Chương II: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX
Tiết 32 Bài 23 : PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Ổn định tổ chức lớp
...
...
...
...
...
...
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1.Mục tiêu:
Với việc HS kết hợp đọc phần dẫn vào bài và quan sát tranh ảnh () các em có thể biết được những điều kiện nảy sinh khuynh hýớng DCTS ở VN đầu TKXX . Tuy nhiên, học sinh chưa hiểu được nội dung, ý nghĩa, tác động của khuynh hýớng DCTS (PBC, PCT) đối với phong trào GPDT ở VN đầu TK XX. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức:
- GV giáo nhiệm vụ cho HS (theo sách HDH). Cụ thể như sau:
- Nêu hiểu biết của em về những hình ảnh đó? Theo em những sự kiện này có ảnh hưởng gì đến CM VN đầu TK XX?
- Học sinh hoạt động cá nhân để đưa ra sản phẩm của mình - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh trình bày sản phẩm
Giáo viên kết nối bài học
Tôn Trung Sơn Thiên Hoàng Minh Trị
Vua Hàm Nghi Tôn Thất Thuyết 3. Gợi ý sản phẩm:
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ở Việt Nam ngày càng sâu sắc. Bên cạnh phong trào vũ trang khởi nghĩa tiếp tục bùng nổ ở các tỉnh trung du, miền núi, dới tác động của trào lu cách mạng thế giới, ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất hiện khuynh hớng đấu tranh mới. Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung và nét mới của phong trào yêu nứơc đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nớc cuối thế kỉ XIX.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu tiểu sử Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh 1. Mục tiêu:
- Nắm được tiểu sử của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh để hiểu được con đường và xu thế cách mạng của 2 ông.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh SGK(71, 72) trang 141, 142
3. Gợi ý sản phẩm - Quê quán, gia đình - Tính cách, sự nghiệp
Hoạt động 2. Tìm hiểu xu hướng cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
1. Mục tiêu: Trình bày được chủ trương, biện pháp cứu nước và hoạt động chủ yếu
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin, trao đổi trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập theo mẫu:
Nhóm 1,3:
Nội dung Phan Bội Châu
chủ trương, biện pháp cứu nước Hoạt động chủ yếu
- Vì sao PBC chủ trương cầu viện Nhật?
Nhóm 2,4:
Nội dung Phan Châu Trinh
chủ trương, biện pháp cứu nước Hoạt động chủ yếu
- Vì sao PCT chủ trương cải cách?
Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu chủ trương, biện pháp cứu nước và hoạt động chủ yếu của PBC, PCT.
- Sau khi các nhóm báo cáo, GV đưa thông tin phản hồi, cho các nhóm nhận xét, đánh giá.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Sản phẩm là bài tập của học sinh:
Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Chủ trương
Cứu nước
Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc bằng bạo động, bằng đấu tranh vũ trang, bằng dựa vào dân trong nước, dựa vào cả Nhật, cầu viện Nhật chống Pháp
Chống chế độ phong kiến, giành tự do dân chủ bằng phương pháp ôn hòa không bạo động, bằng cuộc vận động cải cách duy tân đất nước, bằng cả việc dựa vào Pháp chống phong kiến.
Mục tiêu Trước mắt
Giải phóng dân tộc (Cứu nước để cứu dân)
Cải cách dân chủ (Cứu dân để cứu nước)
Hình thức đấu tranh
Bạo động vũ trang Cải cách, bất bạo động Phương
pháp hoạt động
Bí mật, bất hợp tác, có tổ chức(Duy tân hội, Việt Nam Quang phục hội)
Công khai, hợp pháp, không xây dựng các tổ chức chính trị mà chỉ đứng ra kêu gọi, hô hào.
Những hoạt động tiêu
-Năm 1904, lập Duy tân hội.
Tổ chức phong trào Đông Du,
-Khởi xướng và tham gia nhiều hoạt động truyền bá tư tưởng mới, và vận
biểu đưa sinh viên Việt Nam sang Nhật.
-Năm 1912, thành lập Việt Nam Quang phục hội teo tư tưởng cộng hòa, tổ chức các hoạt động bạo động…
động lập trường học, hội buôn, tham gia giảng dậy và các diễn thuyết ở Đông Kinh nghĩa thục.
-Cùng Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng…..khởi xướng cuộc vận động Duy Tân ở Trung kỳ những năm 1906-1908.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương dùng bạo động vũ trang để giành độc lập?
Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản và chọn bằng con đường cải cách?
3. Gợi ý sản phẩm - Gia đình. Sự nghiệp - Quan điểm cách mạng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về những hoạt động cứu nước của PBC và PCT theo khuynh hướng DCTS.
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ học sinh
1. Đóng góp của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh với cách mạng Việt Nam.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã tổ chức một phong trào yêu nước dưới nhiều hình thức khác nhau, kết hợp giữa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
- Phan Bội Châu có những đóng góp đặc biệt quan trọng, là người đề xuất và chủ trương tập hợp lực lượng cả dân tộc thành một khối để chống Pháp, cũng là người đầu tiên lập ra một tổ chức chính trị sơ khai ở nước ta (Duy Tân hội, Việt Nam quang phục hội)
- Hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã góp phần chuyển phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến sang yêu nước theo lập trường dân chủ tư sản và khơi dậy lòng yêu nước của quần chúng nhân dân, tạo dựng những cơ sở cho phong trào dân tộc tiếp tục phát triển trong giai đoạn sau.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Tìm hiểu tư liệu về Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
Ngày duyệt:
Ngày soạn:
Ngày giảng: