Những nội dung chủ yếu

Một phần của tài liệu Sử 8 phát triển năng lực soạn theo 4 bước (Trang 245 - 250)

Phần I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

Tiết 49: Bài 30. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP

II- Những nội dung chủ yếu

quan trọng

Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nhóm

Phương tiện: Bảng nhóm Thời gian: 4 phút

Tổ chức hoạt động:

B1: Các nhóm trong lớp :

-Y/c hs chia làm 3 nhóm ,yêu cầu thảo luận (ở nhà ),lập bảng thống kê.

+Nhóm 1 :? Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam ?

? Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của Pháp?

? Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương?

? Trình bày diễn biến của p/trào?

+Nhóm2 : tường thuật lại trên lược đồ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy

? Tính chất ?

? ý nghĩa?

? Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX

+Nhóm 3 : Nhận xét về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX(đến 1918)?

? Chủ trương ?

? Biện pháp ?

? Hình thức đấu tranh ?

? Thành phần tham gia?

? Nguyên nhân bùng nổ p/trào?…

B2: GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành.

B3: Cho lần lượt 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

B4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả 2 nhóm trên đã trình bày.

- Nguyên nhân Pháp xâm lược việt Nam:

Sự phát triển của CNTB,nhu cầu xâm chiếm thuộc địa ,VN giàu sức người sức của .

- Đường lối, cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập .Bối cảnh quốc tế bất lợi .

*Phong trào Cần Vương:

-Nguyên nhân:

+Âm mưu thống trị của thực dân Pháp +Lòng yêu nước ,ý chí bất khuất của quần chúng nhân dân

+Thái độ kiên quyết chống Pháp của pháI chủ chiến

-Diễn biến:

-Tính chất:là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc - ý nghĩa:Chứng tỏ ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân VN ta rất mãnh liệt.

->Phong trào diễn ra sôi nổi,quyết liệt với quy mô rộng trên cả nước ,thời gian kéo dài từ khi thực dân Pháp nổ súng nước ta ,với sự tham gia của các sĩ phu,vawbn thân yêu nước và các tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh vũ tranh để giành độc lập.

*Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX(đến 1918)

- Chủ trương: Giành độc lập dân tộc xây dựng một xã hội tiến bộ .

- Biện pháp :Phong phú (khởi nghĩa vũ trang, cải cách )

- Hình thức đấu tranh: hợp pháp ,bất hợp

pháp,đưa hs du học ,vân động chấn hưng đất nước ,truyền bá tư tưởng mới

-Thành phần tham gia:Đông đảo nhân dân -Nguyên nhân : chịu tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp,ảnh hưởng những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới.

3.2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

* Mục tiêu:

- Học sinh nắm được sơ lược lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết năm 1918.

- Thời gian: 20 phút

* Phương thức: cho HS hoạt động cá nhân trả lời câu hởi trắc nghiệm:

Câu 1:

Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng từ khi nào?

A. Từ thế kỉ XVII.

B. Từ thế kỉ XIII.

C. Từ thế kỉ XIX.

D. Từ thế kỉ XX.

Câu 2:

Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, ai là người đầu tiên củng cố chế độ phong kiến tập quyền?

A. Gia Long.

B. Minh Mạng, C. Thiệu Trị.

D. Tự Đức.

Câu 3:

Dưới thời nhà Nguyễn có bao nhiêu đời vua bao nhiêu đời chúa?

A. Chín đời vua, chín đời chúa.

B. Mười đời vua, mười chín đời chúa.

C. Chín đời vua, mười ba đời chúa.

D. Tám đời vua, mười đời chúa.

Câu 4:

Lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước nào, thực dân Pháp định đem quân xâm lược Việt Nam một cách hợp pháp?

A. Hiệp ước Mác-xai (1788).

B. Hiệp ước Véc-xai (1787).

C. Hiệp ước Hác-măng (1883).

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).

Câu 5:

Vì sao cuối thế kỉ XVIII, thực dân Pháp không thực hiện được ý đồ xâm lược Việt Nam?

A. Vì chúng chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho cuộc chiến tranh xâm lược.

B. Vì triều đại phong kiến Việt Nam còn mạnh.

C. Vì chúng chưa có thế lực nội ứng ở Việt Nam.

D. Vì những diễn biến chính trị năm 1789 và điều kiện khó khốn về kinh tế tài chính.

Câu 6:

Chính quyền nhà Nguyễn thương lượng rồi đi đến kí hết hoà ước Nhâm Tuất với Pháp vào thời gian nào?

A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862 B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.

C. Ngày 5 tháng 6 năm 1864.

D. Ngày 6 tháng 5 năm 1864.

Câu 7:

Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua việc:

A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

B. Kí Hiệp ước Hác-măng (1883).

C. Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).

D. Kí Hiệp ước Thiên Tân (1884).

Câu 8:

Sau khi triều Huế kí Hiệp ước Hác măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, phái chủ chiến trong triều đình do ai đứng đầu vẫn hi vọng khôi phục chủ quyền và chờ thời cơ tới là ai?

A. Vua Hàm Nghi.

B. Nguyễn Văn Tường, C. Vua Duy Tân.

D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 9:

Mục tiêu của phong trào cần Vương là gì?

A. Phò vua, cứu nước.

B. Giải phóng dân tộc.

C. Chống triều đình Huế.

D. Chống các thế lực phản động ở các địa phương.

Câu 10:

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?

A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng.

C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu * Dự kiến sản phẩm:

- HS trả lời

3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

* Mục tiêu:

- Tổng hợp được các kiến thức đã học * Phương thức: Thảo luận nhóm

Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung chương trình GV tổng hợp lại một số kiến thức cơ bản 4. Dăn dò:

- Sưu tầm tư liệu về lịch sử VN từ 1858-1918

- Ôn tập những nội dung đã học ; Hoàn thiện các bài tập sgk - Chuẩn bị kiểm tra học kì 2

**********************************************

Ngày soạn : 28 /4 Ngày dạy : 5/5 Tiết 52: Kiểm tra học kì II

Một phần của tài liệu Sử 8 phát triển năng lực soạn theo 4 bước (Trang 245 - 250)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(256 trang)
w