CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA LOẠI HÌNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
2.1 Thực trạng về tổ chức và quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định pháp luật Việt Nam
Luật doanh nghiệp 2014 là một cuộc cải cách cơ bản trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta, dựa trên sự thành công đã được thừa nhận rộng rải trong Luật doanh nghiệp 2005. Với số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không ngừng tăng lên theo mỗi năm. Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp 2014 vẫn tiếp tục ghi nhận cá nhân có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà trước đó Luật doanh nghiệp 1999 không quy định.
Công ty trách nhiệm một thành viên có ưu điểm nổi bậc đó là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, đây là một điểm đặc biệt cần quan tâm trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh của các nhà đầu tư. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra đời đã và đang đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của các nhà đầu tư có số vốn ít, với việc chịu trách nhiệm hữu hạn đã giúp họ an tâm hơn khi đầu tư vào những ngành nghề hoặc kinh doanh trong những lĩnh vực có nhiều rủi ro, bởi vì nếu có bất trắc xảy ra đối với công ty của họ thì họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty. Do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình19 và có thể nói đây là một điểm nổi bậc nhưng đồng thời cũng là một điểm còn hạn chế, vì trong kinh doanh luôn luôn tồn tại những nguy cơ rủi ro trong khi khả năng thanh toán là hữu hạn nên đã dẫn tới việc công ty thiếu nợ giải thể, phá sản đã không đảm bảo thanh toán các khoản nợ và nó sẽ làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích chính đáng của những người có liên quan trong việc thu hồi nợ tức trong trường hợp này nếu như công ty không đủ khả năng thanh toán thì chủ nợ sẽ bị thiệt thòi. Bên cạnh đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp:”
Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu”20. Quy định này không thể hiện rõ rang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm vốn điều lệ, mà sử dụng cụm từ ”hoàn trả”, và việc hoàn trả chỉ được thực hiện khi đáp ứng 2 điều kiện “hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm kể từ
19 Khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014
20 Điểm a Khoản 1 Điều 87 Luật doanh nghiệp 2014
ngày đăng ký doanh nghiệp” và “bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu”.
Do quy định không rõ ràng như vậy, đã dẫn đến luồng ý kiến cho rằng đây thực chất là hành vi rút vốn, vì bản chất công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và chủ sở hữu của nó là một thể thống nhất, ý chí của công ty cũng là ý chí của chủ sở hữu, mà việc hoàn trả vốn nếu có phải xuất phát từ hành động yêu cầu rút vốn từ phía chủ sở hữu. Theo quy định tại điều 76 luật doanh nghiệp 2014 thì “chủ sở hữu chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho tổ chức và cá nhân khác”, việc chuyển nhượng đồng nghĩa với việc không có sự thay đổi về vốn góp mà chỉ có sự thay đổi về thành viên công ty.
Vì thế không thể cho rằng đây là quy định về việc giảm vốn điều lệ. Cũng có luồng ý kiến khác, nhận định việc hoàn trả vốn thực chất là việc giảm vốn điều lệ và nó phát sinh khi doanh nghiệp đáp ứng đủ 2 điều kiện quy định tại Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2014. Thế nhưng, căn cứ vào đâu để công ty quyết định hoàn trả vốn cho chủ sở hữu và việc hoàn trả có dẫn đến thay đổi các nội dung liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thủ tục hành chính (nếu có) hay không?
Đây là vấn đề vẫn chưa được quy định cụ thể. Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 cũng chỉ hướng dẫn 4 điều trong Luật Doanh nghiệp 2014 nhưng không bao gồm những quy định kể trên. Do vậy, các nhà làm luật nên sớm ban hành các văn bản hướng dẫn nhanh chóng và chính xác, để tránh tình trạng lúng túng từ phía doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng, dẫn đến việc áp dụng sai tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã mang lại những ưu điểm nhất định trong quá trình nghiên cứu ở phần trên tuy nhiên đôi khi các doanh nghiệp họ lợi dụng những ưu điểm đó để đăng ký thành lập công ty mà thực chất họ không cho đi vào hoạt động, nhưng hàng hóa của họ lại có mặt trên khắp thị trường hoặc có những công ty được các kỹ sư chuyên môn kế toán hay các chuyên gia hợp tác với nhau thành lập quản lý và điều hành công ty có khả năng quản lý toàn diện.
Loại hình doanh nghiệp này đã thực sự đi vào các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, thỏa mãn phần nào nhu cầu của một số chủ thể trong việc lựa chọn hình thức đầu tư, góp phần vào việc đa dạng hóa các quan hệ kinh tế trong điều kiện từng bước hoàn thiện cơ chế thị trường theo thông lệ quốc tế cho nền kinh tế nước ta.
Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng chế định pháp luật này, một số quy định liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp cũng như một số vấn đề về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đã thể hiện một số điểm bất hợp lý. Bên cạnh đó còn có một số quan điểm cho rằng việc công nhận sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp này, đặc biệt là trong trường hợp luật cho phép một cá nhân cũng có quyền thành lập doanh
nghiệp sẽ triệt tiêu loại hình doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Nói cách khác, quy định này có thể làm thay đổi tính chất pháp lý đặc thù của doanh nghiệp tư nhân từ tính chất “chịu trách nhiệm vô hạn” thành tính chất “chịu trách nhiệm hữu hạn”. Vì vậy, chế định pháp luật này có thể phá vỡ đặc điểm truyền thống của doanh nghiệp tư nhân cũng như làm thay đổi tính chất riêng của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Những điều trên đã đặt ra yêu cầu cần phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống, nhằm xác định các cơ sở về lý luận cũng như thực tiễn cho sự tồn tại lâu dài của hình thức doanh nghiệp này; đồng thời nêu lên những điểm bất cập trong các quy của pháp luật về địa vị pháp của nó; từ đó có phương hướng hoàn thiện.
Khi bàn về tính chất pháp lý của loại hình công ty này, nhiều ý kiến cho rằng việc cho phép một cá nhân cũng có quyền thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một sự bất hợp lý. Đó là việc một số cá nhân có quyền sở hữu riêng một công ty nhưng lại chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của mình, Trong khi đó một số cá nhân khác lại phải chịu trách nhiệm vô hạn cho các hoạt động của cùng một hình thức sở hữu. Luật doanh nghiệp 2005 cho phép một cá nhân hoặc một tổ chức được quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đây là một điều hoàn toàn mới và xa lạ so với Luật doanh nghiệp 1999, trước đó việc thành lập công ty trách nhiệm một thành viên không thể là cá nhân mà bắt buộc phải là tổ chức. Có quan điểm cho rằng chỉ “tổ chức” mới có quyền thành lập công ty tác nhiệm hữu hạn một thành viên quan điểm đó là đúng hay sai?. Quan điểm đó hoàn toàn sai. Bởi Luật doanh nghiệp 2005 đã đa dạng hóa các hình thức doanh nghiệp bằng việc cho phép thành lập công ty trách nhiệm một thành viên là cá nhân. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 1999 thì tổ chức mới có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hiện nay theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Một số ý kiến khác lại cho rằng: mặc dù về mặt hình thức, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (trong trường hợp một cá nhân có quyền thành lập) đều do một người làm chủ sở hữu nhưng đây là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau với những ưu điểm và hạn chế riêng, do vậy chúng vẫn có thể cùng tồn tại trong một nền kinh tế. Bên cạnh đó hai loại hình doanh nghiệp này vẫn tồn tại những khác biệt về bản chất: doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ, cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp21, còn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu và chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các
21 Khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của mình.
Việc thừa nhận một cá nhân có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoặc các nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để kinh doanh ngay từ khi thành lập doanh nghiệp. Có thể nói đây là một quy định phù hợp với thực tế, thể chế hóa kịp thời các mối quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của một nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của công ty, phát huy được thế mạnh của loại hình doanh nghiệp này đồng thời vẫn bảo đảm được sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này có thể được xem là sự thể chế hóa “quyền tự do kinh doanh” đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, vì quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh là một yếu tố quan trọng của quyền tự do kinh doanh. Ngoài ra, quy định này còn có ý nghĩa góp phần làm đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, làm phong phú thêm các nhân tố với tư cách là các chủ thể độc lập trong một nền kinh tế.
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu22. Chính vì thế sẽ làm giảm đi khả năng phát triển đột phá của doanh nghiệp do không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh đột phá và táo bạo.
Do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.
Trên thực tế, trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên có không ít doanh nghiệp về thực chất là sự biến hóa của hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều này có nghĩa là ngay từ khi thành lập, công ty chỉ có một thành viên đích thực, còn các thành viên khác và số vốn góp của họ hoàn toàn chỉ mang tính hình thức.
Để lý giải cho nguyên nhân của hành vi này có thể có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên các quan điểm đều thống nhất rằng hiện tượng “ lách luật” này xuất phát từ tâm lý chung của các nhà đầu tư. Đó là tâm lý muốn tự mình điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, không muốn phân chia lợi nhuận nhưng lại muốn chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty, tức là chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn họ đem vào hoạt động kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường với nhiều cơ hội kinh doanh phát triển nhưng cũng có
22 Khoản 3 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014
không ít những rủi ro, phức tạp, việc quy định hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với những lợi thế của nó đã đáp ứng được nguyện vọng của nhiều nhà đầu tư. Điều này sẽ tạo nên động lực giúp cho những người có tiềm năng về vốn, có khả năng về kinh doanh mạnh dạn bỏ vốn, bỏ công sức đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau từ đó góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh sống động, giải phóng lực lượng sản xuất, tạo đà phát triển cho một nền kinh tế. Chính yếu tố chỉ “chịu trách nhiệm hữu hạn” đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho các nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn trên thương trường khi mà họ biết các yếu tố rủi ro sẽ được phân tán, điều kiện này giúp các nhà đầu tư vẫn có khả năng giữ lại một số vốn để làm lại từ đầu khi hoạt động kinh doanh của họ gặp thất bại.
Ngược lại nếu không quy định hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân thành lập vì lo ngại hiện tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật, tiến hành xin thành lập công ty, thực hiện các giao dịch như: ký hợp đồng, vay vốn và hậu quả cuối cùng là thua lỗ mà chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động này thì việc đó sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Trên thực tế, như đã phân tích, vẫn tồn tại rất nhiều chủ thể về hình thức là Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên nhưng bản chất lại do một cá nhân làm chủ, hiện tượng này hiện nay trở nên khá phổ biến và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Hơn nữa các cơ quan quản lý nhà nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết các hậu quả phát sinh từ hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, bởi vì bản thân nó không có sự thống nhất về hình thức và nội dung pháp lý. Do vậy, việc cho phép một cá nhân được thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này. Thực tế phát triển nền kinh tế thị trường hàng trăm năm qua đã chứng minh rằng: một hoạt động kinh doanh đã tồn tại trên thực tế đáp ứng được nhu cầu của xã hội, được xã hội thừa nhận thì phải được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh, tức là nó phải được luật định, ngược lại nếu như các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng các biện pháp ngăn cấm hoặc hạn chế thì các hoạt động này dễ có khuynh hướng đi vào hoạt động ngầm và nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng những yếu tố tích cực từ việc quy định hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã vượt xa những yếu tố tiêu cực có thể có phát sinh từ hoạt động của loại hình doanh nghiệp này.
Trong quá trình phát triển, pháp luật công ty đã có những quan niệm mới về công ty đó là thừa nhận mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Thực tiễn kinh doanh ở nước ta các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do một cá nhân, tổ chức đầu tư về bản chất cũng được tổ chức và hoạt động giống như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (một chủ sở hữu). Luật Doanh nghiệp (1999)
chỉ quy định công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức; Luật Doanh nghiệp (2005) đã phát triển và mở rộng cả cá nhân cũng có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp còn quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Họ phải tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty. Đồng thời các cá nhân này phải trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, công nghệ kinh doanh, lạm dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức khác.
Như vậy, xét về khía cạnh cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì Luật doanh nghiệp 2014 có sự mở rộng và toàn diện hơn so với luật doanh nghiệp các năm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh, đầu tư tham gia vào nền kinh tế thị trường một cách tự tin, thoải mái hơn.
Một vấn đề nữa có liên quan đến cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên là hợp đồng giao dịch của công ty với những người có liên quan được quy định khá chi tiết tại điều 86 Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó: giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, giám đốc hoặc Tổng giám đốc và kiểm soát viên xem xét quyết định:
- Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
- Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
- Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này;
- Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;
- Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này;
Quy định này đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện một cách khách quan, chính xác, tránh tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.