Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Văn Yên
3.2.2. Điều kiện sản xuất của các trang trại ở huyện Văn Yên
3.2.2.1. Nguồn gốc đất đai của các trang trại nông lâm nghiệp ở Văn Yên Nguồn gốc đất đai hình thành lên trang trại ở địa phương hiện nay chủ yếu là đất được giao, chiếm 92,37% trong tổng số diện tích sử dụng. Trong đó đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 81,86 ha chiếm 13,28%. Ngoài ra còn có một số diện tích đất thuê đấu thầu, đất khác.
Tính đến năm 2011, tổng diện tích đất đai các trang trại sử dụng là 616,46 ha, tăng 88,16 ha so với năm 2009. Có hiện tượng trên là do trong những năm qua ở địa phương đã có sự tích tụ, chuyển nhượng đất đai giữa các hộ. Đến nay, bình quân diện tích 1 trang trại là 13,11 ha (năm 2011), nhóm có diện tích bình quân cao nhất là các trang trại kinh doanh tổng hợp 21,99 ha/trang trại, thấp nhất là các trang trại chăn nuôi gia súc 0,62ha/trang trại.
Thực tế cho thấy, diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa phương còn ít (13,28%), điều này gây tâm lý không yên tâm đầu tư cho sản xuất của các chủ trang trại.
6.38%
25.53%
42.55%
14.90%
10.64% Thu nhËp < 40
triệu
Thu nhËp tõ 40 - 60 triêu
Thu nhËp tõ 60 - 80 triệu
Thu nhËp tõ 80 - 100 triệu
Thu nhËp > 100 triệu
Bảng 3.8: Nguồn gốc đất đai của các trang trại
Đơn vị tính: ha
S T T
Hướng kinh doanh chính
Tổng diện
tích
Bình quân
/T.tr ại
Trong đó
Đất đã cấp giấy CNQSD
Đất được
giao
Đất thuê đấu thầu
Đất khác
I. Trang trại trồng trọt 464,56 14,52 44,46 338,20 36,70 1 Trang trại cây hàng năm 75,00 10,71 14,6 56,80 3,60 2 Trang trại cây lâu năm 118,06 13,11 15,96 91,10 11,00 3 Trang trại lâm nghiệp 271,50 16,97 14,10 235,30 22,10 II. Trang trại chăn nuôi 13,00 2,17 2,00 5,70 5,30
1 Chăn nuôi đại gia súc 10,50 5,25 1,80 5,70 3,00
2 Chăn nuôi gia súc 2,50 0,62 0,22 2,30
III. Trang trại nuôi thuỷ sản 7,00 2,33 5,00 2,00
IV. Trang trại tổng hợp 131,90 21,99 30,20 96,70 5,00
Tổng cộng 616,46 13,11 81,86 487,60 10,30 36,70
Tỷ trọng 100 13,28 79,10 1,67 5,95
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) 3.2.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại
Hiện nay các loại đất đang được sử dụng trong các trang trại gồm:
- Đất nông nghiệp: gồm đất trồng cây hàng năm như lúa 1 vụ, 2 vụ, trồng màu..., trồng cây lâu năm như cây ăn quả, chè...
- Đất lâm nghiệp: đất trồng rừng
- Diện tích mặt nước: ao hồ để nuôi trồng thuỷ sản...
Qua điều tra cho thấy, tất cả các loại hình trang trại hiện có ở Văn Yên hiện nay đều có tất cả các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp v.v. Tuy nhiên, tỷ trọng từng loại đất khác nhau rõ rệt tuỳ thuộc vào phương hướng kinh doanh chính của mỗi trang trại. Như trong các trang trại cây hàng năm, đất trồng cây
hàng năm chiếm 44,5% trong tổng số, còn lại là các loại đất khác như đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, diện tích mặt nước, trong các trang trại lâm nghiệp, đất trồng cây lâm nghiệp chiếm 89,73% trong tổng số v.v
Bảng 3.9: Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại
Đơn vị tính: ha
STT Hướng kinh doanh chính
Tổng diện
tích của
các TT
Các loại đất đang sử dụng trong trang trại
Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp
Diện tích mặt nước Đất trồng
cây hàng năm
Đất trồng cây
lâu năm
1 Trang trại cây hàng năm 75,00 33,4 10,3 28,6 2,7 2 Trang trại cây lâu năm 118,06 7,6 73,2 35,9 1,4
3 Trang trại chăn nuôi 13,00 2,5 4,5 5,6 0,4
4 Trang trại lâm nghiệp 271,50 15,4 14,2 240,3 1,6
5 Trang trại nuôi thuỷ sản 7,00 2,4 4,6
6 Trang trại kinh doanh tổng hợp
131,90 18,7 45 65,8 2,4 Bình quân/T.trại 33,4 10,3 28,6 33,4
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 3.2.2.3. Lao động, nhân khẩu và chủ trang trại
a. Nhân khẩu và lao động
KTTT ở huyện Văn Yên đã góp phần tạo công ăn việc làm cho bản thân gia đình, ngoài ra còn thu hút một bộ phận khá đông lao động ở địa phương và các vùng lân cận vào làm việc trong các trang trại.
- Về nhân khẩu: Tổng số nhân khẩu của các trang trại là 237 người, bình quân 5,04 nhân khẩu/hộ.
Bảng 3.11: Nhân khẩu và tình hình sử dụng LĐ của trang trại năm 2011 Đơn vị tính: người
STT Hướng kinh doanh chính
Nhân khẩu LĐ gia đình
LĐ thuê thường
xuyên
LĐ thuê thời vụ
SL BQ SL BQ SL BQ SL BQ
I. Trang trại trồng trọt 148 4,63 80 2,50 57 1,78 160 5,00
1 TT CHN 33 4,71 25 3,57 2 0,29 41 5,85
2 TT CLN 54 6,00 19 2,11 19 2,11 38 4,22
3 TT LN 61 3,81 36 2,25 36 2,25 81 5,06
II. Trang trại chăn nuôi 34 5,67 14 2,33 31 5,17 23 3,83
1 TT CNĐGS 19 9,50 8 4,00 7 3,5 23 11,5
2 TT CNGS 14 3,5 6 1,50 24 6 0 0
III. Trang trại NTS 10 3,33 3 1,00 1 0,33 30 10,00 IV. Trang trại tổng hợp 46 7,67 20 3,33 25 4,17 67 11,17 Tổng cộng 237 5,04 117 2,48 114 2,42 280 5,96
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
- Về lao động của gia đình (lao động chính): Tổng số lao động của gia đình là 117 người, bình quân một trang trại là 2,48 lao động. Lao động chính thường là chủ hộ (chồng hoặc vợ) và con cái lớn.
- Về lao động thuê ngoài: Lao động đi thuê thường là những công việc lao động giản đơn, nặng nhọc không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật tuỳ theo yêu cầu và tính chất công việc của từng trang trại. Một số khác do đặc điểm điều kiện địa hình, trang trại nằm xa khu dân cư (nhà ở của chủ trang trại không liền với đất trang trại), vì vậy các chủ trang trại thường thuê lao động thường xuyên ở, trông coi và làm việc trong trang trại. Bình quân lao động thuê thường xuyên là 2,42 người/trang trại.
- Việc sử dụng lao động làm thuê thường được tiến hành trên cơ sở thoả thuận giữa 2 bên, bình quân 700.000 - 800.000 đồng/tháng cả cơm nuôi. Hoặc có nhiều chủ trang trại thuê lao động thường xuyên dưới hình thức không phải
trả tiền công, nhưng cho họ hưởng những sản phẩm nông nghiệp trồng xen trên đất của trang trại, với điều kiện phải đảm bảo các công việc chính của trang trại như trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong trang trại. Đối tượng thuê thường xuyên thường là người quen, anh em họ hàng từ quê lên.
- Ngoài ra khi mùa vụ, công việc bận rộn cần khẩn trương, các trang trại phải thuê thêm lao động để giải quyết kịp thời công việc như hái chè, thu hái các sản phẩm từ trang trại, tiền công thuê 70.000 đ/ngày (cả cơm nuôi) hoặc 90.000 đ/ngày tuỳ từng trang trại.
b. Tình hình về chủ trang trại
- Thành phần chủ trang trại phần lớn nông dân chiếm 74,5% (năm 2011), 23,4% chủ trang trại là cán bộ công nhân viên chức ở các cơ quan, đơn vị nằm trên địa bàn huyện. Số liệu qua 3 năm cho thấy, số chủ trang trại là nông dân giảm dần từ 41 trang trại (năm 2009) còn 34 trang trại (năm 2010) đến 2011 có 35 trang trại (so với 2009 giảm 5 trang trại), trong khi 2 thành phần khác là hưu trí và cán bộ công chức không đổi. Nguyên nhân là do một số chủ trang trại là nông dân đã không thích ứng được với điều kiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đã chuyển hướng sản xuất hoặc bán đất...
- Trình độ văn hoá của chủ trang trại: Nhìn chung chưa cao, 53,2% chủ trang trại có trình độ trung học phổ thông trở lên.
- Trình độ chuyên môn của chủ trang trại: số chủ trang trại có trình độ đại học chiếm 4,3%, trung cấp chiếm 14,9%, cho thấy ở địa phương hình thức KTTT đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia trong đó có cả những người có trình độ chuyên môn về nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của chủ trang trại hiện nay nhìn chung còn thấp chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất kinh doanh của trang trại.
Bảng 3.10: Một số thông tin về chủ trang trại ở huyện Văn Yên giai đoạn 2009-2011
STT Nội dung Năm
2009
Năm 2010
Năm 2011
Tổng số trang trại 52 45 47
I. Giới tính của chủ trang trại
1 Nam 51 44 44
2 Nữ 1 1 3
II. Thành phần của chủ trang trại
1 Hưu trí 1 1 1
2 Cán bộ CNVC 10 10 11
3 Hộ Nông dân 41 34 35
IV. Trình độ văn hoá của chủ trang trại
1 Tiểu học 10 4 3
2 Trung học cơ sở 20 19 19
3 Trung học phổ thông trở lên 22 22 25
V. Trình độ chuyên môn của chủ trang trại
1 Chưa qua đào tạo 43 36 38
2 Trung cấp 7 7 7
3 Đại học 2 2 2
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) 3.2.2.4. Vốn và nguồn vốn của trang trại
Việc phát triển KTTT đã thu hút được số vốn khá lớn để đầu tư cho sản xuất. Theo số liệu thu thập năm 2011, hiện nay số vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh bình quân 1 trang trại là 280.500.000 đồng. Trong đó các trang trại có vốn đầu tư cao là trang trại chăn nuôi và trang trại kinh doanh tổng hợp. Các trang trại này đã đầu tư vào chăn nuôi đàn gia súc xây dựng cơ sở hạ tầng của trang trại. Các trang trại có vốn đầu tư ít là các TTCHN, TTNTS.
Vốn của trang trại hiện nay nằm chủ yếu ở giá trị đàn gia súc, gia cầm, giá trị vườn cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của trang trại.
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nguồn vốn phát triển KTTT tại huyện Văn Yên
Bảng 3.12: Vốn và cơ cấu nguồn vốn của các trang trại ở huyện Văn
Yên năm 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng S
T T
Nội dung
Tổng vốn đầu tƣ
BQ 1 trang trại
Trong đó Vốn tự
có
Vốn vay ngân hàng
Vốn vay khác I. Trang trại trồng trọt 6.790 212,2 5.960 320 510
1 TT CHN 695 99,3 545 90 60
2 TT CLN 2.375 263,9 2.095 140 140
3 TT LN 3.720 232,5 3.320 90 310
II. Trang trại chăn nuôi 2.860 476,7 2.570 180 110
1 TT CNĐGS 740 370,0 510 120 110
2 TT CNGS 2.120 530,0 2.060 60 0
III. Trang trại NTS 170 56,7 90 10 70
IV. Trang trại KDTH 2.400 400,0 2.150 150 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 89,60%
6,30% 4,10%
Vốn tự có Vốn vay ngân hàng Vốn vay khác
Muốn phát triển KTTT đòi hỏi lượng vốn khá lớn để đầu tư cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v. Các hộ gia đình với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” tận dụng tối đa mọi nguồn lực để phát triển KTTT song cũng chỉ đáp ứng ở mức độ nào đó yêu cầu của sản xuất. Thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất là vấn đề gặp phải hầu hết các trang trại ở Văn Yên hiện nay, đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại
- Về nguồn hình thành vốn của trang trại:
Vốn của các trang trại chủ yếu là vốn tự có chiếm 89,6% trong tổng số vốn.
Nguồn vốn tự có của trang trại: bao gồm vốn tự có ban đầu cộng với vốn tích luỹ qua các năm để lại, thông qua phương thức kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài.
Nhưng nếu chỉ có vốn tự có thì không thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, các chủ trang trại đều phải vay mượn để bổ sung vốn sản xuất.
Các chủ trang trại vay ngân hàng chiếm 6,3%, vay anh em, người thân chiếm 4,1%. Tuy nhiên, số chủ trang trại vay được vốn ngân hàng còn ít. Mặc dù Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ về vốn để phát triển KTTT nhưng trên thực tế việc thực hiện còn đang là vấn đề cần được xem xét như: đối tượng được vay, thủ tục vay, thời gian vay, thế chấp vay v.v. nên rất ít chủ trang trại vay được vốn hoặc được vay với số lượng không nhiều, thời gian ngắn không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh của trang trại.