Khái quát sự hình thành, phát triển và phân loại trang trại ở Văn Yên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 48 - 54)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Văn Yên

3.2.1. Khái quát sự hình thành, phát triển và phân loại trang trại ở Văn Yên

Văn Yên là 1 huyện miền núi trung bình của tỉnh Yên Bái, là một huyện có lợi thế về diện tích đất tự nhiên rộng, giao thông tương đối thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế nông lâm nghiệp của huyện đã có bước phát triển khá. Toàn huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ, sản xuất nông lâm nghiệp hàng năm tăng trên 5%, tích cực cải tạo vườn tạp, phát triển trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, chuyển dần từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Những năm gần đây, KTTT ở huyện hiện đang có xu hướng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, hình thức này hiện đang mở ra hướng làm ăn mới cho các hộ gia đình ở địa phương và đang được khuyến khích phát triển.

- Số lượng trang trại:

Theo vào tiêu chí quy định trong thông tư liên bộ số 69/TTLB/BNN - TCTK ngày 20 tháng 6 năm 2000 và thông tư liên bộ số 62/TTLB/BNN-TCTK ngày 20 tháng 5 năm 2003 của liên bộ NN & PTNT và tổng cục thống kê. Theo thống kê và tổng hợp của phòng Thống kê huyện Văn Yên các loại hình trang trại ở huyện tính đến thời điểm 30/12/2011 được thể hiện ở bảng 3.4.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy, tổng số trang trại hiện có ở huyện Văn Yên có 47 trang trại, gồm 6 loại hình: trang trại trồng cây hàng năm (TTCHN), trang trại trồng cây lâu năm (TTCLN), trang trại chăn nuôi (TTCN), trang trại lâm nghiệp (TTLN), trang trại nuôi trồng thuỷ sản (TTNTS), trang trại kinh doanh tổng hợp (TTKDTH). Trong đó nhiều nhất là trang trại lâm nghiệp, có 16 trang trại chiếm 34,0%, điều này là hoàn toàn phù hợp bởi Văn Yên là một huyện miền núi có diện tích đất tự nhiên lớn trong đó chiếm phần lớn là đất lâm nghiệp. Số lượng trang trại trải đều trên phạm vi các xã, thị trấn trong toàn huyện. Tập trung nhiều

ở những xã có điều kiên thuận lợi: gần đường giao thông, gần trung tâm huyện thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá, bên cạnh đó lại có các dự án hỗ trợ từ bên ngoài là điều kiện tốt giúp KT TT phát triển.

Bảng 3.4: Số lượng trang trại chia theo đơn vị xã, thị trấn

(tính đến 30/12/2011) Đơn vị tính: Trang trại

Các xã/thị trấn

Phân theo hướng KD chính

Tổng số Trồng

cây hàng

năm

Trồng cây lâu năm

Chăn nuôi

Lâm nghiệ

p

Nuôi trồng thuỷ

sản

KD tổng

hợp

Thị trấn Mậu A 1 1 1 2 5

Yên Thái 1 1 2

Yên Hưng 1 1 2

Ngòi A 1 2 3

Mậu Đông 1 1 2

Đông Cuông 1 1

Quang Minh 1 1

An Bình 1 1

Lâm Giang 1 1 2

Lang Thíp

Hoàng Thắng 1 1

Xuân Ái 1 1 2

Yên Hợp 1 1 2

Viễn Sơn 1 1

An Thịnh 1 1 2

Đại Phác 1 1 2

Yên Phú 1 1 1 3

Đại Sơn 1 2 3

Mỏ Vàng 1 1

Nà Hẩu

Tân Hợp 1 1

Đông An 1

Xuân Tầm 1 1

Dụ Hạ 1 1 2

Dụ Thượng 2 2

Quế Hạ 1 2 3

Quế Thượng 1 1

Tổng cộng 7 9 6 16 3 6 47

(Nguồn: phòng Thống kê huyện Văn Yên) 3.2.1.2. Phân loại trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Yên

Căn cứ vào số liệu điều tra về các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện năm 2011, đề tài này sử dụng các tiêu thức sau để phân loại trang trại:

a. Theo hướng kinh doanh chính

Qua điều tra thực tế, căn cứ vào phương hướng kinh doanh của các trang trại đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho trang trại, có thể thấy hiện nay ở Văn Yên có các loại hình trang trại sau:

+ Trang trại trồng trọt có 32 trang trại, chiếm 68,1% trong tổng số trang trại trong huyện, gồm:

- Trang trại cây hàng năm (TTCHN): trồng lúa, rau, mầu, chuối...

- Trang trại cây lâu năm (TTCLN): trồng cây ăn quả, cây công nghiệp - Trang trại lâm nghiệp (TTLN): Trồng luồng, keo, quế, bồ đề, ...

- Trang trại chăn nuôi (TTCN): có 6 trang trại, chiếm 12,8%, gồm:

+ Trang trại chăn nuôi đại gia súc (TTCNĐGS): trâu, bò, ...

+ Trang trại chăn nuôi gia súc (TTCNGS): lợn, dê, gà...

- Trang trại chăn nuôi gia cầm (TTCNGC): đến năm 2011 còn 01 trang trại do đầu ra cho các sản phẩm này không ổn định, dịch bệnh nhiều.

Bảng 3.5: Cơ cấu trang trại theo hướng kinh doanh chính năm 2011 STT Hướng kinh doanh chính Số lượng trang trại Cơ cấu (%)

I. Trang trại trồng trọt 32 68,1

1 Trang trại trồng cây hàng năm 7 14,9

2 Trang trại trồng cây lâu năm 9 19,1

3 Trang trại trồng cây lâm nghiệp 16 34,0

II. Trang trại chăn nuôi 6 12,8

1 Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò...) 2 4,2

2 Chăn nuôi gia súc (lợn, dê..) 3 6,3

3 Chăn nuôi gia cầm 1 2,1

III. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 3 6,3

IV. Trang trại kinh doanh tổng hợp 6 12,8

Tổng cộng 47 100

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Văn Yên)

biểu đồ 3.2: Cơ cấu trang trại theo hướng kinh doanh chính

+ Trang trại nuôi trồng thủy sản (TTNTS): có 3 trang trại, chiếm 6,3%.

Trong đó có 01 trang trại là tận dụng diện tích mặt nước tự nhiên nuôi cá lồng, còn 02 trang trại còn lại là đấu thầu lại của huyện

68.10%

12.80%

6.30%

12.80%

TTTT TTCN TTNTS TTKDTH

+ Trang trại kinh doanh tổng hợp (TTKDTH) có 8 trang trại, chiếm 18% trong tổng số. đây là các trang trại đi theo hướng kinh doanh tổng hợp nhiều hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ...

b. Theo quy mô diện tích đất đai

Bảng 3.6: Cơ cấu trang trại theo quy mô đất đai

Đơn vị tính: ha STT Diện tích

trang trại

Số lƣợng trang trại

Cơ cấu (%)

1 Dưới 2 ha 7 14,9

2 Từ 2 ha – 10 ha 20 42,5

3 Từ 10 ha – 20 ha 11 23,5

4 Từ 20 ha – 30 ha 5 10,6

5 Trên 30 ha 4 8,5

Tổng cộng 47 100,0

(Nguồn: Phòng Thống kê và phòng NN & PTNT huyện Văn Yên)

Trang trại có diện tích <2 ha có 7 trang trại chiếm 14,9%, đó là các chăn nuôi, cây ăn quả. Phổ biến là các trang trại có diện tích từ 2-20 ha, chiếm 76,0%. Đây là những trang trại trồng cây lâu năm, kinh doanh tổng hợp. Đặc biệt có những trang trại có diện tích >30 ha, đó là các trang trại trồng cây lâm nghiệp chiếm 8,5%.

c. Theo mức vốn đầu tư

Vốn cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của mỗi trang trại. Để phát triển KTTT đòi hỏi phải có vốn, trong đó các chủ rang trại phải tích tụ được một lượng vốn nhất định, bởi lẽ có nhiều vốn thì có thể đầu tư cho sản xuất tốt hơn.

Hiện nay, phổ biến các trang trại có mức vốn đầu tư từ 50-100 triệu đồng, hiện nay ở huyện Văn Yên vẫn còn có một vài trang trại có mức vốn đầu tư thấp <50 triệu đồng, tập trung ở những TTCHN. Bên cạnh đó lại có

một số trang trại có mức đầu tư tương đối cao >400 triệu đồng, chiếm 8,5%

trong tổng số, tập trung ở các trang trại chăn nuôi gia súc, trang trại kinh doanh tổng hợp.

Bảng 3.7: Cơ cấu trang trại theo vốn đầu tư

STT Vốn đầu tƣ Số lƣợng TT Cơ cấu (%)

1 Dưới 50 triệu đồng 13 27,6

2 Từ 50 – 100 triệu đồng 15 31,9

3 Từ 100 – 150 triệu đồng 5 10,6

4 Từ 150 – 200 triệu đồng 3 6,4

5 Từ 200 – 400 triệu đồng 7 14,9

6 Trên 400 triệu đồng 4 8,5

Tổng cộng 47 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) d. Theo mức thu nhập

Hiện nay, mức thu nhập phổ biến của các trang trại ở huyện Văn Yên là từ 40-80 triệu đồng/năm, chiếm 68,08%. Đây là các sản xuất kinh doanh đã tương đối ổn định như một số các trang trại trồng cây ăn quả, kinh doanh tổng hợp. Hiện tại vẫn có một số trang trại có mức thu nhập thấp <40 triệu (3 trang trại), chiếm 6,38% (nhỏ hơn mức thu nhập của thông tư liên bộ TT 69/2000 hướng dẫn về tiêu chí xác định KTTT). Đây là một số các trang trại lâm nghiệp do đặc điểm chu kỳ kinh doanh của cây rừng dài, trang trại đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản nên chủ yếu thu nhập từ các cây nông nghiệp trồng xen, chăn nuôi lấy ngắn nuôi dài. Tương lai thu nhập của các trang trại sẽ tăng khi sản xuất đi vào ổn định. Đặc biệt ở huyện Văn Yên hiện nay đã có một số trang trại có thu nhập > 100 triệu đồng/năm, đó là các trang trại chăn nuôi, trang trại kinh doanh tổng hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)