Chương II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN
Tiết 15 Bài 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Tình hình nước Đức trong các năm 1918-1929, 1929-1939.
Những chính sách của Đảng Quốc xã và Hitle ở Đức 1929-1939.
Khái niệm về chủ nghĩa phát xít.
2. Kỹ năng
Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
3. Phẩm chất
Giáo dục cho học sinh thấy được sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, từ đó có tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực thực hành bộ môn; năng lực tự học, hợp tác, phản biện…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh ảnh, sơ đồ tóm tắt. Tư liệu về Hítle. Máy tính kết nối máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu tư liệu về nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh (1918-1939).
- Tìm hiểu về Hitle và Chủ nghĩa bài Do Thái
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Ổn định tổ chức lớp
...
...
...
...
...
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
1. Mục tiêu
Với việc học sinh quan sát hình ảnh tư liệu: thành phố nước Đức, Thủ tướng Đức Hitle, Thủ tướng Macken, học sinh có những kiến thức cơ bản về nước Đức và hai nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết nước Đức thế kỉ XX dưới thời của Thủ tướng Hitle là lò lửa châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt nhất. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Quan sát những hình ảnh tư liệu thành phố nước Đức, Thủ tướng Đức Hitle, Thủ tướng Macken, thảo luận vấn đề dưới đây:
1. Những bức ảnh gợi nhớ đến những nhân vật lịch sử và đất nước nào ở châu Âu?
2. Chỉ ra mối liên hệ giữa các nhân vật lịch sử với đất nước đó?
3. Nêu những điều thế giới ấn tượng về đất nước đó gắn liền với nhân vật lịch sử?
Học sinh hoạt động cá nhân, giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm của mình.
3. Gợi ý sản phẩm
Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.
Từ 1918-1939, CNTB trải qua những biến đổi thăng trầm qua các giai đoạn, điều đó được thể hiện qua các nước tư bản như Anh, Pháp, Mĩ, Đức. Trong đó Đức là nước tư bản điển hình ở châu Âu. Vậy sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Đức phả đối mặt với những khó khăn gì? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 có ảnh hưởng đến nước Đức không? Tai sao Đức được coi là lò lửa của chiến tranh thế giới? Những nội dung trên được làm sáng tỏ trong bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nước Đức trong những năm 1918-1929 1. Mục tiêu:
Những khó khăn của Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Từ 1924-1929, nước Đức tạm ổn định 2. Phương thức:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh và đọc thông tin phần chữ nhỏ SGK trang 64-65 thảo luận về những nội dung liên quan đến nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Những khó khăn của Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Tại sao từ 1924-1929, nước Đức tạm ổn định?
Học sinh hoạt động cá nhân để thảo luận vấn đề đặt ra.
3. Gợi ý sản phẩm.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Đức đối mặt với nhiều khó khăn:
+ Cơ sở vật chất bị tàn phá
+ Lãnh thổ bị thu hẹp, bồi thường chiến phí nặng nề + Tài chính rối loạn
>> nước Đức 1918-1923, lâm vào khủng hoảng nặng nề
-Từ 1924-1929, là thời kì tạm ổn định. Kinh tế Đức phát triển nhưng lại phụ thuộc vào Mĩ, nhờ vào 2 kế hoạch: Đalét và Yơng.
Hoạt động 2: Nước Đức trong những năm 1929-1939 1. Mục tiêu:
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đến nước Đức.
Quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở nước Đức.
Nước Đức từ 1933-1939, là lò lửa của chiến tranh thế giới.
2. Phương thức:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh và đọc thông tin phần chữ nhỏ SGK trang 66-68 thảo luận về những nội dung liên quan đến nước Đức từ 1929-1939.
1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đến nước Đức 2. Quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở nước Đức
3. Nước Đức từ 1933-1939, là lò lửa của chiến tranh thế giới
Học sinh hoạt động cá nhân sau đó thảo luận theo cặp đôi các vấn đề đặt ra.
3. Gợi ý sản phẩm.
- Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đến nước Đức
+ Năm 1929 khủng hoảng diễn ra tại Mĩ và lan nhanh đến nước Đức.
+ Khủng hoảng đã tác động trực tiếp, nặng nề đến Đức.
+ Kinh tế khủng hoảng trầm trọng
+ Xã hội: tỉ lệ người thất nghiệp tăng cao, đời sống nhân dân khó khăn, phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ nhiều nơi
+ Nền Cộng hòa Vaima lung lay
>> Đức lâm vào khủng hoảng hỗn loạn, cần tìm ra lối thoát.
-Đảng Quốc xã lên cầm quyền
+ Đảng Quốc xã thành lập năm 1919, lãnh tụ là Hitle, là đảng của công nhân nhưng mang đượm tính chất chủ nghĩa dân tộc- phản động.
+ Đảng Quốc xã đã truyền bá những tư tưởng phản động, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước.
+ Ngày 30/1/1933, Hitle lên làm Thủ tướng, chính thức cầm quyền ở nước Đức.
-Những chính sách của Hitle trong những năm 1933-1939
+ Chính trị: tiến hành biện pháp mạnh, thiết lập nền độc tài khủng bố công khai + Xã hội: thực hiện chính sách bài trừ người Do Thái, gây nên những tội ác dã man.
+ Kinh tế: phát triển theo hướng quân sự hóa
+ Quân sự Đức hùng mạnh , là trại lính khổng lồ ở châu Âu.
+ Đối ngoại: thực hiện các chính sách hiếu chiến, đấy quan hệ quốc tế căng thẳng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu. Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
2. Phương thức
Học sinh hoạt động cá nhân
Từ kiến thức mới hãy làm sáng nhận xét: nước Đức trong những năm 1933- 1939 là lò lửa của chiến tranh
Thời gian 3 phút
Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh báo cáo sản phẩm 3. Gợi ý sản phẩm
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.
1. Mục tiêu.
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
2. Phương thức.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
1. Chủ nghĩa phát xít là gì?
2. Những nguy cơ mà chủ nghĩa phát xít mang đến cho nhân loại?
3. Cần phải làm gì để loại bỏ chủ nghĩa phát xít trong sự phát triển của thế giới?
- Học sinh thảo luận tại lớp hoặc làm bài tập về nhà.
3. Gợi ý sản phẩm
Phát xít: là hình thức chuyên chính của tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược tiêu diệt các nước khác để thiết lập địa vị thống trị tối cao của chúng.
- Những nguy cơ mà chủ nghĩa phát xít mang đến cho nhân loại là chiến tranh, chết chóc hủy diệt.
- Cần phải có những hành động thiết thực để loại bỏ chủ nghĩa phát xít trong sự phát triển của thế giới.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Học bài cũ và đọc trước nội dung bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Tìm hiểu về Tổng thống Ru-dơ-ven.
IV. Rút kinh nghiệm
...
...
...
...
...
...
Ngày soạn:
Ngày giảng: