CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI BIDV VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH VINH
2.2. Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Việt Nam chi nhánh Thành Vinh giai đoạn 2015 - 2017
2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động phát triển tín dụng cá nhân tại BIDV chi nhánh Thành Vinh
2.2.3.1. Những hạn chế
Dịch vụ TDCN ở Chi nhánh Thành Vinh trong những năm qua đã có phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và chưa tương xứng với thương hiệu BIDV vốn có, thể hiện ở những tồn tại, hạn chế sau:
Thứ nhất: Tỷ trọng tín dụng cá nhân còn quá nhỏ so với tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh.
Mặc dù dư nợ tín dụng cá nhân có tăng, nhưng tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ cho vay chi nhánh qua các năm đã giảm và chưa thực sự được cải thiện. Từ năm 2015 tỷ trọng là 52%, tới năm 2016 tỷ trọng giảm đi ở mức 28.5% và đến năm 2017 đã tăng lên đạt 33,9% trong tổng dư nợ toàn chi nhánh. Trong những năm 2015-2017, thị trường bất động sản khá sôi động, trong đó có hoạt động mua bán nhà đất, nhu cầu nhà ở của người dần tăng lên. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày một nâng cao nên nhu cầu mua ô tô, đi du lịch, đầu tư cho con cái đi du học tăng lên đáng kể. Trong tình hình thuận lợi như vậy mà kết quả đạt được về mặt doanh số tăng không đáng kể so với tiềm năng đã chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh vẫn chưa thực sự hiệu quả.
71
Thứ hai: Sản phẩm dịch vụ TDCN của Ngân hàng còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại và tiện ích chưa cao
Sản phẩm tín dụng bán lẻ của Chi nhánh hiện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, chủng loại sản phẩm còn hạn chế, mới chỉ gói gọn trong 6 sản phẩm chủ yếu trong khi BIDV đã có 13 sản phẩm tín dụng cá nhân.
Cơ cấu cho vay cá nhân chưa đa dạng và không đều. Hiện tại chủ yếu vẫn là các khoản vay có tài sản bảo đảm để đáp ứng nhu cầu cho cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, các sản phẩm cho vay thấu chi, cho vay mua ô tô và các khoản vay tiêu dùng tín chấp còn chiếm tỷ lệ rất thấp tuy rất tiềm năng và ít rủi ro hơn thì vẫn chưa được chú trọng đánh kể.
Các hình thức tài trợ vốn của Chi nhánh còn mang tính chung chung mà chưa có sự khác biệt để hấp dẫn khách hàng. Cụ thể:
Chi nhánh đã có triển khai nhưng chưa thực sự đầu tư phát triển hình thức tài trợ cho khách hàng bằng cách phát hành thẻ tín dụng và chưa khai thác triệt để được các nhu cầu đa dạng của khách hàng để mở rộng tín dụng cá nhân. Ta thấy, ở Việt Nam một số ngân hàng đã bắt đầu sử dụng thẻ trong việc thanh toán đi đầu là ngân hàng Ngoại thương, tuy nhiên việc áp dụng hình thức này vẫn chưa thật phổ biến ở tp Vinh, nghiệp vụ này cũng đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì thế việc chưa phát triển được hình thức này là một mục tiêu trong tương lai của Chi nhánh.
Thứ ba: Chi nhánh còn bị động trong việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới:
Các phòng khách hàng chưa làm tốt vai trò đầu mối trong việc hướng dẫn triển khai các chương trình, sản phẩm mới. Việc khai thác tìm kiếm phát triển khách hàng còn mang tính manh mún nhỏ lẻ tại các phòng ban. Các sản phẩm sau khi tiếp thị chưa có sự rà soát kiểm tra sát sao hoặc hỗ trợ khách hàng sau đăng ký dẫn đến việc các phòng ban rất nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới nhưng tăng trưởng chậm do không giữ vững được nền khách hàng cũ.
Thứ tư: Chất lượng nhân lực chưa cao.
Độ tuổi lao động bình quân vẫn cao 37,6. Năng suất lao động còn thấp so với toàn hệ thống. Cơ cấu nhân sự vẫn chưa hợp lý, thiếu các cán bộ khách hàng giỏi có năng lực là lực lượng tiên phong bán hàng đem lại nguồn thu nhập chính cho Chi nhánh. Một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về ngoại ngữ, khả năng nhanh, nhạy để nắm bắt kịp thời với tốc độ phát triển sản phẩm dịch vụ của
72
ngân hàng hiện đại đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì yêu cầu này ngày càng cao.
Thứ năm: Quy trình cấp tín dụng cá nhân còn chưa thực sự linh động.
BIDV chi nhánh Thành Vinh còn nguyên tắc trong việc xử lý các món vay dài hạn như vay mua ô tô, vay mua nhà trả góp.
2.2.3.2. Nguyên nhân
* Nhóm nguyên nhân bên ngoài:
- Nguyên nhân từ chính sách của nhà nước: Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng cá nhân còn chưa đầy đủ. Mặc dù thời gian qua đã có nhiều văn bản được ban hành tuy nhiên các văn bản còn chưa rõ ràng đầy đủ như quy định về tài sản đảm bảo, về phát mại và xử lý tài sản…Tiến trình thực hiện cũng như cơ chế thực hiện một số văn bản liên quan còn chậm trễ. Điều này dẫn đến tình trạng vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ.
- Nguyên nhân từ thực trạng kinh tế xã hội cũng như môi trường cạnh tranh của Thành phố Vinh: Đứng trước tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục có xu hướng tăng cao. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động chung của kinh tế thế giới. Thị trường hoạt động còn có nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế chưa có sự bứt phá; công nghiệp vẫn chủ yếu là sản xuất vừa và nhỏ, tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, mức sống người dân còn thấp. Mặt khác trong nước thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống, một số mặt hàng là đầu vào quan trọng như xăng dầu, điện buộc phải điều chỉnh tăng giá. Tình hình trên đã làm giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Do đó, việc phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng cá nhân còn gặp nhiều khó khăn.
+ Rào cản về văn hóa xã hội gây ra nhiều hạn chế trong việc triển khai đồng bộ các gói sản phẩm kèm theo dịch vụ TDCN:
Là công dân của đô thị loại I, đời sống của người dân TP Vinh không ngừng được nâng cao, nếp sống và nếp nghĩ của họ vẫn chưa thực sự thay đổi. Cũng giống như bao người dân Việt từ trước tời nay, người dân TP Vinh vẫn chưa có thói quen
„„tiêu dùng trước, trả nợ sau‟‟, họ không thích ở trong tình trạng nợ nần và chịu những áp lực khi chưa trả hết nợ. Họ có tư tưởng rằng giao dịch với Ngân hàng là biến thành con nợ của Ngân hàng, điều này đã trở thành ý thức chung của người dân
73
nên rất khó trong thời gian ngắn có thể thay đổi ngay được những quan niệm này.
Điều này dẫn đến việc triển khai các gói tín dụng cho vay tiêu dùng, mua sắm phương tiện đi lại, du lịch,.. còn chưa thực sự phát triển.
+ Sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực Ngân hàng tài chính:
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh TP Vinh có đến 36 tổ chức tín dụng, mỗi một ngân hàng đều có một thế mạnh riêng trong việc khai thác thị trường tín dụng cá nhân:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn: Mạng lưới đến tận từng huyện và Ngân hàng cấp III nên dịch vụ chuyển tiền rộng, doanh thu lớn. Thế mạnh trong sản xuất kinh doanh là chuyên cho vay lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngân hàng Công thương: Chủ yếu cho vay thương mại, tiêu dùng.
Ngân hàng ngoại thương: Từ trước đã có kinh nghiệm về dịch vụ thanh toán quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Máy ATM đã đặt ở nhiều điểm trên địa bàn đã có thị phần tương đối. Các lĩnh vực tín dụng là thế mạnh: Cho vay Xuất - Nhập khẩu, thanh toán quốc tế.
Các Ngân hàng cổ phần chủ yếu huy động vốn và cho vay cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự ra đời của ngày càng nhiều tổ chức tín dụng cùng với lợi thế kinh doanh của họ là một rào cản lớn mà BIDV chi nhánh Thành Vinh phải vượt qua để có thể phát triển dịch vụ TDCN của mình. Một sản phẩm dịch vụ mới ra đời hay một cải tiến về sản phẩm dịch vụ của chi nhánh có được khách hàng đón nhận hay không chỉ khi sản phẩm đó thực sự có tính năng khác biệt so với các sản phẩm mà các Ngân hàng khác đưa lại.
- Khách hàng có tư cách đạo đức không tốt
Việc thẩm tra đúng đắn đạo đức khách hàng hầu như là không thể tiến hành một cách chính xác thông qua các bảng câu hỏi cũng như qua các hồ sơ vay vốn. Vì vậy, nhiều khách hàng có tư cách đạo đức không tốt đã tìm mọi cách lừa dối Ngân hàng để có những khoản vay với mục đích sử dụng không đúng đắn, đến khi thua lỗ họ tỏ ra chây ì, không hợp tác với Ngân hàng để giải quyết hậu quả, gây thất thoát và làm ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ vay. Một khi muốn phát triển dịch vụ TDCN thông qua việc triển khai sản phẩm dịch vụ đó cho nhiều đối tượng khách hàng thì tư cách đạo đức của những khách hàng không tốt cũng là một rào cản đối với chi nhánh.
74
* Nhóm nguyên nhân bên trong:
- Định hướng phát triển tín dụng cá nhân chưa rõ ràng:
Hiện nay, kế hoạch chiến lược dẫn đường cho phát triển kinh doanh cá nhân đang trong giai đoạn xây dựng, trước mắt các hoạt động của khối (kể cả phát triển sản phẩm, kênh phân phối) đều chưa theo một chiến lược kinh doanh hoạch định bài bản, chưa có một phân đoạn khách hàng cá nhân rõ ràng để làm cơ sở cho việc thiết kế sản phẩm, thiết lập quy định về việc phục vụ khách hàng, cách thức bán hàng.
- Hoạt động Marketing của Ngân hàng còn kém và danh mục sản phẩm còn chưa đa dạng:
Một số sản phẩm còn chưa phù hợp với yêu cầu thực tế, dẫn đến sau một thời gian được ban hành sản phẩm không được triển khai và phát triển ví dụ như: sản phẩm cho vay đi du học, sản phẩm cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài…
BIDV chi nhành Thành Vinh chưa có một số sản phẩm tiềm năng mà các Ngân hàng khác đang có, như: Cho vay đảm bảo bằng vàng, cho vay mua hàng trả góp…
Danh mục sản phẩm tín dụng cá nhân tại BIDV chi nhành Thành Vinh chưa thực sự chi tiết, phù hợp với từng phân đoạnh thị trường khách hàng, như: đối với hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở: Chỉ có một sản phẩm chung cho tất cả các nhu cầu của khách hàng (mua mới nhà/đất ở, xây dựng/sửa chữa/cải tạo nhà ở, mua sắm trang thiết bị nội thất…) trong khi đó các NHTM cổ phần trên địa bàn thường chia thành nhiều sản phẩm khác nhau, đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của khách hàng (như ACB có 4 sản phẩm: vay trả góp mua nhà ở, cho vay trả góp xây dựng/sửa chữa nhà,…)
BIDV chi nhành Thành Vinh chưa có chính sách động lực thúc đẩy bán hàng đối với nhóm sản phẩm tín dụng cá nhân. Công tác tiếp thị quảng cáo chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược hiệu quả.
75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, luận văn đã trình bày khái quát về ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Vinh.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân trên các tiêu chí đánh giá.
Thông qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Vinh, luận văn đã đánh giá thực trạng trên 2 góc độ:
Kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, đây là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp và kiến nghị trong Chương 3.
76