Đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý của nhà trường

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược phát triển trường trung học giao thông vận tải trung ương III giai đoạn 2006 2015 (Trang 67 - 70)

PHÂN TÍCH CÁC CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

2.6 Phân tích nội bộ

2.6.5 Đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý của nhà trường

Đội ngũ giáo viên của trường được chia theo hai mảng đào tạo: Giáo viên dạy nghề dài hạn chính quy và giáo viên dạy lái xe ô tô. Trong phần này chỉ đề cập và phân tích đội ngũ giáo viên dạy nghề dài hạn chính quy còn đội ngũ giáo viên dạy lái xe ô tô sẽ phân tích trong phần Đào tạo lái xe oâ toâ.

Đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề dài hạn nhà trường giao cho phòng Đào tạo, phòng Công tác học sinh và các Khoa phụ trách.

Khoa: quản lý về chuyên môn, quá trình tổ chức giảng dạy.

Phòng Đào tạo: Kiểm tra tiến độ giảng dạy, chế độ công tác giáo viên (giáo án, bài giảng, sổ tay lên lớp …); quản lý đội ngũ giáo viên thỉnh giảng;

kiểm tra hồ sơ thanh toán giờ công cho giáo viên.

- 64 -

Phòng Công tác học sinh: Quản lý tình hình lên lớp hằng ngày, ngày nghỉ, lịch dạy của toàn bộ giáo viên.

Đối với cán bộ - công nhân viên, trường giao cho thủ trưởng các đơn vị trực tiếp quản lý.

Cuối tháng các đơn vị tổng hợp, báo cáo, phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ rà soát, đề xuất và trình lên hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường để xét thưởng A, B, C hàng tháng.

Quá trình tuyển dụng và tiếp nhận cán bộ, giáo viên mới được Ban giám hiệu xem xét và tổ chức kiểm tra thông qua hội đồng theo từng chuyên môn nghiệp vụ. Qua quá trình kiểm tra, phỏng vấn, thử việc nếu đáp ứng yêu cầu, phòng Tổ chức - Hành chính sẽ tiến hành làm hợp đồng.

Nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình đào tạo và quyết định đến chất lượng đào tạo. Chính vì vậy, nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện để cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên có điều kiện học tập và nâng cao trình độ.

Bảng 2 .10. Cơ cấu trình độ đội ngũ giáo viên năm 2006.

Trình độ

Toồ moõn

Toồng

số Nam Nữ

Trình độ

CN KT

TC CN

Cao ủaỳng

Đại học

Thạc só

Sư phạm Bậc

1

Bậc 2

Toồ XDCTGT 14 13 01 01 12 01 06 08

Tổ Máy xây dựng 13 13 07 04 01 01 08 05

Toồ Kinh teỏ 10 06 04 08 02 03 07

Tổ Tin học-Ngoại ngữ 11 05 06 11 04 07

Toồ Chớnh trũ - Theồ myừ 06 04 02 01 05 02 04

Toồ ẹieọn coõng nghieọp 11 07 04 01 10 01 10

- 65 -

Tổ Điện tử 08 07 01 01 07 01 07

Tổ Điện lạnh 06 05 01 02 04 01 05

Tổ Động lực 14 14 02 03 07 02 02 12

Tổ Cơ khí cắt gọt 10 08 02 01 04 05 02 08

Tổ Hàn - Nguội 09 08 01 01 02 04 02 02 07

Toồng soỏ 112 91 21 09 08 18 72 05 32 80

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính.

Với quy mô học sinh 2200 và tổng số giáo viên là 112 thì tỷ lệ học sinh trên giáo viên là 19,64. Theo quy định về chế độ công tác giáo viên số 9294/BGD&ĐT- TCCB ngày 19/9/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thì mức này là 25, theo thống kê của Tổng Cục dạy nghề tỷ lệ này ở năm học 2004 - 2005 là 27học sinh/1giáo viên. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề ra mức phấn đấu đến năm 2010 sẽ đạt tỷ lệ 20 học sinh/1giáo viên. Căn cứ theo những thông số trên tiêu chí tỷ lệ học sinh trên giáo viên của trường là tốt ở thời điểm hiện nay.

Theo thống kê của Tổng Cục dạy nghề hiện nay giáo viên có trình độ từ Cao đẳng trở lên ở các trường dạy nghề là khoảng 80% trong đó có khoảng 3% có trình độ trên Đại học, các thông số đó của trường là 80,3%

và 4.4% như vậy là ở mức trung bình. Trình độ sư phạm theo thống kê 82%

giáo viên các trường dạy nghề đã được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình bậc 1 và bậc 2 về sư phạm kỹ thuật, hiện nay của trường đạt 100% là raát toát.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân lực, trong những năm qua nhà trường đã chú ý nhiều đến chính sách đãi ngộ, khuyến khích, bắt buộc nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên của trường.

Nhờ đó hiện nay đội ngũ cán bộ Trưởng, Phó phòng, khoa, Tổ môn chuyên

- 66 -

môn đều có trình độ đại học trở lên và được học lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia.

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ không chỉ phục vụ công tác hiện tại mà còn là chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và giáo viên đầu ngành cho những năm sắp tới, chuẩn bị cho việc dạy và học hệ Cao đẳng nghề.

Trong những năm qua, Nhà trường đã chủ động đến việc nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên. Bằng nhiều hình thức đào tạo khác nhau như cử đi học các lớp bồi dưỡng, đi học các lớp đại học, sau đại học để nâng cao trình độ.

Cụ thể Trường đã mở lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2 tại trường để nâng cao nghiệp vụ cho 40 giáo viên, tạo điều kiện cho 17 giáo viên đang đi học đại học và 06 giáo viên đang đi học sau đại học. Theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường, hỗ trợ học phí cho học sau đại học tối đa 10 triệu đồng/khóa, học đại học tối đa 10 triệu đồng/khóa (thanh toán theo biên lai thu học phí).

Có thể thấy đội ngũ giáo viên của trường đa số còn trẻ đã được tiếp cận với những máy móc công nghệ mới, hầu hết giáo viên đã và đang học đại học với 80% giáo viên giảng dạy được lý thuyết và thực hành, 100% giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ sư phạm. Điểm yếu của đội ngũ giáo viên Trường nói riêng và của các trường nghề nói chung là tay nghề của giáo viên chưa cao cần phải bồi dưỡng thêm để đảm bảo yêu cầu giảng dạy trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tích và một số giải pháp chiến lược phát triển trường trung học giao thông vận tải trung ương III giai đoạn 2006 2015 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)