Chương II CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC
C. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế
D. Nhà nước hoạch định nền kinh tế một cách chặt chẽ.
B. Tự luận:
Câu 5: Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (1929-1939)?
- Dự kiến sản phẩm
Câu 1 2 3 4
ĐA B D B C
Câu 5: Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (1929-1939)?
* Nội dung
- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính
* Tác dụng
- Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.
- Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng các nội dung kiến thức vào thực tiễn, giải thích về sự phát triển của nên kinh tế Mĩ.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Em hãy giải thích sự phát triễn nhanh của nên kinh tế Mĩ?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sách mới đã cứu nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch….
VI. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau "Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tuần: 14 Ngày soạn: 02/12/2019
Tiết: 27 Ngày dạy: 04/12/2019
BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức phần chương I.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải quyết các câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Thái độ:: Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống câu hỏi ôn tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút)
Hỏi: Nội dung của chính sách kinh tế mới là gì? (Học sinh trung bình) Trả lời:
- Bỏ trưng thu lương thực thừa thay bằng thuế lương thực.
- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại chợ.
- Tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh.
3. Bài mới.
G/v giới thiệu bài mới.
Bài tập 1: (10 phút) Khoanh tròn vào đáp án đúng?
Câu 1: những năm đầu TK XX nước Nga là một nước:
A. quân chủ chuyên chế. B. quân chủ lập hiến.
C. cộng hòa tư sản. D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai nổ ra vào:
A. 21-2-1917. B. 23-2-1917.
C. 27-2-1917. D. 29-2-1917.
Câu 3: cuộc cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng:
A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. D. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi.
Đáp án: 1 – A, 2- B, 3 – D.
Bài tập 2: (10 phút) Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại diễn ra hai cuộc cách mạng?
- Sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại. Chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối lập nhau nên không thể tồn tại.
- Chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, đàn áp nhân dân lao động.
- Yêu cầu tất yếu của lịch sử nước Nga lúc bấy giờ là phải làm cuộc cách mạng vô sản lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân lao động.
Bài tập 3: (5 phút) Lê-nin có vai trò như thế nào trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
- Lê-nin là người sáng lập ra Đảng Bôn-sê-vích Nga.
- Vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn.
- Trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
- Có những quyết định táo bạo và sáng suốt, trong hành động thì mau lẹ, đúng thời cơ.
Bài tập 4: (7 phút) Khoanh tròn vào đáp án đúng?
Câu 1: nước Nga xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước từ năm:
A. 1917. B. 1918.
C. 1920. D. 1921.
Câu 2: liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết được thành lập vào thời gian:
A. 10-1917. B. 10-1921.
C. 11-1922. D. 12-1922.
Câu 3: bước vào thời kì xây dựng CNXH, Liên Xô là một nước có nền kinh tế:
A. nông nghiệp lạc hậu. B. công nghiệp phát triển..
C. công-nông nghiệp phát triển.. D. đứng hàng trung bình ở châu Âu..
4. Củng cố. (3 phút) GV kiểm tra lại các phần bài tập đã làm.
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (2 phút) Yêu cầu học sinh đọc trước bài mới.
Ngày soạn: 03/122019 Ngày giảng: 05/122019