Sơ đồ 2.1: Khung phân tích Tên đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở khoa học
Thực trạng KTTT huyện Văn Yên
Yên Bái
Đề xuất giải pháp
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Loại hình
Quy mô
Hiệu quả kinh tế
Giải pháp 1
Giải pháp 2
Giải pháp 3
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Các câu hỏi đặt ra đề tài cần giải quyết
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, KTXH của huyện Văn Yên có ảnh hưởng đến KTTT thế nào?
- Chính sách của Nhà nước và địa phương về ưu tiên phát triển KTTT như thế nào?
- Thực trạng phát triển KTTT tại Văn Yên:
+ Số lượng trang trại?
+ Các loại hình trang trại?
+ Hiệu quả kinh tế của các loại hình KTTT?
+ Các yếu tố khách quan và các yếu tố bên trong trang trại ảnh hưởng đến phát triển KTTT, giải pháp thúc đẩy phát triển KTTT ở Văn Yên là gì?
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Văn Yên là một trong những huyện của tỉnh Yên Bái có phong trào làm KTTT, các mô hình KTTT đã xuất hiện từ nhiều năm trước đây. Chính vì vậy, đề tài đã chọn huyện Văn Yên làm địa bàn nghiên cứu. Trong huyện Văn Yên sẽ tập trung điều tra tìm hiểu tất cả 47 trang trại ở tất các mô hình KTTT ở các loại hình trang trại khác nhau.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập các tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm:
các tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH của huyện, các báo cáo hàng năm của huyện về tình hình phát triển KTTT, quy hoạch phát triển KT - XH của huyện giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó thu thập tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các báo cáo nghiên cứu khoa học, báo cáo hội thảo, tạp chí, các văn bản chính sách về KTTT. Các tài liệu được kế thừa, phân tích và tổng hợp có chọn lọc.
Bảng 2.1: Phương pháp thu thập và phân tích số liệu T
T
Phương pháp thu
thập Nguồn Nội dung
1 Kế thừa và thu thập tài liệu thứ cấp
Các tài liệu về hiệu quả kinh tế, KTTT, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về trang trại, Phòng NN & PTNT, Phòng Thống kê huyện.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, KT XH của địa bàn nghiên cứu.
- Tình hình chung về phát triển Nông – Lâm nghiệp của huyện.
- Định hướng của huyện về phát triển nông lâm nghiệp những năm tới.
2 Phỏng vấn thông tin viên
Lãnh đạo xã, thôn, huyện
- Thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển TT ở địa phương.
- Tình hình phát triển trang trại ở địa phương.
3 Phỏng vấn các chủ trang trại
Chủ trang trại - Tình hình cụ thể các trang trại ở địa phương theo nội dung của mẫu phiếu điều tra.
4 Quan sát hiện trường
- Tình hình sử dụng đất đai, thực trạng các trang trại
5 Phương pháp thống kê kinh tế và phương pháp so sánh và phân tích kinh tế
- Tình hình phát triển trang trại của huyện.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại của huyện.
* Thu thập các tài liệu sơ cấp
- Đối tượng thu thập: Tất cả lãnh đạo thôn, xóm cá trang trại, chủ các trang trại
- Nội dung thu thập: Phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn nhằm thu thập các thông tin đáp ứng yêu cầu của đề tài.
- Phương pháp thu thập: Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA); phỏng vấn bằng bảng hỏi (xây dựng bộ phiếu điều tra).
+ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế (các chỉ tiêu định lượng): lấy kết quả từ tổng hợp tính toán qua số liệu điều tra. Như các chỉ tiêu VA/IC; GO/IC; v.v.
2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin
Các thông tin thu thập được tổng hợp theo mẫu biểu phần phụ lục. Sử dụng phần mềm Excell để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu, sử dụng các bảng thống kê mô tả, biểu đồ để phân tích số liệu.
2.2.5. Phương pháp phân tích
* Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng trong điều tra cơ bản về điều kiện địa lý khí hậu thủy văn của huyện, điều tra cơ bản về các đặc điểm của trang trại của huyện Văn Yên. Các số liệu thu được sẽ mô tả trực tiếp.
* Phương pháp đối chiếu, so sánh: dùng trong đánh giá hiệu quả giữa các trang trại với các loại hình sản xuất khác nhau, hoặc dùng trong đánh giá các chỉ số của cùng một trang trại như các nguồn nhân lực, các nguồn vốn, nguồn đất đại....
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: dùng các công thức toán kinh tế để đánh giá chi phí sản suất, hiệu quả của từng trang trại, từng loại hình sản xuất hoặc kinh doanh như chi phí sản xuất, năng suất lao động, chi phí trên một đơn vị diện tích, chi phí trung gian...
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh
- Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu...
IC = Σ Ci Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i
- Chi phí trên đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Chi phí trên đơn vị diện tích = Chi phí trung gian/diện tích
- Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của trang trại.
GO = Σ PiQi Trong đó Pi là giá trị sản phẩm thứ i
Qi là sản phẩm thứ i
- Năng suất lao động: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất được tạo ra do lao động trong một năm. Chỉ tiêu này cho thấy một lao động trong một năm tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất hoặc thu nhập.
Năng suất lao động = GO/lao động hoặc VA/lao động 2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Sức sản xuất của 1 đồng chi phí trung gian: Chỉ tiêu này phản ánh với mức độ đầu tư 1 đồng ( hay 1 triệu đồng) chi phí thì tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần.
Tỷ suất chi phí = GO/IC - Hiệu quả trên 1 ha canh tác:
Hiệu quả trên 1 ha canh tác = GO/ha
Chương 3