Tiết kiệm các khoản chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích và tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả của vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội (Trang 93 - 98)

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3.2.2.3. Tiết kiệm các khoản chi phí

Phải triệt để thực hành tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí quản lý trong toàn công ty.

- Đối với chi phí vật tư như nguyên nhiên vật liệu, công ty phải có biện pháp quản lý chặt chẽ về mức tiêu hao vật tư và giá trị vật tư. Trước hết công ty phải căn cứ vào định mức vật tư chung được thống kê trong toàn ngành, sau đó phải xây dựng được định mức tiêu hao cụ thể cho từng loại hình sản phẩm tiêu biểu thích hợp với định hướng cụ thể của công ty.

Hệ thống định mức vật tư này sẽ là cơ sở cho việc sử dụng vật tư tiêu hao

vào kinh doanh, đồng thời nó phải được theo dõi thường xuyên, kiểm tra, phân tích định kỳ nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp tiêu hao vật tư vượt định mức cũng như những điểm còn bất hợp lý của hệ thống để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Giá vật tư mua ngoài, vật tư thuê ngoài gia công, các chi phí thuê gia công, vận chuyển, bảo quản, cũng cần phải được quản lý một cách chặt chẽ nhằm hạn chế hiện tượng tiêu cực, gây lãng phí vốn kinh doanh của công ty.

- Chi lương và các khoản có tính chất lương phải được quản lý một cách chặt chẽ và chi đúng mục đích gắn với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở xây dựng các định mức lao động và đơn giá tiền lương đã được phê duyệt. Công ty cần có biện pháp kiểm soát các khoản chi lương trong khuôn khổ từ kết quả kinh doanh bảo đảm không thâm hụt vào vốn, không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ trích nộp ngân sách Nhà nước, không tạo khoảng cách quá chênh lệch giữa 2 loại lao động là công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý. Tiền lương phải bảo đảm phản ánh được giá cả của hàng hóa sức lao động, phải gắn với kết quả hoạt động kinh doanh, mức tăng lợi nhuận của Công ty, tránh tình trạng chi lương quá mức làm quỹ lương được phép trích âm. Tiền lương phải gắn lợi ích với trách nhiệm vật chất nhằm khuyến khích nâng cao năng suất lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Công ty cần tham khảo các định mức đơn giá sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành để khắc phục những khiếm khuyết trong định mức đơn giá của mình.

- Đối với các khoản chi phí quản lý và tiêu thụ sản phẩm như chi phí hành chính, tiếp thị, quảng cáo, giao dịch thông tin liên lạc,... hiện nay chưa hoàn toàn được kiểm soát một cách chặt chẽ, còn gây nhiều thất thoát, lãng phí VLĐ cho công ty. Tuy rằng đã có quy chế về tỷ lệ được phép chi cho các hoạt động này theo phần trăm doanh thu nhưng trong trường hợp cụ thể của mình, Công ty cần đưa ra mức chi tối đa cho phép,

đồng thời trong quá trình phát sinh cần có sự kiểm tra chặt chẽ để tránh những trường hợp chi không hợp lý, góp phần tiết kiệm nguồn VLĐ của công ty.

Cần có biện pháp và phương hướng xây dựng hệ thống kho dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý. Một phần vừa đảm bảo việc luân chuyển từ kho đến các phân xưởng thuận tiện, an toàn, tránh việc gây hỏng vật tư khi chưa kịp đưa vào sản xuất do một số điều kiện về thời tiết như mưa gió,..; nhưng một phần cũng là để việc bảo quản, kiểm soát vật tư tồn kho một cách chính xác nhất.

Xác lập cho mỗi loại vật tư một tiêu chuẩn về lượng tồn kho. Ví dụ như loại vật tư nào thường dùng để sản xuất sản phẩm truyền thống có thể dự trữ một lượng tương đối như: Thép, tôn,...; loại vật tư ít dùng thì chỉ nên dự trữ một lượng rất nhỏ như: Vòng bi, vật tư điện,...Tránh để tình trạng tồn kho lớn trong một khoảng thời gian dài, vừa làm giảm chất lượng của vật tư vừa tốn thêm chi phí bảo quản như chống mối mọt, mặt khác còn làm giảm tốc độ vòng quay hàng tồn kho, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Phải quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản hàng tồn kho, hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm:

− Hàng mua đang đi trên đường

− Nguyên liệu, vật liệu tồn kho

− Công cụ, dụng cụ trong kho

− Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

− Thành phẩm tồn kho

− Hàng hoá tồn kho

− Hàng gửi bán.

Trong ngành Cơ khí, hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho SXKD thì việc tồn tại vật tư, hàng hoá dự trữ, tồn kho là những tiền đề cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp

diễn ra bình thường, liên tục. Nhưng nếu hàng tồn kho quá lớn thì sẽ làm tăng chi phí tồn trữ, còn nếu hàng tồn kho quá ít sẽ dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Do vậy để có thể quản lý được các khoản này thì Công ty phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu thường xuyên cho các khoản hàng tồn kho, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện.

Để xác định nhu cầu nguyên vật liệu tồn kho, có thể sử dụng công thức sau:

Vdttx = Vnđ x Tcc Trong đó:

Vdttx: Lượng vật tư dự trữ thường xuyên

Vnđ: Lượng vật tư tiêu hao bình quân một ngày đêm

Tcc: Khoảng thời gian cung cấp vật tư giữa hai kỳ liên tiếp kế tiếp nhau (ngày)

Vnđ = Vnc

360 Ta có bài toán sau:

Tính lượng vật tư dự trữ thường xuyên (thép) để Công ty sản xuất 2 loại cột anten phát sóng cho Công ty thông tin di động là cột 49m và cột 45m cho biết các số liệu sau đây:

Bảng 3.6: Bài toán tớnh lượng dự trữ vật tư thường xuyờn 1. Định mức và sản lượng 6 tháng đầu năm 2006

STT Tên sản phẩm Định mức tiêu hao vật tư (kg)

Sản lượng 6 tháng đầu năm 2006 (cột)

Tỷ lệ

% phế phẩm

Mức chênh lệch tại chế phẩm

1 Cột anten cao 45m 20.000 50 0 10%

2 Cột anten cao 49m 22.000 45 0 10%

2. Ngày và số lượng cung cấp như sau:

lần Số cung

cấp

Thời gian cung cấp

Khối lượng cung cấp (kg) Vcc

Khoảng thời gian cung

cấp Tcct Vcc xTcct

Độ lệch so với tgian

Tbình (Tcct - Tcc)

(Tcct - Tcc)2 (Tcct - Tcc)2 x Vcc

1 05/01/06 1.175.000 24 28.200.000 -0,29 0,08 94.000

2 29/01/06 175.000 23 4.025.000 -1,3 1,66 290.500

3 20/02/06 180.000 14 2.520.000 -10,3 105,88 19.058.400 4 05/03/06 100.000 42 4.200.000 17,7 313,64 31.364.000

5 15/03/06 200.000 31 6.200.000 6,7 45,02 9.004.000

6 15/05/06 160.000 20 3.200.000 -4,3 18,4 2.944.000

Cộng 1.990.000 48.345.000 485,7 62.754.900

Bài giải:

1. Lượng vật tư nhu cầu cho sản xuất cột Anten 6 tháng:

Vnc = ∑ Vđmx Nsp (1 +

∆tcp

100 ) Thay số vào ta được:

Vnc = (20.000 x 50 + 22.000 x 45) (1+10/100) Vnc = 2.189.000Kg

2.T ính lượng vật tư tiêu hao bình quân 1 ngày đêm:

Vnđ = Vnc

360

Vnđ = 2.189.000

360 Vnđ = 6.080,56 Kg

3. Tính khoảng thời gian cung cấp vật tư giữa 2 kỳ liên tiếp kế tiếp nhau (ngày)

Tcc = Σ Tcct . Vcc

ΣVcc

= 48.345.000

1.990.000 = 24,29 ngày 4. Tính T'cc

T’cc = ∑ (Tcct -  Tcc)2 Vcc

∑ Vcc

T'cc = 62.754.900

1.990.000 = 31.54 = 5,6 5. Tính lượng dự trữ vật tư thường xuyên:

Một phần của tài liệu Phân tích và tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả của vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)