PHÂN TÍCH CÁC CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
2.4 Các yếu tố cuả môi trường vĩ mô
2.4.1 Các yếu tố về kinh tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia sẽ càng ngày quyết liệt hơn đòi hỏi phải tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Từ kinh nghiệm của các nước phát triển ta thấy rằng trình độ của người lao động tỷ lệ thuận với trình độ phát triển kinh tế và ngược lại. Việt Nam muốn theo kịp trình độ phát triển kinh tế thế giới thì phải nhanh chóng nâng cao trình độ người lao động. Vì vậy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đang là một đòi hỏi bức thiết trong tình hình hiện tại cũng như trong tương lai.
Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng GDP cuả Việt nam thuộc loại cao nhất thế giới ( khoảng trên dưới 8% ) chỉ thua Trung quốc nước dẫn
- 37 -
đầu thế giới.Trong đó Tp.Hồ Chí Minh tăng trưởng khoảng 13%, điều đó cho thấy sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực đều phát triển mạnh mẽ, để đáp ứng được tốc độ tăng trưởng đó cần có nguồn nhân lực có chất lượng đã qua đào tạo.
Khu vực Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có 15 khu công nghiệp với tốc độ tăng trưởng như hiện nay theo dự báo nguồn nhân lực sẽ thiếu hụt trầm trọng trong những năm tới.
Theo dự báo cuả các chuyên gia kinh tế thế giới nếu cơ sở hạ tầng không được cải thiện, tốc độ tăng trưởng về kinh tế cuả Việt Nam sẽ chậm lại, vì vậy trong những năm tới chúng ta phải đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và như vậy lực lượng công nhân ngành giao thông vận tải nói riêng và các ngành khác cuả nền kinh tế nói chung sẽ có nhu cầu rất lớn.
Vừa qua Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, theo dự báo sẽ có bùng nổ về đầu tư tại Việt Nam thời gian tới, trong đó dẫn đầu là Hoa Kỳ và làn sóng đầu tư thứ hai từ Nhật Bản. Như vậy sẽ có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên và kéo theo là lực lượng lao động có tay nghề được tuyển dụng.
Cùng với sự phát triển cuả nền kinh tế, cơ cấu kinh tế cuả nước ta sẽ chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Như vậy các cơ sở đào tạo nghề sẽ có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế.
Đi đôi vơí tăng trưởng cuả nền kinh tế mức sống, thu nhập cuả người dân cũng tăng theo; cơ sở hạ tầng ngày càng được tăng cường cải thiện;
thuế suất mặt hàng xe ô tô ngày càng giảm điều này có thể dẫn đến sự bùng nổ về sử dụng xe ô tô tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy các trường đào tạo lái xe ô tô cần chuẩn bị tăng cường năng
- 38 -
lực và quy mô đào tạo cuả mình để có thể đáp ứng nhu cầu xã hội; bên cạnh đó nghề lắp ráp sửa chữa và bảo dưỡng ô tô sẽ thu hút nhiều lao động có tay nghề trong thời gian tới.
Như vậy cơ hội đặt ra cho các cơ sở đào tạo nghề là rất lớn trong thời gian tới, các trường dạy nghề phải cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều ngành nghề đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế cuả đất nước.
2.4.2 Các yếu tố về xã hội.
Cùng với những tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của người dân đã được nâng lên rõ rệt.
Tổng dân số hiện nay khoảng trên 80 triệu người và thuộc quốc gia có dân số trẻ, Việt Nam là một trong những quốc gia có số dân đông trên thế giới, cơ cấu dân số ở nông thôn chiếm khoảng 70%. Trong những năm gần đây, đã có sự gia tăng đáng kể dòng người từ khu vực nông thôn đổ dồn lên thành thị hầu để tìm kiếm công việc làm tốt hơn. Đây là một nguồn cung cấp lực lượng lao động đáng kể cho các khu công nghiệp, khu kinh tế và những hoạt động kinh doanh ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, điều khó khăn đối với các doanh nghiệp là đại đa số những người thuộc lực lượng lao động này có trình độ học vấn, tay nghề rất thấp, đòi hỏi phải được đào tạo và đào tạo lại mới có thể đáp ứng yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó hàng năm có hàng triệu em học sinh đăng ký thi vào các trường đại học và cao đẳng trên cả nước, trong khi đó các trường chỉ có điều kiện tuyển khoảng trên dưới 15% số đăng ký dự thi. Vì vậy số còn lại phải lựa chọn con đường vào các trường trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật ,đây chính là cơ hội cho các trường trong lĩnh vực đào tạo nghề .
- 39 -
Cùng với những cơ hội là những thách thức trong lĩnh vực dạy nghề hiện nay, đó là nhận thức xã hội về đào tạo nghề tác động mạnh đến công tác đào tạo nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất của nó là tới lượng học sinh đầu vào của các cơ sở dạy nghề. Nếu mọi người trong xã hội đánh giá được đúng đắn hơn tầm quan trọng của việc học nghề thì trước hết lượng lao động tham gia đào tạo nghề sẽ chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với toàn bộ lao động trên thị trường và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa dạng hơn. Hơn nữa, nếu xã hội nhận thức được rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý giá của người lao động, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì công tác đào tạo nghề sẽ nhận thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết của xã hội để phát triển mạnh hơn.
Thực tế công tác đào tạo nghề hiện nay chưa được xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Việc làm chuyển biến nhận thức của từng gia đình và tòan xã hội sẽ có ý nghĩa quan trọng trong dạy nghề và học nghề. Không ít gia đình học sinh coi việc vào đại học như là con đường duy nhất để tiến thân, kiếm được việc làm nhàn hạ. Một người thợ bậc cao về làng không một ai biết tới nhưng một “cậu cử” mới ra trường vẫn được coi là danh giá, nên người. Trong con mắt của nhiều người, một thợ bậc cao ở xí nghiệp vẫn không oai bằng người lao động ở cơ quan Nhà nước. Hơn nữa, một cán bộ Nhà nước tốt nghiệp đại học vẫn có thể học lên đến thạc sĩ hoặc tiến sĩ nhưng người thợ bậc 3, bậc 4 vẫn khó tìm được cơ hội để học lên hoặc nâng cao tay nghề. Điều này dẫn đến nhiều thanh niên bằng mọi cách để thi vào đại học, né tránh đi học nghề, coi việc vào trường nghề là “vạn bất đắc dĩ”.
2.4.3 Các yếu tố về chính trị, chính phủ và luật pháp.
Có thể nói một trong những lợi thế đáng kể của Việt Nam trong việc cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai đó là về môi trường chính trị. Trong những
- 40 -
năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường chính trị ổn định nhất trên thế giới và là địa chỉ đáng tin cậy cuả các nhà đầu tư. Khi nền kinh tế được đầu tư và phát triển nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cũng phát triển theo.
Với những nỗ lực để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển phù hợp với xu hướng chung của thế giới, Chính phủ Việt Nam đã mở rộng và tăng cường thắt chặt mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, nhiều bộ Luật kinh tế đã được Quốc hội nghiên cứu, ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh như Luật đầu tư nước ngoài, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật giáo dục, Luật dạy nghề, … cùng với các chính sách kinh tế thông thoáng đã tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế và kích thích sự tăng trưởng cuả thị trường sức lao động.
Để làm nền tảng động lực cho phát triển kinh tế, Đảng và chính phủ đề cao sự phát triển toàn diện nền giáo dục nước nhà. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế và xã hội.
Trong báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế tại đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; đảm bảo liên thông giữa các cấp đào tạo. Đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, tập trung sức xây dựng một số trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước. Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng. Quy mô tuyển sinh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp tăng hàng năm khoảng 15%. Tăng nhanh
- 41 -
tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông được học tiếp lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề”.
Để thực hiện phương hướng nhiệm vụ cuả Đảng, Bộ lao động thương binh và xã hội đã qui hoạch mạng lưới các trường dạy nghề trên cả nước và xác định những trường dạy nghề trọng điểm quốc gia để có kế hoạch đầu tư tập trung trong thời gian tới.
Bộ Giao thông vận tải cũng đã qui hoạch mạng lưới các trường nghề trong ngành giao thông vận tải trên cả nước và xác định Trường Trung học Giao thụng võùn tải TW3 là trường dạy nghề trọng điểm quốc gia và đề nghị xây dựng thành trường dạy nghề trọng điểm cuả khu vực ASEAN.
Bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, theo mục tiêu của đềâ án dạy nghề cho lao động xuất khẩu đến năm 2015 vưà được Thủ tướng phê duyệt: “Đến năm 2010 tỷ trọng lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề đạt 70%. Trong đó lao động lành nghề và trình độ cao đạt 30%. Đến năm 2015,100% lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề, trong đó 40% có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao“. Thủ tướng yêu cầu lựa chọn các trường dạy nghề trọng điểm đã được Nhà nước đầu tư lớn bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước làm nòng cốt trong việc tạo nguồn ,đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích người học nghề như chế độ miễn giảm học phí, cấp học bổng cho những học sinh thuộc diện chính sách như vùng sâu vùng xa. Vì vậy số học sinh tại các vùng thuộc diện chính sách đăng ký theo học nghề ngày càng tăng lên.
- 42 -
Như vậy theo định hướng cuả Nhà nước trong những năm tới lĩnh vực đào tạo nghề sẽ có một bước phát triển mới cả về quy mô và chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới cuả nền kinh tế đất nước.
2.4.4 Các yếu tố tự nhiên.
Là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, một khu vực có các nền kinh tế thuộc vào lọai năng động nhất trên thế giới, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Với bờ biển kéo dài từ bắc xuống nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra tàn phá và gây thiệt hại nặng nề về người và của cho nhân dân nhất là khu vực nông thôn vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hậu quả là nó tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nước ta vì vậy đòi hỏi phải có chính sách giáo dục cho phù hợp để cơ cấu lại nguồn nhân lực tạo thêm việc làm cho nhaân daân .
2.4.5 Các yếu tố công nghệ và kỹ thuật .
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cuả các cơ sở dạy nghề là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp tới chất lượng đào tạo nghề. Ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập. Trang thiết bị đào tạo nghề giúp cho học sinh có điều kiện thực hành để hoàn thành kỹ năng sản xuất.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại bao nhiêu, theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất bao nhiêu thì học sinh có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp bấy nhiêu. Chất lượng của các trang thiết bị, cơ sở vật chất đòi hỏi phải theo kịp tốc độ đổi mới hiện đại hóa của máy móc thiết bị sản xuất.
- 43 -
Thực chất, ở các cơ sở dạy nghề ở nước ta hiện nay, cơ sở vật chất trang thiết bị còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề. Phần lớn các trang thiết bị trong các cơ sở dạy nghề không phải là trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề một cách chính quy, nhiều máy móc được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau (chủ yếu là thanh lý của các nhà máy, xí nghiệp), do đó không có tính đồng bộ về hệ thống, tính sư phạm thấp, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuy công nhân qua đào tạo đáp ứng được phần nào các công việc của doanh nghiệp nhưng hầu hết vẫn phải đào tạo lại để nâng cao khả năng thực hành và tiếp cận công nghệ hiện đại của doanh nghiệp.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và kỹ thuật, ngày nay các máy móc thiết bị phục vụ đào tạo nghề trở lên lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu đào tạo.
Cuù theồ :
Đối với nghề Sửa chữa ôtô sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ ôtô đã làm các thiết bị, mô hình động cơ dùng trong giảng dạy thực hành trở nên lạc hậu không phù hợp thực tế. Ví dụ: các động cơ đời cũ hệ thống bơm xăng và đánh lửa điều khiển bằng cơ, còn hiện nay các động cơ xe ôtô hệ thống này đã được điều khiển bằng điện tử.
Trong ngành gia công cắt gọt kim loại các xưởng thực hành thường được trang bị các máy phay, máy tiện vạn năng…trong khi đó hiện nay các thế hệ máy phay, máy tiện CNC tự động hoá phát triển không ngừng, thế hệ sau hoàn thiện, ưu việt hơn thế hệ trước, các trường nghề không thể đầu tư máy móc thiết bị theo kịp sự phát triển này.
Sự tụt hậu trong lĩnh vực nghề điện tử cũng thể hiện rất rõ, các máy móc thiết bị giảng dạy thực hành nghề này không thể theo kịp sự phát triển nhảy vọt về công nghệ trong lĩnh vực điện tử.
- 44 -
Như vậy nếu so sánh giữa công nghệ và kỹ thuật được giảng dạy trong các trường nghề với công nghệ và kỹ thuật đang áp dụng trong thực tế sản xuất của các doanh nghiệp thì đó là một khoảng cách khá xa, đây là một vấn đề nan giải phải giải quyết trong thời gian tới nếu không nguồn nhân lực được đào tạo của chúng ta không thể đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất.
Qua phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô ta nhận dạng được các cơ hội và thách thức trong lĩnh vực đào tạo nghề trong thời gian tới:
*Cơ hội:
- Nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ; các nguồn vốn đầu tư đang đổ vào các khu chế xuất, khu công nghiệp vì vậy nhu cầu nguồn nhân lực đã qua đào tạo trong mọi lĩnh vực và ngành nghề trong thời gian tới là rất lớn.
- Theo định hướng của Chính phủ trong những năm tới chúng ta phải đẩy mạnh và tăng cường xuất khẩu lao động đã qua đào tạo và nhiệm vụ của các cơ sở dạy nghề phải đào tạo nguồn nhân lực này.
- Đảng và Chính phủ đã nhìn nhận có sự mất cân đối giữa quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp với quy mô đào tạo đại học và cao đẳng nên trong thời gian tới sẽ có kế hoạch đầu tư tập trung cho lĩnh vực dạy ngheà.
*Thách thức:
- Nhận thức xã hội về đào tạo nghề chưa được đầu đủ, đúng đắn, thanh niên học sinh không muốn học nghề vì vậy việc tuyển sinh học nghề gặp rất nhiều khó khăn.
- Các chương trình đào tạo và máy móc thiết bị phục vụ đào tạo nghề đã lạc hậu không đáp ứp được yêu cầu của thực tế ngoài xã hội.