineus (Hình 3.10) chúng tôi thấy sự khác biệt giữa cấu trúc thể giao cấu đực của hai loài như sau: nhìn mặt nghiêng thể giao cấu đực của P. superbus mảnh hơn, cong hơn so với thể giao cấu đực của loài P. spineus. Thùy bên thể giao cấu của loài P. superbus thon gọn có hình tam giác cân (Hình 3.8-al) trong khi thùy bên
76
thể giao cấu của loài P. spineus to hơn, tròn hơn, phần đầu mút vuốt nhọn ở đỉnh (Hình 3.10-al). Nhìn mặt lưng, mỗi thùy bên thể giao cấu của loài P. superbus có gai ở cạnh trong (Hình 3.8-ad) trong khi đó mỗi thùy bên thể giao cấu của loài P.
spineus tròn trơn, không có gai dài (Hình 3.10-ad). Nhìn mặt bụng, dương vật của loài P. superbus ngắn gần bằng một nửa chiều dài thùy bên thể giao cấu (Hình 3.8 av) trong khi dương vật của loài P. spineus dài hơn ắ chiều dài thựy bờn thể giao cấu (Hình 3.10-av), roi dương vật của loài P. superbus ngắn hơn hai lần chiều dài thùy bên thể giao cấu trong khi roi dương vật của loài P. spineus dài hơn hai lần chiều dài thùy bên thể giao cấu (Hình 3.10).
Kết hợp các khác biệt về đặc điểm hình thái như phân tích trên đây trên chúng tôi kết luận rằng phân loài Prosopocoilus spineus superbus theo quan điểm của Maes (1992) [172] Pinratana và Maes (2003) [102] rất khác biệt so loài Prosopocoilus spineus. Vì vậy chúng tôi khẳng định Prosopocoilus superbus là một loài độc lập, không thể là phân loài của loài Prosopocoilus spineus.
3.2.4.3. Ghi nhận mới loài Prosopocoilus fulgens (Didier, 1927) cho Việt Nam Prosopocoilus fulgens (Didier, 1927)
=Metopodontus fulgens Didier, 1927 [161]
Phân bố thế giới: Ban-Samang, Ban-Sion (Tonkin) [161], Bắc Thái Lan, Trung Quốc [41, 58].
Phân bố trong nước: Hà Giang – Số hiệu mẫu vật HG61689 Đây là lần đầu tiên loài này được ghi nhận ở Việt Nam.
Loài Prosopocoilus fulgens (Didier, 1927) được Didier mô tả năm 1927 dựa trên hai mẫu vật do M. Vitalis De Salvaza thu thập gồm một cá thể đực thu được ở
"Ban-Samang" và một cá thể cái ở "Ban-Sion" [161]. Ngày nay Ban-Samang là địa danh thuộc miền Bắc Lào (Khoueng Viangchan, Lào), và Ban-Sion không trùng với bất kì địa danh nào ở Việt Nam.
Năm 1953, trong công trình nghiên cứu của mình Didier và Seguy cho rằng loài này có phân bố ở "Tonkin" mà không giải thích gì thêm cũng như không dựa trên mẫu vật thu thập mới [167]. Trích dẫn lại nghiên cứu của Didier và Seguy
77
(1953), một số tác giả như Huang và Chen (2013) [58] hay Fujita (2010) [41] đã từng cho rằng loài này được ghi nhận ở Việt Nam mặc dù các tác giả này không nghiên cứu trên mẫu vật nào của Việt Nam. Như vậy, cho đến nay thực sự vẫn chưa có mẫu vật nào của loài Prosopocoilus fulgens được ghi nhận ở Việt Nam.
Hình 3.11. Hình thái cá thể đực loài Prosopocoilus fulgens (Nguồn: Nguyễn Quang Thái)
Ghi chú: a). nhìn mặt lưng; b). nhìn mặt bụng
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, lần đầu tiên thu thập 6 mẫu vật của loài Prosopocoilus fulgens tại tỉnh Hà Giang trong hai năm 2016 và 2017. Như vậy ngoài địa danh chuẩn của loài là Ban-Samang (Lào), loài này còn được ghi nhận tại miền Bắc Thái Lan, Trung Quốc (Vân Nam, đông nam Tây Tạng và đảo Hải Nam) [41, 58] thì đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận sự có mặt loài này cho Việt Nam (Hình 3.11). Lần đầu tiên, cấu tạo cơ quan sinh dục đực của loài được nghiên cứu và chụp ảnh.
Mẫu vật đực của loài Prosopocoilus fulgens được thu thập ở Hà Giang, Việt Nam (số hiệu mẫu vật HG717383) có đặc điểm: kích thước cơ thể có chiều dài từ
78
20,92-27,93 mm. Tất cả các cá thể thu thập được đều có hàm trên ngắn, khoảng cách từ gốc đến đỉnh chỉ đạt 3,86-6,28 mm. Mép trong của hàm trên có từ 5 đến 7 răng nhỏ chạy dọc từ gốc lên đến đỉnh.
Đầu, tấm lưng đốt ngực trước, hàm trên và các chân có màu đen, cánh trước màu đỏ nhạt ở cạnh và nâu đỏ ở mặt giữa. Bề mặt cánh trước sáng bóng, tấm scutellum màu đen, mặt bụng cơ thể hầu hết có màu đen.
Mặt lưng của đầu được bao phủ bởi các chấm nhỏ, bề mặt đầu tính từ trung tâm đến cạnh trước bị lõm xuống tạo thành một khu vực hình tam giác. Đuôi mắt phân cắt một nửa mắt, cạnh trước mắt thẳng, mảnh và không mở rộng.
Mảnh môi trên ngắn, nhô lên rất ít, bị lõm ở giữa và hẹp vào hai bên. Cạnh bên phía trước của đầu có một góc nhọn, cạnh sau của mắt (postocular) lồi nhẹ.
Mảnh cằm hình thang, góc trước tròn, được bao phủ bởi nhiều lông nhỏ màu vàng, tập trung nhiều ở gần cạnh trước. Mảnh họng (Gula) lõm nhẹ, hình thang và nhìn thấy khá rõ ràng.
Hàm trên ngắn, dẹp, hình con dao với phần vuốt nhọn ở đầu. Cạnh ngoài khá thẳng từ gốc đến đoạn giữa và dần dần cong vào phía trong cho đến đỉnh. Cạnh trong thẳng từ gốc cho tới gần đỉnh, có 7 răng nhỏ phân cắt rõ ràng xếp liên tiếp nhau, hai răng lớn hơn phân bố sát gốc gần như nhập lại làm một.
Phần lược anten tạo thành từ 3 đốt; đốt thứ 7 sắc nhọn ở đỉnh và không tạo thành tấm như các đốt 8, 9 và 10.
Tấm lưng đốt ngực trước được phủ bởi nhiều chấm nhỏ giống ở đầu, mở rộng và ngắn hơn đầu, cạnh bên hơi xẻ rãnh và lồi nhẹ từ góc trước tới góc bên, góc trước bị cắt cụt, góc bên xuất hiện không rõ ràng, lõm nhẹ ở khoảng 1/3 đoạn sau, góc sau tròn.
Cánh trước có cạnh bên song song, rộng hơn so với tấm lưng đốt ngực trước và đầu, bề mặt cánh trơn bóng, không có xẻ rãnh hoặc chấm nhỏ.
Đốt ống chân trước với 5 răng lớn phân biệt, ở giữa có nhiều răng nhỏ hơn hình tam giác phân bố dọc cạnh ngoài từ gốc cho đến đỉnh. Đầu mút đốt ống chân
79
trước chia đôi ở đỉnh. Đốt ống chân giữa và đốt ống chân sau không có gai ở cạnh ngoài, có một dãy lông màu vàng mịn phân bố tại 2/3 cho đến đầu mút. Đốt đùi chân sau và đốt đùi chân giữa cũng có hai dãy lông vàng mịn phân bố tại một nửa ở phần gốc.
Hình 3.12. Cấu tạo thể giao cấu đực của loài Prosopocoilus fulgens (Nguồn: Nguyễn Quang Thái)
Ghi chú: a). Nhìn mặt lưng; b). Nhìn mặt bụng và c). Nhìn mặt bên
Thể giao cấu đực mảnh và kéo dài, cong nhẹ khi nhìn mặt bên; phần gốc gần như song song, thùy bên thể giao cấu hình tam giác và thon nhọn ở đỉnh (khi nhìn mặt bên), dạng hình tấm và tròn ở đỉnh khi nhìn từ mặt lưng và mặt bụng. Dương vật kéo dài, roi dương vật ngắn hơn so với chiều dài của thể giao cấu đực (Hình 3.12).
Địa danh thu được mẫu chuẩn của loài Prosopocoilus fulgens (Didier, 1927) là "Tonkin", "Ban-Samang" (Khoueng Viangchan, Bắc Lào). Ngày nay một số quần thể của loài này trên thế giới được khám phá bao gồm miền Bắc Thái Lan (Chiang Mai và Chiang Rai), Trung Quốc (nam Vân Nam [Xishuangbanna, KBT TN Nabanhe]), đảo Hải Nam [núi Jianfengling, Ledong County,], và Đông Nam Tây Tạng [Linzhi Pref., Motuo County]) [41, 58, 102, 166].
Theo mô tả gốc của Didier (1927) mẫu vật chuẩn của loài này ở Lào có màu
80
tối hơn ở mặt bụng, và màu nâu đen ở mặt lưng. Hàm trên có một gờ ở mặt lưng, theo hình ảnh vẽ tay của tác giả cho thấy phần gốc của hàm trên mảnh hơn so sới mẫu vật chúng tôi thu thập được ở Hà Giang. Khoảng cách giữa mắt và tấm lưng đốt ngực trước dường như ngắn hơn (điều này cần được khẳng định lại bằng việc nghiên cứu mẫu vật gốc hoặc bằng ảnh chụp) [166].
Mẫu vật chúng tôi thu thập được ở Hà Giang (Việt Nam) có màu đen đậm ở mặt bụng và bề mặt cánh trước có hai màu rõ ràng (màu đỏ đậm ở cạnh ngoài và nâu đỏ ở giữa, cánh sáng bóng). Gờ trên mặt lưng của hàm trên không nhọn, mặt gốc của hàm trên dày hơn so với mẫu vật chuẩn. Cạnh sau mắt phình ra dạng góc tù.
Khoảng cách giữa đầu và tấm lưng đốt ngực trước dài hơn so với mẫu vật chuẩn ngay cả với cá thể có kích thước nhỏ.
Như vậy từ phân tích mô tả mẫu vật thu được từ Hà Giang (Việt Nam) chúng tôi thấy về cơ bản các đặc điểm của mẫu vật thu được trùng khớp với các đặc điểm của mẫu chuẩn đã được Didier (1927) mô tả. Mẫu vật thu được ở Hà Giang (Việt Nam) có một vài khác biệt nhỏ với mẫu chuẩn như khác nhau về màu sắc và mặt lưng của hàm trên nhọn hoặc tù. Đây là các sai khác nhỏ, có thể là các biến đổi nhỏ của các quần thể khác nhau của loài.
Theo Huang và Chen (2003), hai tác giả đã phát hiện một mẫu vật từ Vân Nam (Trung Quốc) có đặc điểm giống với mô tả mẫu chuẩn và hình vẽ của loài này.
Một mẫu vật đực từ đông nam Tây Tạng (Trung Quốc) nhưng không có đặc điểm gờ trên mặt lưng của hàm trên như với mẫu chuẩn của loài. Một mẫu vật là cá thể đực thu được từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) có cánh trước không sáng bóng nhưng có các chấm nhỏ phân bố đậm trên bề mặt cánh [58].
Dựa vào đặc điểm hình thái ngoài và phân bố địa lí của các mẫu vật thu được, chúng tôi nhận thấy có 4 nhóm quần thể của loài mang các đặc điểm khác nhau:
nhóm thứ nhất bao gồm các cá thể phân bố ở các địa danh Ban-Samang (Lào), Vân Nam (Trung Quốc) và Chiang Mai (Thái Lan); nhóm thứ hai gồm các cá thể phân bố ở Tây Tạng (Trung Quốc); nhóm thứ ba gồm các cá thể phân bố ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) và nhóm thứ tư gồm các cá thể phân bố ở Hà Giang (Việt Nam).