Chương II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN
Tiết 26-Bài 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC
B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.Hoạt động 1: Thủ đoạn vơ vét bóc lột của thực dân Pháp ở Thái Nguyên và phong trào đấu tranh của nhân dân từ cuối thế kỉ XiX đến đầu thế kỉ XX 1. Mục tiêu
- Thấy được sự tàn ác, bóc lột của thực dân Pháp ở Thái Nguyên trên các lĩnh vực, kinh tế ,văn hóa , giáo dục.
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa bùng nổ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
2. Phương thức
-Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nhóm, phiếu học tập - Giáo viên thiết lập nhóm 3 nhóm phân công nhiệm vụ sau:
Hãy nêu những nét chính thủ đoạn vơ vét bóc lột của thực dân Pháp trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận, sau khi thảo luận và thống nhất ý kiến điền vào phiếu học tập
-Trong quá trình các nhóm thảo luận, giáo viên bao quát lớp để kịp thời hỗ trợ các nhóm nếu cần có thể giúp đỡ những học sinh yếu
- Thời gian thảo luận các nhóm là 5 phút
- sau khi thời gian thảo luận hết, các nhóm trình bày nội dung nhóm mình làm -Giáo viên có thể Phát vấn học sinh sau khi trình bày bài của nhóm mình
- Học sinh trình bày giáo viên chốt ý: Với thủ đoạn vơ vét bóc lột thực dân Pháp ở Thái Nguyên khiến nhân dân ta bị đẩy vào thảm cảnh đói rét, dốt nát, bệnh tật….
Nguy cơ diệt tôc đã xuất hiện.
3. Gợi ý sản phẩm
Sản phẩm là phiếu học tập
Lĩnh vực Nội dung Nhận xét Kinh tế
Văn hóa Giáo dục
I. Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917 1. Mục tiêu:
- Hiểu được nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên - Trình bày diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa
- Đánh giá vai trò Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến trong cuộc khởi nghĩa - rút ra bài học kinh nghiệm về điều kiện dành thắng lợi của một cuộc khởi nghĩa 2. Phương thức
- Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, kĩ thuật đặt câu hỏi, thuyết trình, phát vấn
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trang 149 kết hợp với nội dung hoạt động 1 trả lời câu hỏi
+ Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917 + Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa
- Học sinh trả lời, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét. Giáo viên chốt ý, giảng dạy
- Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa
- Giáo viên Phát vấn
+ Hiểu biết về hai nhân vật Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến? Vai trò như thế nào trong cuộc khởi nghĩa thái Nguyên?
+ kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên + Nguyên nhân thất bại, bài học kinh nghiệm 3. Gợi ý sản phẩm
- Nguyên nhân
+ Thực dân Pháp cai trị ở nơi đây một cách tàn bạo
+ Thực dân Pháp tỏ ra khinh thường và đối xử rất tàn bạo với quân Việt dưới quyền
+ công sứ Đác – lơ và giám binh Nô- en khét tiếng tàn bạo
• Lòng căm thù thực dân Pháp đang được dâng cao và những mối liên hệ của những người tud chính trị và một số binh lính yêu nước làm việc trong nhà tù được thiết lập, một kế hoạch bạo động bí mật được hình thành
- Người lãnh đạo
a, Đội trưởng lính khố xanh Trịnh Văn Cấn
+ Trịnh Văn Cấn (1881- 1918): Quê của ông ở làng Yên Nhiên, tổng thượng Chung, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Long xuất thân gia đình nông dân
b, Lương Ngọc Quyến
+ Sinh năm 1885 người làng nhị khê, huyện Thường tín, tỉnh Hà Tây, là con trai Lương Văn Can người đứng đầu phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
- Kế hoạch: Đánh chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên làm căn cứ. Ngày khởi nghĩa định vào đêm 30 rạng sánh 31-8-1917
-Diễn biến:
+ Trịnh Văn Cấn cầm đầu cuộc nổi dậy của binh lính khố xanh vào đêm 30 rạng sáng 31-8-1917 ở Thái Nguyên
+ giết giám binh người Pháp, đoạt vũ khí giải cứu Lương Ngọc Quyến cùng 203 tù nhân, cướp kho bạc và làm chủ tỉnh lị
+ Trong 6 ngày quân đội thu nạp thêm thành viên với số quân hơn 600 người + Chia số quân thành hai tiểu đoàn
• Thứ nhất các vệ binh cũ
• Thứ hai gồm tù nhân và quân + Họ tuyên hịch , lấy quốc hiệu là Đại Hùng
+2- 9-1917 quân Pháp bắt đầu phản công và 5-9 thì đánh vào tỉnh lị Lương Ngọc Quyến bị trúng đạn nghĩa quân phải rút lui
+ Nghĩa quân rút lui về Đại Từ- Tam Đảo- Vĩnh Yên sau đó trở lại Thái Nguyên nhưng lực lượng bị tổn thất nặng nề.
Kết quả: 3-1918 Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thất bại - Ý nghĩa :
+ Lật đổ chính quyền thực dân trong một xã
+cuộc khởi nghĩa đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng độc lập và tự do quần chúng nhân dân lao động
+ có sự liên minh tù chính trị
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí căm thù giặc
C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu
- Củng cố, hệ thống hóa và nâng cao hiểu biết về phong trào đấu tranh của nhân dân Thái Nguyên từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX điển hình cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917)
2. Phương thức
+ Giáo viên sử dụng hình thức dạy học cá nhân
+ Giáo viên chuẩn bị 01 tờ giấy Ao kẻ sẵn nội dung tiêu chí học sinh cần hoàn thành
+ Học sinh ghi nhớ kiến thức vừa mới học để hoàn thành bảng 3. Gợi ý sản phẩm
- Hoàn thành bảng Cuộc khởi
nghĩa
Thành phần tham gia
Người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
Hình thức đấu tranh
Kết quả
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu
Nhằm vận dụng, liên hệ mở rộng kiến thức học sinh để học sinh rút ra bài học kinh nghiệm về thất bại của một cuộc khởi nghĩa. Học sinh liên hệ thực tiễn.
2. Phương thức
Bằng các kiến thức đã học yêu cầu học sinh làm rõ các vấn đề a, Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) b, Vai trò Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến trong cuộc khởi nghĩa - Học sinh tiếp nhân và thực hiện nhiệm vụ
3. Gợi ý sản phẩm
Học sinh rút ra bài học kinh nghiệm, bài học lịch sử về điều kiện của cuộc khởi nghĩa nổ ra dành thắng lợi cho phong trào đấu tranh giai đoạn sau.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Ôn tập tốt nội dung kiến thức đã học chuẩn chị cho bài kiểm tra 1 tiết IV. RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
...
...
Ngày soạn:
Ngày kiểm tra: