CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA LOẠI HÌNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
2.2 Thực trạng áp dụng trong thực tiễn của mô hình tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Thực tiễn kinh doanh ở nước ta gồm các doanh nghiệp Nhà Nước, các doanh nghiệp của Tổ chức Chính trị-Xã hội về bản chất cũng được tổ chức và hoạt động giống như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ( một chủ sở hữu). Luật doanh nghiệp 1999 chỉ quy định công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ
chức. Luật doanh nghiệp 2005 và 2014 đã phát triển và mở rộng cả cá nhân cũng có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc loại hình công ty đối vốn có tư cách pháp nhân, nhưng không được quyền phát hành cổ phiếu. Còn đối với người nước ngoài tại Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài thì họ được quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và họ sẽ hoạt động theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 35, nhiều giải pháp cụ thể đã được tiến hành, nhiều cam kết mạnh mẽ của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp đã được hiện thực hóa. Tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm đa số.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sau một năm tích cực triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP, hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao và ghi nhận là Nghị quyết đã góp phần tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện những cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về Chính phủ kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; coi doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế. Bộ máy công quyền đã có sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức với tinh thần phục vụ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Ở cấp Trung ương, các bộ, ngành đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo, đôn đốc triển khai Nghị quyết. Người đứng đầu của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt trong triển khai Nghị quyết 35; kịp thời sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách với những nội dung tích cực hỗ trợ doanh nghiệp như Bộ Công thương, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng…
Ở cấp địa phương, UBND các tỉnh, thành phố tích cực triển khai, có nhiều sáng kiến hay trong tổ chức đối thoại doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, giải quyết khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc các quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã có tác động tích cực đến số lượng doanh nghiệp thành lập mới, đầu tư nước ngoài trong những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 201723.
Trong năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 110.100 doanh nghiệp, đạt kỷ lục cao nhất về số lượng từ trước tới nay; số vốn cam kết đưa vào thị
23 Đặng Tiến Đạt,Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 01 năm 2018, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
trường tăng 48,1% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 24,1%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động.Trong 4 tháng đầu năm 2017, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 39.580 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 369.635 tỷ đồng, tăng 14% về số doanh nghiệp và tăng 48,9% về số vốn so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 11.545, tăng 1,9% so với cùng kỳ. Đây là những con số chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động và thành lập trong năm 2016 và cùng kỳ đầu năm 2017 bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Các con số nêu trên minh chứng cho niềm tin của doanh nghiệp trong và ngoài nước vào môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đang được cải thiện rõ rệt.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP cùng hàng loạt các giải pháp đồng bộ khác, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2016, Việt Nam đứng thứ 82/190 quốc gia, tăng 9 bậc về chỉ số môi trường kinh doanh (từ vị trí 91/189 lên 82/190), mức tăng cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam, với 5 chỉ số tăng hạng.
Mặc dù vậy, phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp cho thấy vẫn tồn tại khoảng cách giữa chính sách và thực thi, các doanh nghiệp vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục hành chính, đầu tư kinh doanh gây phiền hà, tồn thời gian, chi phí, làm cho doanh nghiệp mất niềm tin.
Tình hình doanh nghiệp thành lập mới
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nền kinh tế, trong giai đoạn hiện nay thì mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên rất phù hợp để cá nhân, tổ chức lựa chọn để phát triển kinh tế đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nếu xét từ năm 1986, nền kinh tế nước ta có đặc điểm là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể và hầu như thành phần kinh tế tư nhân không phát triển trong giai đoạn này. Thời kỳ ấy, kinh tế tư nhân không những không được thừa nhận mà còn bị xem xét là đối tượng cần được tập thể hóa.
Do đó ở thời kỳ này các doanh nghiệp nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nói riêng không được phổ biến ở nước ta. Từ khi Đảng và Nhà nước ta đổi mới, cộng thêm sự ra đời của Luật doanh nghiệp đã tạo điều kiện rất to lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã góp phần sản xuất cho xã hội của cải vật chất không ngừng tăng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu của đời sống nhân dân.
Trong tháng 01 năm 2018, cả nước có 10.839 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 98.272 tỷ đồng, tăng 20,6% về số doanh nghiệp và 8,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
- Theo loại hình doanh nghiệp24:
Bảng 1. Số doanh nghiệp, vốn và lao động đăng ký thành lập mới theo loại hình
So với cùng kỳ năm 2017, trong năm nay xét về các chỉ tiêu gồm số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký thì không có loại hình công ty nào tăng đều ở cả 3 chỉ tiêu; loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên chỉ tăng về số lượng và số vốn đăng ký; riêng loại hình doanh nghiệp tư nhân là giảm cả về số lượng, số vốn và số lao động đăng ký.
Phân tích về gia tăng số lượng doanh nghiệp của các loại hình so với cùng kỳ năm 2017 cho thấy, trong tháng 01 năm 2018 số doanh nghiệp đăng ký mới tập trung chủ yếu ở loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên với 6.471doanh nghiệp, chiếm 59,7%; tiếp đến là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có 2.426 doanh nghiệp, chiếm 22,4%; loại hình công ty cổ phần có 1.758 doanh nghiệp, chiếm 16,2%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 182 doanh nghiệp, chiếm 1,7% và loại hình công ty hợp danh có lượng doanh nghiệp đăng ký mới thấp nhất là 2 doanh nghiệp, chiếm 0,02%.
Có thể thấy, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã góp phần gia tăng đáng kể số lượng doanh nghiệp trong năm qua. Loại hình doanh
24 Đặng Tiến Đạt,Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 01 năm 2018,
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
nghiệp này đã được đa số các chủ đầu tư ưu tiên thành lập, thể hiện sự ưa chuộng của nó trong nền kinh tế thị trường phức phạp, đầy biến động như hiện nay.
- Về số vốn đăng ký, trong tháng 01 năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 tiếp tục tập trung cao ở loại hình công ty cổ phần là 47.433 tỷ đồng, chiếm 48,3%; tiếp đó là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có 32.443 tỷ đồng, chiếm 33%; loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có 18.191 tỷ đồng, chiếm 18,5%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 205 tỷ đồng, chiếm 0,2%;
loại hình công ty hợp danh có số vốn đăng ký mới thấp nhất so với các loại hình khác là 1 tỷ đồng, chiếm 0,001%. Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp trong tháng 01 năm 2018 cho thấy, loại hình công ty cổ phần chiếm tỷ trọng vốn đăng ký bình quân cao nhất là 27 tỷ đồng/doanh nghiệp; tiếp đến là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là 7,5 tỷ đồng/doanh nghiệp; loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là 5 tỷ đồng/doanh nghiệp; loại hình công ty hợp danh là 0,5 tỷ đồng/doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp tư nhân là 1,1 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Xét về khía cạnh vốn đầu tư thì công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ đứng thứ 2 so với mô hình công ty cổ phần. Bởi lẽ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có 1 chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức, các chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn của mình nên lượng vốn đầu tư vào công ty có hạn. Bên cạnh đó, việc kêu gọi vốn đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị hạn chế do không được quyền phát hành cổ phiếu. Đây đúng là một điểm bất lợi trong việc kêu gọi vốn của công ty.
- Về số lượng lao động đăng ký cho thấy, trong tháng 01 năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 thì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có số lao động lớn nhất so với các loại hình khác là 45.928 lao động, chiếm 53,8%; tiếp đó là loại hình công ty cổ phần có 20.519 lao động, chiếm 24,1%; loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có 18.055 lao động, chiếm 21,2%; loại hình doanh nghiệp tư nhân có 778 lao động, chiếm 0,9% và loại hình công ty hợp danh có 9 lao động, chiếm 0,01%. Xét về quy mô lao động đăng ký bình quân, thì trong năm qua loại hình công ty cổ phần có quy mô đăng ký cao nhất là 11,7 lao động/doanh nghiệp; tiếp đến là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có 7,4 lao động/doanh nghiệp; loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên cùng có 7,1 lao động/doanh nghiệp; loại hình công ty hợp danh là 4,5 lao động/doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp tư nhân là 4,3 lao động/doanh nghiệp.
Tác động lớn của Công ty trách nhiệm hữu hạn là giải quyết một số lượng lớn việc làm cho tầng lớp dân cư, góp phần vào việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Xét về luận điểm này thì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã và đang đóng góp vai trò to lớn, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và những vấn đề cấp bách về việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay.
Từ đó ta thấy, hình thức về tổ chức và quản lý của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới và đặc biệt là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nói riêng ở Việt Nam như hiện nay.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là mô hình lý tưởng để kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ, chúng có ưu điểm là tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh mạnh dạn đầu tư vào các ngành và lĩnh vực có khả năng rủi ro nhiều, thu hồi vốn chậm. Ngoài ra loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã tạo điều kiện cho những người có số vốn vừa và nhỏ có cơ hội làm chủ doanh nghiệp, tạo ra được lợi nhuận từ đồng vốn của mình. Hiện nay mô hình công ty này được các nhà kinh doanh ưa chuộng, thực tế mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đang rất phổ biến ở Việt Nam.
2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản về kinh tế của con người. Một xã hội được cho là tiến bộ nếu nó thừa nhận quyền tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự lựa chọn, Nhà Nước có nghĩa vụ thi hành các biện pháp để bảo vệ quyền này, trong đó bao gồm việc thực hiện các chính sách các biện pháp kinh tế nhằm phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội bảo đảm các quyền tự do cơ bản về kinh tế của từng cá nhân công dân.
Xuất phát từ những cơ sở đó việc hoàn thiện những quy định Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về công ty ở Nước ta. Đó chính là sự triệt để tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Việc pháp luật bổ sung thêm loại hình công ty trách nhiệm một thành viên vào hệ thống các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là một bước phát triển mới trong quá trình từng bước hoàn thiện Pháp luật về công ty. Để loại hình doanh nghiệp này ngày càng phát triển, phát huy được những ưu điểm vốn có của nó trong việc thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào hoạt động kinh doanh, chế định này cần phải được hoàn thiện:
Thứ nhất: Quy định chi tiết hơn về quyền tài sản của chủ sở hữu khi góp vốn thành lập công ty trong phạm vi chịu trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty nhằm trốn tránh khả năng thanh toán nợ gây khó khăn, bất lợi cho các chủ nợ. Nhất là trong trường hợp công ty được giảm vốn điều lệ.
Trong nền kinh tế thị trường với nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng gặp không ít khó khăn và rủi ro.Việc quy định loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với những ưu điểm của nó và đã đang đáp ứng được nhu cầu thiết thực, đáp ứng dược nguyện vọng của giới kinh doanh. Tuy nhiên muốn loại hình Công ty này hoạt động có hiệu quả hơn thì Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cần ban hành những Nghị định và Thông tư hướng dẫn chi tiết hơn về quyền sở hữu tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty phù hợp với mục đích và yêu cầu đặt ra. Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản Pháp luật về doanh nghiệp trong việc thực hiện về trình tự thủ tục, ngành nghề kinh doanh. Đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài việc đổi mới cơ chế quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính pháp luật, cần tạo ra môi trường kinh doanh thật sự bình đẳng, mở rộng hơn nữa các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trườngở Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát huy được khả năng trình độ sự năng động sáng tạo của các nhà doanh nghiệp.Có như vậy nền kinh tế của Nước ta mới ổn định, phát triển nhanh, mạnh và vững chắc.
Bên cạnh việc tạo lập môi trường kinh doanh an toàn, Nhà Nước phải tăng cường giáo dục, phổ biến và giải thích pháp luật trong nhân dân nói chung và cả các nhà kinh doanh nói riêng đã góp phần cho loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra đời và kinh doanh thuận lợi theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Xây dựng hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật nhằm trách những quy định chưa đầy đủ của luật pháp đã tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp đó hoạt động phi pháp, thi lợi bất chính trong kinh doanh ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và lợi ích của Nhà Nước. Bên cạnh đó càng làm tăng thêm lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn để đầu tư làm ăn. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sau đó đi vào hoạt động thì Nhà Nước các cơ quan chức năng cần thường xuyên giám sát theo dõi hoạt động kinh doanh của họ nhằm tránh xuất hiện những doanh nghiệp “ma” khi đăng ký kinh doanh và sau đó biến mất trên thị trường nhằm mục đích trốn thuế, trong khi đó hàng hóa của họ lại tràn ngập trên thị trường làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh gây nên thất thu cho Nhà Nước.
Thứ ba: Nhà nước cần đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp như giảm thuế…, một khi có các chính sách ưu đãi của Nhà Nước được đưa ra thì các nhà đầu tư sẽ mạnh dạng đầu tư vào loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiều hơn. Nhà Nước cần tăng cường các biện pháp cưỡng chế đối với công ty mang tính chất kinh doanh không hợp pháp, lừa dối khách hàng, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến thị trường, nói xấu mặt hàng của người khác lợi dụng khách hàng để trục lợi. Bên cạnh đó Nhà Nước cần phải có