Kỳ thu tiền bình quân

Một phần của tài liệu Phân tích và tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả của vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠITHỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VL Đ tại Công ty

2.2.1.3. Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Tổng số ngày trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ = Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân

Các khoản phải thu BQ = Các khoản phải thu ĐK + các khoản phải thu CK 2

Theo số liệu ở bảng 2.3 ta thấy chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân của các năm 2003, 2004, 2005, 2006 tương ứng là 199,05; 171,31; 155,07; 145,41 giảm dần qua các năm điều đó chứng tỏ mức độ bị chiếm dụng vốn ngày càng giảm, công tác kế toán công nợ, đòi nợ đã có tiến triển tốt.

Tuy nhiên qua số liệu bảng trên ta thấy kỳ thu tiền bình quân của Công ty vẫn quá cao. Điều đó cho thấy công tác quản lý các khoản nợ phải thu chưa tốt. Nhiều đối tác đã không thanh toán được theo lộ trình như trong hợp đồng đã ký kết và thương xin gia hạn thanh toán. Năm 2003 công ty phải mất đến 200 ngày mới thu được nợ của khách hàng.

Nguyên nhân do chu kỳ sản xuất của sản phẩm cơ khí của công ty dài và lý do cơ bản nữa là công tác quản lý công nợ, đàm phán thưong thảo hợp đồng còn chưa tốt dẫn đến có nhiều khoản công nợ khó đòi. Chưa đề ra biện pháp hợp lý để quản lý phần việc này làm ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, vốn bị chiếm dụng làm gia tăng thêm tình trạng thiếu VLĐ ngày càng trầm trọng của Công ty.

Bảng 2.4: Chỉ tiêu đánh giá tín dụng thương mại.

Các năm

Doanh thu Các khoản phải thu

Số tiền Tỷ lệ so với

năm trước (%) Số tiền Tỷ lệ so với năm trước (%) 2003 93.962.127.129 51.953.337.048

2004 138.267.277.969 147 65.780.781.782 127 2005 237.431.781.619 172 102.272.040.654 155 2006 291.595.441.327 123 117.780.501.266 115

Bảng 2.5: Tỷ trọng các khoản phải thu so với vốn lưu động

Các năm Vốn lưu động Các khoản phải thu

Tỷ lệ các khoản phải thu & VLĐ

(%)

2003 95.997.707.015 51.953.337.048

54,12

2004 140.437.469.463 65.780.781.782

46,84

2005 199.717.567.032 102.272.040.654

51,21

2006 243.479.429.235 117.780.501.266

48,37

(Nguồn: Số liệu được trích và tính toán từ báo cáo tài chính các năm 2003-2006 của Công ty CKHN)

Các khoản phải thu phát sinh từ việc bán sản phẩm hàng hoá nhưng chưa thu được tiền, và từ các khoản trả trước cho người bán và tạm ứng cho công nhân viên để mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Đây là vốn của doanh nghiệp nhưng bị doanh nghiệp khác chiếm dụng. Điều này làm ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty. Theo số liệu tại bảng 2.4 ta thấy:

Năm 2004, doanh thu tăng 0,47% nhưng các khoản phải thu tăng 0,27%

chứng tỏ công ty vẫn bị chiếm dụng vốn. Tỷ lệ các khoản phải thu năm 2004 tăng 0,27% so với năm 2003, số tuyệt đối của chỉ tiêu các khoản phải thu của năm 2004 là 65.780.781.782đồng là số tiền bị chiếm dụng quá lớn. Nó phản ánh công tác thu hồi công nợ của công ty giai đoạn này còn rất yếu kém. Năm 2005 chỉ tiêu các khoản phải thu của công ty vẫn tiếp tục tăng thêm 0,55% ở mức 102.272.040.654 đồng. Một con số khủng khiếp tăng gấp gần 2 lần so với năm 2003. Bởi vậy, năm 2006 công ty đã đề ra các biện pháp hạn chế tín dụng thương mại, mặc dù doanh thu tăng lên 0.23% nhưng các khoản phải thu

giảm đáng kể, chỉ bằng 85% so với năm 2005. Như vậy, chính sách hạn chế tín dụng thương mại làm cho các khoản phải thu có xu hướng giảm xuống, đồng thời tỷ trọng các khoản phải thu so với vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp (theo số liệu bảng 3) cũng giảm xuống, từ 54,12% (năm 2003) giảm xuống 48,37% (năm 2006). Và do đó, kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp cũng đã giảm xuống từ 200 ngày (năm 2003) giảm xuống còn 145 ngày vào năm 2006.

Để đánh giá chính sách của Công ty trong việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng trong thời gian qua có hợp lý hay không, cần đặt nó trong sự so sánh việc công ty nhận được tín dụng từ nhà cung cấp là như thế nào.

Căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính của công ty ta có các số liệu về phải trả cho người bán như sau: năm 2003 là 16.140.140.000 đồng;

năm 2004 là 37.547.809.960đồng; năm 2005 là 55.758.070.680 đồng; năm 2006 là 55.575.622.697đồng. Như vậy tín dụng thương mại mà Công ty được nhận thấp hơn nhiều so với tín dụng mà Công ty cấp cho khách hàng. Sai biệt giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả là rất lớn gây nên sự ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.

Từ bảng số liệu 2.5 ta nhận thấy vốn lưu động của công ty tăng đều qua các năm. Khi tốc độ gia tăng của vốn lưu động lớn hơn tốc độ gia tăng của doanh thu sẽ đưa đến vòng quay vốn lưu động giảm (hay kỳ luân chuyển của VLĐ tăng), ngược lại tốc độ gia tăng của vốn lưu động nhỏ hơn tốc độ gia tăng của doanh thu sẽ đưa đến vòng quay vốn lưu động tăng (hay kỳ luân chuyển VLĐ giảm). Điều này thể hiện rõ qua vòng quay vốn lưu động năm 2003 thấp hơn năm 2002 đạt 3,52 vòng (tương đương với kỳ luân chuyển VLĐ là 102 ngày), năm 2004 tăng lên 3,83 vòng (nên kỳ luân chuyển VLĐ giảm xuống còn 94 ngày) và lại giảm xuống 3,66 vòng ở năm 2005 làm cho kỳ luân chuyển VLĐ tăng lên thành 98 ngày.

Một phần của tài liệu Phân tích và tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả của vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)