BÀI TẬP LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu Sử 8 phát triển năng lực soạn theo 4 bước (Trang 60 - 67)

CHƯƠNG II CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

Tiết 12: BÀI TẬP LỊCH SỬ

I- Mục tiêu: Qua bài học, hs cần:

1. Kiến thức:

+Củng cố và khắc sâu kiến thức về lịch sử thế giới trong chương I,II đã học.

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng làm bài tập lịch sử dạng bài trắc nghiệm, tự luận 3.Thái độ:

+ Có ý thức tự giác học tập.

4. Năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp + Phẩm chất: tự tin, tự lập, tự chủ...

II- Chuẩn bị

1. Thầy: Chuẩn bị hệ thống bài tập lịch sử, máy chiếu

2. Trò:- Ôn lại những kiến thức về lịch sử thế giới cận đại- chương I,II.

III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- PPDH: đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - KTDH: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Hoạt động khởi động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ: KT trong giờ

* Vào bài mới

- Gv giới thiệu bài...

2. Hoạt động luyện tập I. Bài tập trắc nghiệm - Gv chiếu các bài tập

- Hs làm bài tập cá nhân, trả lời - Gv chốt đáp án

Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng . Câu 1: Lê nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi D. Chủ nghĩa đế quốc không ít tính thực dân

Câu 2: Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội:

A. Chiếm hữu nô lệ B. Nguyên thuỷ và phong kiến C. Phong kiến D. Tư bản

Câu 3. Hình thức đấu tranh của công nhân thời kì đầu là:

A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.

B. Đưa kiến nghị lên Quốc hội đòi cải thiện đời sống.

C. Đấu tranh vũ trang chống lại sự hà khắc của giới chủ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4. Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì?

A. Đây là bộ máy nhà nước tiến bộ đầu tiên trên thế giới do nhân dân lao động Pari bầu ra.

B. Hội đồng công xã Pari vừa là cơ lập pháp vừa là cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

C. Công xã Pari ban hành nhiều chính sách xã hội tiến bộ.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5, Vì sao nước Anh được mênh danh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

a, Các nhà tư bản Anh đẩy mạnh xâm lược thuộc địa

b, Các nhà tư bản Anh chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp

c, Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm lược và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới

d, Công nghiệp ở Anh phát triển mạnh nhất.

Câu 6: Xã hội Pháp trước cách mạng có những đẳng cấp nào?

A. Tăng lữ, quý tộc, nông dân.

B. Quý tộc, tư sản, vô sản.

C. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.

D. Nông dân, lãnh chúa, tăng lữ.

Câu 7: Đẳng cấp thứ ba ở Pháp trước cách mạng gồm những giai cấp và tầng lớp nào?

A. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.

B. Tư sản, thợ thủ công, bình dân thành thị.

C. Tư sản, vô sản, nông dân.

D. Tư sản, nông dân.

Câu 8: Ở Pháp, ngày 14-7-1789 đã diễn ra sự kiện A. quần chúng chiếm cung điện Véc-xai.

B. Hội nghị ba đảng cấp được triệu tập.

C. quần chúng cách mạng bắt giam vua và hoàng hậu.

D. quần chúng tấn công chiếm pháo đài- nhà tù Ba-xti.

Câu 9: Trong nền sản xuất mới ở Tây Âu ( từ thế kỉ XV), giai cấp tư sản có đặc điểm gì?

A. Có quyền lực về kinh tế và chính trị.

B. Bước đầu có thế lực về kinh tế.

C. Có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị.

D. Thế lực về kinh tế yếu, bị phong kiến kìm hãm nên không phát triển được.

Câu 10: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI được xem là A. cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

B. cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

C. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

D. cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên trên thế giới.

Câu 11: Cuộc tấn công chiếm pháo đài- nhà tù Ba-xti (14-7-1789) ở Pháp có ý nghĩa gì?

A. Mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp.

B. Lật đổ chế dộ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

C. Xóa bỏ chế độ quân chủ, thiết lập nền cộng hòa đầu tiên.

D. Khẳng định sức mạnh của tư sản, quý tộc mới.

Câu 12: Vì sao nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh?

A. Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh.

B. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thực dân Anh gay gắt.

C. Thực dân Anh đã cấu kết với tư sản để bóc lột nhân dân.

D. Thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển công, thương nghiệp.

Câu 13: Lê-nin đã gọi chủ nghĩa đế quốc ở nước nào là “ chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

A. Anh B. Pháp C. Đức D. Mĩ Câu 14: Pháp tuyên chiến với Phổ, gây ra chiến tranh Pháp- Phổ nhằm mục đích gì?

A. Ngăn chặn âm mưu của Phổ trong việc thôn tính nước Pháp.

B. Gây thanh thế với Áo, nhằm khuất phục nước này.

C. Giúp đỡ giai cấp tư sản Đức hoàn thành thống nhất đất nước

D. Giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước, ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức.

Câu 15: Sự ra đời của các công ti độc quyền đã đánh dấu bước chuyển biến như thế nào?

A. Từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.

B. Từ chủ nghĩa tư bản nguyên thủy sang chủ nghĩa tư bản hiện đại.

C. Từ chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

D. Từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.

Câu 16: Vì sao các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm thuộc địa?

A. Là nơi cung cấp nguyên liệu và nguồn nhân công rẻ mạt.

B. Thuộc địa có vị trí địa lí thuận lợi để giao lưu buôn bán.

C. Thuộc địa có nền kinh tế phát triển mạnh.

D. Thúc đẩy sự phát triển của các thuộc địa.

II. Bài tập tự luận

- Cho hs thảo lận nhóm

- Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv chốt

Câu 1: Nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, nông nghiệp và quân sự ở thế kỷ XVIII-XIX.

*Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật ở thế kỷ XVIII –XIX:

- Công nghiệp:

+ Kỹ thuật luyện kim, chế tạo máy móc (máy hơi nước) máy chế tạo công cụ - Giao thông vận tải:

+ Phát minh ra máy hơi nước thúc đẩy ngành giao thông vận tải đường thuỷ và đường sắt ra đời.

+ 1807 Phơn-tơn đóng được tàu chạy thủy chạy bằng hơi nước có thể vượt đại dương.

+ 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

+ Giữa thế kỉ XIX , phát minh ra máy điện tín ở Nga, Mĩ.

- Nông nghiệp:

+ Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật, về phương pháp canh tác.

+ Phân hoá học và máy móc được sử dụng rộng rãi.

- Quân sự:

+ Nhiều vũ khí mới được sản xuất.

=> Làm chuyển biến nền sản xuất từ công nghiệp thủ công lên công nghiệp cơ khí.

Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Công xã Pa-ri?

* Ý nghĩa của Công xã Pa- ri:

+ Lật đổ chính quyền TS

+ Xây dựng nhà nước của giai cấp VS + Để lại nhiều bài học quý báu.

* Bài học kinh nghiệm:

Muốn CMVS thắng lợi :

- Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo - Phải thực hiện liên minh công- nông

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu.

3. Hoạt động vận dụng

*Bài tập 1:

Lập bảng thống kê các loại máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất từ thế kỉ XVIII ở Anh.

Thời gian Máy móc được phát minh Người phát minh 1765

*Bài tập 2:

Lập bảng niên biểu các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu trong những năm từ 1830 đến 1871.

Thời gian Sự kiện

Tháng 7 – 1830 1848 – 1849 1859 – 1870

1861 1864 – 1871

*Bài tập 3:

Lập bảng thống kê các sự kiện chủ yếu của phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm 1830-1840.

Thời gian Nơi xảy ra các cuộc đấu tranh

Mục đích đấu tranh Kết quả

*Bài tập 4:

Lập bảng so sánh về tình hình kinh tế, chính trị, đối nội, đối ngoại của các nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức.?

Trước 1870 Sau 1870

Tên nước Vị trí Tên nước Vị trí

Anh Pháp

Đức Mỹ

1 2 3 4

Anh Pháp

Đức Mỹ

3 4 2 1

*Bài tập 5:

Lập bảng tóm tắt tình hình các nước Anh, Pháp, Đức và Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870 – 1913.

Lĩnh vực Anh Pháp Đức Mĩ

Kinh tế

Nhận xét chung

Chính trị

Nhận xét chung

4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

-Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về các thành tựu kĩ thuật, khoa học mà nhân loại đã đạt được trong thời gian từ thế kỉ XVIII- XIX.

- Tìm hiểu thêm về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa dế quốc, phong trào công nhân quốc tế.

- Ôn lại những nội dung đã học

- Chuẩn bị bài: ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII- ĐẦU THẾ KỶ XX

+ Đọc sgk và trả lời các câu hỏi.

Tuần 6 Tiết 13

Một phần của tài liệu Sử 8 phát triển năng lực soạn theo 4 bước (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(256 trang)
w