1.3. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
1.3.2. Các căn cứ để xâydựng chiến lược
1.3.2.3. Phân tích môi trường nội bộ
1.3.2.3.1. Phân tích nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Yếu tố con người bao trùm lên trên mọi hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ quản lý và những người lao động. Và yếu tố con người tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Do vậy phân tích và dự báo về nhân sự là nội dung quan trọng của phân tích nội bộ doanh nghiệp nhằm xác định điểm mạnh và điểm yếu về yếu tố con người của doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Bộ máy quản lý của doanh nghiệp: Bao gồm các cán bộ quản lý chủ chốt.
Bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng đối với thành công của một doanh
nghiệp. Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: "Một người lo bằng kho người làm"
để khẳng định vai trò của người quản lý, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Khả năng chiến thắng, thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý, khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng êkíp quản lý và sự hiểu biết về kinh doanh của cán bộ quản lý. Doanh nghiệp sẽ có thuận lợi khi đội ngũ cán bộ quản lý có đầy đủ nhiệt huyết với doanh nghiệp của họ, mặt khác cán bộ quản lý với trình độ hiểu biết khác nhau có thể tạo ra nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo.
- Công nhân viên trong doanh nghiệp: Chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào trình độ kiến thức, khả năng, ý thức trách nhiệm của đội ngũ công nhân viên và trình độ tổ chức của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải xem xét các chương trình kế hoạch toàn diện về nguồn nhân lực, chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các chính sách sử dụng khuyến khích đối với cán bộ công nhân viên.
Như vậy để phân tích nguồn nhân lực cần phải:
- Đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cấu … của tất cả các loại lao động hiện có trong doanh nghiệp.
- Đánh giá khả năng phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược.
- Thực trạng của cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của doanh nghiệp trên 2 mặt: Hệ thống tổ chức và quy chế hoạt động.
- Khả năng thích ứng của tổ chức trước các biến động của môi trường và điều kiện kinh doanh.
1.3.2.3.2. Trình độ công nghệ và cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
Tình trạng, trình độ của công nghệ và cơ sở vật chất có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó là yếu tố quan trọng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp và tác động tới chát lượng sản phẩm. Phân tích trình độ công nghệ và cơ sở vật chất để thấy được những ưu thế và hạn chế, khắc phục những điểm còn yếu về công nghệ và cơ sơ vật chất, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Trình độ công nghệ của một doanh nghiệp được đặc trưng không chỉ bằng kiến thức khoa học kỹ thuật mà còn bởi mức độ hiện đại của phương tiện sản xuất, phương pháp công nghệ, con người, tài liệu, thông tin và cơ cấu tổ chức.
Phương tiện bao gồm công cụ, thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển và cơ sở hạ tầng vật chất của công ty. Năng lực con người bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kiến thức, khả năng sáng tạo và kinh nghiệm của mỗi người lao động trong Công ty, tài liệu bao gồm các quy trình kỹ thuật, phương pháp sản xuất, căn bản thiết kế, hệ thống thông tin và bộ máy tổ chức thực hiện công nghệ để nó phát huy một cách có hiệu quả.
Việc phân tích được tiến hành như sau:
- Hệ thống máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp
- Trình độ kỹ thuật công nghệ hiện tại của doanh nghiệp và khả năng có được công nghệ mới.
- Quy mô công suất sản xuất của doanh nghiệp và mức sử dụng công suất hiện ở doanh nghiệp.
- Tính hiệu quả và tin cậy của nguồn cung cấp của doanh nghiệp, nếu người cung cấp không tin cậy sẽ không có chương trình kiểm tra chất lượng có hiệu quả thì sẽ đặt doanh nghiệp vào vị trí bất lợi trong cạnh tranh.
- Vị trí địa lý của doanh nghiệp: Vị trí địa lý có tác động đến các yếu tố chi phí và sự thuận tiện của khách hàng.
- Các khả năng về hợp tác, đầu tư liên doanh, liên kết.
1.3.2.3.3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp:
Khả năng tài chính là yếu tố quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và cũng là nền tảng để hoạch định chiến lược kinh doanh nói riêng của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính của doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề sau:
- Nhu cầu vốn và cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp
- Khả năng huy động vốn ngắn hạn, vốn dài hạn, tỷ lệ giữa vốn vay và vốn cổ phần.
- Nguồn gốc của doanh nghiệp, chi phí về vốn so với ngành và đối thủ cạnh tranh.
- Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận.
- Tình hình về tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp
- Sự kiểm soát giá thành hữu hiệu và khả năng giảm giá thành.
- Hệ thống kế toán có hiệu năng phục vụ cho việc lập giá thành, kế hoạch tài chính và lợi nhuận.
- Tình hình về tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp.
- Sự kiểm soát giá thành hữu hiệu và khảnăng giảm giá thành.
- Hệ thống kế toán có hiệu năng phục vụ cho việc lập giá thành, kế hoạch tài chính và lợi nhuận.
Phân tích tài chính sẽ hiểu được sâu rộng trong toàn doanh nghiệp, bởi lẽ mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được phản ánh ra bên ngoài thông qua lăng kính tài chính. Vì vậy, tài chính có mối quan hệ tương tác với các bộ phận, yếu tố khác trong toàn doanh nghiệp.
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, việc phân tích khả năng tài chính để thấy được những ưu thế về mặt tài chính của doanh nghiệp, xem xét mức độ
khả năng đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại và trong tương lai thực hiện chiến lược kinh doanh; đồng thời thấy được những hạn chế và điểm yếu trong vấn đề tài chính của doanh nghiệp để có kế hoạch khắc phục và điều chỉnhcho phù hợp khi lựa chọn chiến lược kinh doanh cuối cùng cho doanh nghiệp.
1.3.2.3.4. Phân tích hoạt động Marketing:
Phân tích hoạt động Marketing là một nội dung quan trọng trong phân tích nội bộ doanh nghiệp. Chức năng của bộ phận Marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình liên quan đến việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Phân tích về chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thị phần, giá sản phẩm, niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, hiệu quả quảng cáo và xúc tiến cho phép doanh nghiệp đánh giá được khả năng riêng biệt của mình về mức độ thích ứng của sản phẩm với nhu cầu thị trường và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Để phân tích yếu tố này cần phải xem xét các ưu điểm và nhược điểm ở các mặt sau:
- Các loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mức độ đa dạng hoá của các sản phẩm, dịch vụ.
- Khả năng thu nhập thông tin cần thiết về thị trường.
- Thị phần của doanh nghiệp
- Việc tổ chức kênh phân phối, số lượng, phạm vi và mức độ kiểm soát - Cách tổ chức bán hàng hữu hiệu, mức độ am hiểu về nhu cầu khách hàng - Mức độ nổi tiếng ấn tượng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
- Việc quảng cáo khuyến mãi có hiệu quả
- Chiến lược giá và tính linh hoạt trong việc đánh giá
- Phương pháp phân loại ý kiến khách hàng và phát triển sản phẩm dịch vụ mới hoặc thị trường mới
- Dịch vụ sau bán hàng và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng - Thiện chí và sự tín nhiệm của khách hàng
Phân tích yếu tố Marketing để hiểu được nhu cầu, thị hiếu, sở thích của thị trường và hoạch định chiến lược hữu hiệu của sản phẩm, định giá, giao tiếp phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp hướng tới.
* Tổng hợp các kết quả phân tích đánh giá thực trạng và dự báo môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ của doanh nghiệp:
- Từ việc phân tích môi trường vi mô và môi trường vĩ mô cần đánh giá và tổng hợp thông tin môi trường để định hướng các mục tiêu kinh doanh chiến lược. Kết quả tổng hợp phải chỉ rõ:
+ Các thời cơ, cơ hội trong tương lai
+ Các rủi ro, thách thức, bất lợi trong hiện tại và có thể xảy ra trong tương lai.
- Phân tích và đánh giá môi trường nội bộ của doanh nghiệp nhằm:
+ Xác định điểm mạnh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp so với các đối chủ cạnh tranh để có biện pháp khắc phục trong quá trình kinh doanh.
Trên cơ sở nhận định được thời cơ, cơ hội, các rủi ro thách thức và điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để xây dựng một chiến lược kinh doanh đảm bảo phát huy sức mạnh nội bộ tận dụng tối đa cơ hôi kinh doanh do môi trường đem lại và hạn chế khắc phục điểm yếu, tìm cách phòng tránh, giảm thiêu các rủi ro do những biến động bất lợi từ môi trường kinh doanh.
1.3.3 Một số mô hình phân tích và xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp:
Theo thời gian, cùng với sự ra đời và phát triển của lý thuyết về chiến lược kinh doanh, đã có nhiều mô hình phân tích và xây dựng chiến lược được đưa