PHÂN TÍCH CÁC CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
2.6 Phân tích nội bộ
2.6.3. Chất lượng đào tạo
* Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua Hội giảng giáo viên giỏi và các kỳ thi học sinh giỏi.
Hàng năm vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, nhà trường tổ chức lễ tổng kết năm học, đánh giá, rút ra kinh nghiệm cho Hội giảng giáo viên giỏi, kỳ thi học sinh giỏi trong năm để tổng kết lại những gì đã làm được và chưa làm được để từ đó có kế hoạch cho công tác giáo viên giỏi, học sinh giỏi cho năm sau:
Kết quả năm học 2004 - 2005 :
+ 01 học sinh đạt giải nhất, 01 học sinh đạt giải ba, 01 học sinh đạt giải khuyến khích trong Hội thi tay nghề Ngành giao thông vận tải năm 2003.
+ 01 giáo viên đạt giải nhất, 02 giáo viên đạt giải ba trong kỳ thi giáo viên giỏi ngành giao thông vận tải năm 2004.
- 53 -
Kết quả năm học 2005 - 2006:
+ 01 học sinh đạt giải khuyến khích nghề Sửa chữa ô tô trong hội thi tay ngheà ASEAN.
+ 02 Giáo viên đạt đanh hiệu giáo viên dạy giỏi nghề cấp thành phố năm 2006 khi tham gia Hội giảng giáo viên dạy nghề cấp thành phố năm 2006.
Qua các hội thi, Nhà trường tuyên dương khen thưởng các giáo viên và học sinh để động viên khích lệ và đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt tạo không khí sôi nổi trong giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Từ những thành tích trên đã góp phần nâng cao uy tín của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo. Từ công tác tổng kết này, nhà trường đã rút ra kinh nghiệm quý báu là có thầy giỏi mới có trò giỏi. Mà thầy giỏi ngoài những kiến thức vốn có được học ở trường Đại học thì cần phải có những kinh nghiệm ở ngoài thực tế. Nhà trường đã tổ chức cho giáo viên đi tham quan và học tập ở những trường bạn, và các nhà máy, xí nghiệp có điều kiện vật chất tốt hơn trường mình để giáo viên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ hiện đại.
* Đánh giá chất lượng đào tạo qua mỗi khoá học vào cuối khóa học:
Vào cuối khoá học các khoa có trách nhiệm tổ chức tổng kết khóa học ở từng lớp để lấy ý kiến góp ý của học sinh đối với nhà trường, sau đó khoa tổng hợp ý kiến của tất cả các lớp và thông báo trong buổi lễ tổng kết ra trường của khoá học. Dựa vào những ý kiến góp ý của học sinh nhà trường sẽ đưa ra cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo cho khóa học sau. Phương pháp này có ưu điểm là có thể thu được một số thông tin có giá trị về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, phương tiện giảng dạy…
Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu cho 03 ngành: Cơ khí Động lực, Cơ khí Chế tạo, Điện công nghiệp và dân dụng. (Phụ lục 4)
- 54 -
Trong quá trình khảo sát 100 học sinh khóa 2004 - 2006 với mỗi một câu hỏi cụ thể được đánh giá bằng hai thang đo. Thang đo thứ nhất đánh giá mức độ quan trọng của chất lượng phục vụ đối với học sinh. Thang đo thứ hai đánh giá mức độ hài lòng của học sinh về các dịch vụ mà nhà trường đang đáp ứng. Từ những câu hỏi và câu trả lời thu về này nhà trường biết được và có những biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao sự hài lòng về chất lượng đào tạo và dịch vụ đào tạo của nhà trường.
Với 100 phiếu phát ra mỗi phiếu có 20 câu hỏi ta thu về được 2000 câu trả lời. Mức độ quan trọng và hài lòng theo mức thang đo như sau: mức điểm 1 = quá ít; 2 = ít; 3 =vừa; 4 = nhiều; 5 = rất nhiều.
Mức độ hài lòng cao (có điểm đánh giá ở mức 4 trở lên) có 528/ 2000 câu trả lời đánh giá là hài lòng như vậy tỉ lệ là 26.4 % trên tổng số câu.
Mức độ hài lòng trung bình (có mức đánh giá ở mức 3) có 826/ 2000 trả lời đánh giá là hài lòng, như vậy tỷ lệ là 41.3% trên tổng số câu.
Mức độ chưa đạt yêu cầu (có mức đánh giá dưới 3) có 646/ 2000 câu trả lời đánh giá là chưa hài lòng, như vậy tỷ lệ là 32.3% trên tổng số câu.
Bảng 2.7 Mô tả kết quả trả lời phiếu thăm dò học sinh 2004 – 2006 :
STT Nội dung Điểm mức độ
Quan trọng Hài lòng
1 Phương pháp giảng dạy cuả các giáo viên 3.97 3.86 2 Nội dung kiến thức truyền đạt trong các buổi
học
3.61 3.82
3 Khối lượng học tập 3.44 3.89
4 Trình tự sắp xếp môn học phù hợp và có logic 3.47 3.63 5 Kiến thức nhận được giúp học sinh phát triển tư
duy và đưa ra các giải pháp
3.20 3.41
- 55 -
6 Đi thực tế tại các doanh nghiệp 3.02 3.70
7 Môi trường khuyến khích học sinh tự học tập 3.80 3.47 8 Phát triển kỹ năng ngoại ngữ và tin học 3.62 2.86 9 Bạn luôn có ý thức tìm tài liệu tham khảo thêm
cho môn học
3.28 2.94
10 Chất lượng phòng học và các thiết bị trong phòng học
3.89 3.21
11 Phương tiện hiện đại phục vụ giảng dạy, học tập
4.23 3.41
12 Chất lượng các phòng thực hành, phòng thí nghieọm
3.97 3.05
13 Sự sẵn có về nơi dành cho bạn tự học 3.92 2.78
14 Duùng cuù theồ thao 3.67 3.05
15 Sự thoải mái ,dễ chịu cuả môi trường cảnh quan trong trường
3.51 3.63
16 Chất lượng giáo trình tài liệu tham khảo cuả từng môn học
3.64 2.94
17 Số lượng và sự cập nhật thường xuyên tài liệu, sách báo cuả thư viện
3.78 3.40
18 Thời gian mở cửa phục vụ cửa thư viện 2.83 3.30 19 Các dịch vụ phục vụ học sinh ( y tế, căng tin,
chỗ gửi xe )
3.61 3.22
20 Chương trình hoạt động tập thể cho học sinh 3.86 3.38
- 56 -
Qua phỏng vấn trực tiếp từ học sinh thì họ cho rằng chất lượng đào tạo của trường ở mức trung bình khá và chất lượng dịch vụ đào tạo đạt ở mức khá. Học sinh đề nghị có cơ hội được đi thực tế tiếp xúc với những doanh nghiệp để được làm quen với những máy móc thiết bị hiện đại để khi ra trường đến nơi công tác được tự tin hơn. Qua việc đi thu thập thông tin từ học sinh có tác dụng rõ rệt cho người quản lý để từ đây nhà quản lý có thể nghiên cứu và điều chỉnh các công việc liên quan nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người học.
Việc thu nhập thông tin từ học sinh bằng cách lấy phiếu khảo sát này trong quá trình đào tạo là một việc làm đơn giản, ít tốn kém nhưng mang lại kết quả cao.
Nhà trường luôn quản lý nghiêm túc quá trình đào tạo, chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chất lượng đào tạo, nhất là tay nghề và ý thức lao động của học sinh luôn được các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đánh giá cao. Trường thực hiện tốt việc quản lý, giáo dục học sinh nên các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật được hạn chế tối đa.
Nhà trường thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho học sinh.
Khoảng 90% học sinh có việc làm ngay khi ra trường, một số ngành có việc 100% ngay khi tốt nghiệp như: lái máy cơ giới, lái cẩu và xe nâng hàng, hàn công nghệ cao… Nhiều học sinh sau khi ra trường học liên thông hoặc tại chức các bậc cao hơn. Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp cho thấy đội ngũ công nhân kỹ thuật do trường đào tạo đã đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất, có phẩm chất đạo đức tốt, gắn bó với nghề, có năng lực chuyên môn rộng, thích ứng và hoà nhập nhanh với môi trường lao động công nghiệp, có chí tiến thủ, làm chủ được phương tiện kỹ thuật đáp ứng nhanh các yêu cầu của thực tiển sản xuất… Nhiều học sinh của trường sau thời gian
- 57 -
công tác đã phấn đấu thành những thợ giỏi, thợ bậc cao, thợ cả, cán bộ quản lý chủ chốt ở các doanh nghiệp sản xuất.
* Đánh giá chất lượng đào tạo từ phía doanh nghiệp:
Đánh giá chất lượng đào tạo bằng phương pháp thu thập ý kiến từ học sinh cũng mới chỉ là tự đánh giá mình, không đủ độ chính xác. Trong khi đó chương trình đào tạo và yêu cầu của các doanh nghiệp nơi học sinh ra trường làm việc thường không đồng nhất doanh nghiệp luôn phải hướng theo thị trường để tăng mức độ cạnh tranh vì vậy cần có những người học sinh vừa vững về lý thuyết, vừa có tay nghề cao. Cho nên từ góc độ người sử dụng lao động nhìn nhận về chất lượng công nhân do nhà trường đào tạo có ý nghĩa quyết định cho việc “ đầu ra” của nhà trường.
Nếu nhà trường tự dạy học sinh và cũng tự đánh giá chất lượng thì chất lượng đó là không khách quan, ý nghĩa của việc đánh giá không có tính thuyết phục cao. Chính vì vậy, bên cạnh sự tự đánh giá, chất lượng phải được thể hiện từ phía người sử dụng lao động do doanh nghiệp cung cấp.
Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ người sử dụng nhìn nhận về chất lượng đào tạo của trường Trung học Giao thông vận tải Trung ương III để nhà trường kiểm chứng lại và có cái nhìn tổng quát về chất lượng đào tạo. Phương pháp này nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng lao động trong doanh nghiệp về những học sinh được đào tạo tại trường Trung học Giao thông vận tải Trung ương III. Từ bảng hỏi này giúp ta thấy được cách thức tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và biết được doanh nghiệp cần gì ở người lao động.
Nội dung của phiếu điều tra kỹ năng làm việc người lao động được xây dựng theo 8 nhóm: (phụ lục 3)
a. Trình độ chuyên môn (câu 1)
b. Kỹ năng thực hành (từ câu 2 đến câu 5)
- 58 -
c. Sáng tạo trong công việc (câu 6) d. Năng lực hợp tác (câu 7 đến câu 8) e. Năng lực giao tiếp (câu 9)
f. Phẩm chất đạo đức (câu 10 đến câu 11) g. Năng lực sức khỏe (câu 12)
h. Năng lực khác (câu 13)
Mức đánh gía tương ứng với các kỹ năng như sau: 5 = tốt; 4= khá; 3 = bình thường; 2 = chưa đạt yêu cầu; 1 = kém
Trong đợt khảo sát này, tôi đã gởi phiếu điều tra đến 10 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất ( phụ lục) và đã được các doanh nghiệp này ủng hộ và trả lời, theo ý kiến chủ quan của riêng tôi đánh giá thì việc khảo sát này tương đối chính xác về chất lượng đào tạo của nhà trường. Việc khảo sát này cho nhà trường biết được nhà trường cần phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành để sau khi học sinh ra trường bắt tay vào công việc được ngay và rút ngắn dần khoảng cách giữa nhà trường và doanh nghieọp.
Đợt khảo sát này các doanh nghiệp cũng đánh giá về kỹ năng cuả học sinh Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao thắng, một trường có uy tín về đào tạo nghề tại thành phố Hồ Chí Minh để so sánh về chất lượng đào tạo với trường Trung học giao thông vận tải trung ương 3.
Bảng 2.8 Phiếu điều tra kỹ năng làm việc cuả người lao động :
STT Kỹ năng làm việc
Điểm đánh giá
Học sinh Trường Trung
Học GTVT
Học sinh Trường Cao đẳng kỹ thuật
- 59 -
TW3 Cao thaéng
1 Kiến thức lý thuyết về công nghệ được sử dụng trong cơ sở sản xuất.
3.65 3.70
2 Kỹ năng thực hành liên quan tới công nghệ được sử dụng trong cơ sở sản xuất.
3.54 3.52
3 Tác phong công nghiệp trong sản xuaát.
3.20 3.25
4 Kiến thức về an toàn lao động. 3.76 3.65
5 Kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật. 3.10 3.40
6 Chủ động sáng tạo trong công vieọc.
3.25 3.29
7 Biết lắng nghe và học hỏi ở người khác.
4.32 4.45
8 Biết phối hợp với đồng nghiệp trong coõng vieọc.
3.70 3.68
9 Biết cách diễn đạt ý kiến cuả mình cho người khác hiểu và chấp nhận.
3.20 3.17
10 Có tính trung thực và tinh thần trách nhiệm hay không.
4.15 4.21
11 Kỷ luật lao động tốt, làm việc cần cuứ.
3.70 3.64
- 60 -
12 Có thể làm việc với cường độ cao 3.82 3.90
Đánh giá chung về chất lượng đào tạo.
3.61 3.65
Nguồn điều tra từ 10 doanh nghiệp có học sinh cuả Trường Trung Học giao thông vận tải Trung ương III và Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao thắng . Nhìn vào số liệu thống kê trong bảng 2.8 ta thấy được mức độ hài lòng cuả các doanh nghiệp đối với kỹ năng người lao động cụ thể như sau:
- Những kỹ năng được đánh giá tốt: có điểm đánh giá ở mức 5 không có kỹ năng nào.
- Những kỹ năng được đánh giá khá: có điểm 4 trở lên và nhỏ hơn 5, có 02 kỹ năng cụ thể kỹ năng biết lắng nghe và học hỏi ở người khác, kỹ năng có tính trung thực và tinh thần trách nhiệm.
- Những kỹ năng được đánh giá bình thường: có điểm 3 trở lên và nhỏ hơn 4, có 10 kỹ năng.
- Những kỹ năng được đánh giá chưa đạt yêu cầu có điểm 2 trở lên và nhỏ hơn 3, không có kỹ năng nào.
- Những kỹ năng được đánh giá kém: có điểm nhỏ hơn 2, không có kỹ năng nào.
Qua số liệu thống kê trong bảng trên ta thấy các doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung học Giao thông vận tải Trung ương III và Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng gần tương đương nhau cụ thể là 3.61 và 3.65.
Những thông tin về các kỹ năng ở bảng 2.8 rất hữu ích cho nhà trường trong công tác đào tạo, để xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng cuả doanh nghiệp về những học sinh được đào tạo từ Trường Trung học Giao thông vận tải Trung ương III.
- 61 -
Vì vậy Nhà trường cần tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động hậu đào tạo như: xúc tiến giới thiệu việc làm, khảo sát thị trường và tìm nguồn xuất khẩu lao động, đánh giá chất lượng học sinh ra trường, mở rộng quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, với mọi thành phần kinh tế và các địa phương, nhằm cải tiến, bổ sung nội dung chương trình, mở rộng và phát triển ngành nghề mới, thu hút đầu vào để phát triển quy mô đào tạo. Qua nguồn điều tra từ doanh nghiệp tác giả nhận thấy chất lượng đào tạo của trường Trung học Giao thông vận tải Trung ương III nhìn chung ở mức khá. Kết quả đánh giá này tạm đưa ra các mặt mạnh, mặt yếu của nhà trường thể hiện qua các tiêu chí đánh giá.