Miễn trách nhiệm do các trường hợp khác

Một phần của tài liệu Hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ THEO CÔNG ƯỚC VIENNA

1.1. Khái niệm và đặc điểm của các trường hợp miễn trách nhiệm theo công ước Vienna

1.1.3. Miễn trách nhiệm do các trường hợp khác

1.1.3.1. Miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng đây được xem là một trong những căn cứ để bên vi phạm được miễn trách nhiệm. Cơ bản vì hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là sự trao đổi mua bán giữa các quốc gia do đó để vận chuyển hàng hóa từ một quốc gia này sang một quốc gia khác phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà yếu tố bởi một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ra nhằm mục đích thiện chí cho xã hội nhưng lại trở thành một trở ngại khách quan cho chủ thể thực hiện hợp đồng.

Có thể nói đây cũng thuộc trường hợp bất khả kháng do nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như quy định tại Khoản 1 Điều 79 CISG 1980 và việc trở ngại xảy ra các bên không thể lường trước được vào lúc ký hợp đồng mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp tránh hoặc khắc phục hậu quả nhưng vẫn không thể ngăn chặn được.

Quyết định của cơ quan nhà nước trong một số trường hợp cũng có thể được coi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm. Cơ sở miễn trừ trách nhiệm loại này chiếm vị trí đặt biệt trong học thuyết pháp lý về miễn trừ trách nhiệm do có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Ví dụ, để bảo vệ công ty thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước ban hành lệnh cấm nhập hoặc xuất loại hàng hoá nào đó khi thấy công ty của mình không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Những quyết định được nói đến ở trên có thể là quyết định đơn phương của cơ quan quyền lực nhà nước, cũng có thể là quyết định của tổ chức quốc tế (như Liên hiệp quốc). Như vậy việc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ có thể phát sinh do nhà nước cấm xuất, nhập khẩu một loạt hàng

hoá nào đó hay Liên hiệp quốc thực hiện lệnh cấm vận thương mại đối với quốc gia nào đó.

Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Khoản 4 Điều 294) quy định: hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do tuân thủ các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm nào vào thời điểm nào giao kết hợp đồng. Có thể nói rằng, quy định nói trên của Luật Thuơng mại chưa thật rõ ràng. Lí do của sự chưa rõ ràng đó thể hiện ở chỗ: thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là cơ quan cấp nào; thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định đó nhằm mục đích gì. Việc pháp luật không có sự quy định rõ những vấn đề nói trên chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định một quyết định nào đó của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có phải là trường hợp miễn trừ trách nhiệm hay không, đặc biệt là trong hợp đồng thương mại quốc tế.

Trong một vụ tranh chấp18, công ty thương mại nhà nước của Ba Lan bán đường cho một công ty của Anh. Hợp đồng được kí trên cơ sở hợp đồng mẫu của Hiệp hội buôn bán đường quốc tế vào tháng 5 năm 1974 và thời hạn giao hàng được quy định vào tháng 10-11 năm 1974. Đường là đối tượng của hợp đồng được tinh chế từ củ cải đường. Trong điều khoản miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng có quy định: trong trường hợp có sự can thiệp của chính phủ thì thời hạn thực hiện hợp đồng được gia hạn và cuối cùng hiệu lực của hợp đồng sẽ chấm dứt. Vì có mưa nhiều trong tháng 8 nên phần lớn củ cải đường bị chết. Tháng 11. Bộ Ngoại thương Ba Lan ban hành quyết định cấm xuất khẩu đường và quyết định này có hiệu lực đến tháng 6 năm 1975. Công ty thương mại Ba Lan không thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình do trường hợp bất khả kháng. Toà án Anh quyết định rằng lí do công ty thương mại Ba Lan đưa ra là có cơ sở bởi lệnh cấm xuất khẩu đường của chính phủ nhằm mục đích tránh các biến động có tính chất xã hội và chính trị trong nước. Biện pháp này cần phải được coi là cơ sở miễn trừ trách nhiệm và nó cũng phù hợp với quy định của Hiệp hội buôn bán đường quốc tế về trường hợp bất khả kháng.

Những quyết định của chính phủ có tính chất cấm đoán nhưng không xuất phát từ việc đảm bảo an ninh quốc gia trong một lĩnh vực nào đó (an ninh lương thực, an ninh xã hội,…) không thể được coi là trường hợp bất khả kháng. Ví dụ,

18Xem vụ C. Czarnikow Ltd. Vs. Rolimpex (1979-AC.351).

ngày 10/8, Bộ Thương mại nước a có văn bản (0571-TM/XNK)19 yêu cầu một số doanh nghiệp huỷ hợp đồng mua bán gạo đã kí trước đó với Công ty Toepfer International. Đây không thể được coi là trường hợp miễn trừ trách nhiệm.

1.1.3.2. Miễn trách nhiệm do thoả thuận của các bên

Các bên có quyền thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các trường hợp mà việc vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm. Điều khoản miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận khi bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Mặc dù khoản 1 Điều 79 CISG không có quy định về thỏa thuận căn cứ được miễn trách và khoản 5 Điều này cũng không có quy định cho phép thỏa thuận hệ quả pháp lý. Tuy nhiên theo quy định chung tại Điều 6 CISG, các bên được quyền thỏa thuận loại trừ việc áp dụng toàn bộ hoặc bất kỳ điều khoản nào của Công ước hoặc có thể sửa đổi hiệu lực các điều khoản đó miễn là tuân thủ điều kiện về hình thức thỏa thuận tại Điều 12 CISG. Như vậy, có thể thấy CISG cũng cho phép các bên có thỏa thuận khác đối với các điều khoản trong Công ước nói chung và Điều 79 nói riêng.

Dựa vào quy định trên, các bên được quyền thỏa thuận về những căn cứ miễn trách cũng như hậu quả pháp lý của miễn trách khác với Điều 79 CISG. Theo đó nếu các bên có thỏa thuận thêm một số căn cứ miễn trách khác với khoản 1 Điều 79 CISG thì khi xảy ra các căn cứ đó, bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo khoản 5 Điều 79 CISG. Trường hợp các bên thỏa thuận hậu quả pháp lý miễn trách khác với quy định trong CISG thì khi phát sinh căn cứ miễn trách, những hậu quả do các bên thỏa thuận sẽ được áp dụng, thay thế cho hậu quả pháp lý tại khoản 5 Điều 79 CISG. Các hậu quả này có thể bao gồm hậu quả do các bên tự thiết lập, hậu quả theo quy định trong pháp luật quốc gia của bất kỳ bên nào theo thỏa thuận hoặc do các nguyên tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến. PECL và PICC cũng có quy định cho phép các bên tự do thỏa thuận tương tự như CISG.20 Thực tế các bên cũng thường có thỏa thuận về hậu quả pháp lý theo hướng miễn toàn bộ trách nhiệm cho bên vi phạm ch ng hạn như Vụ tranh chấp số 167/95, Tòa án phúc thẩm quận Hamburg, Đức.21 Bên bán (Đức) và bên mua (Anh) cùng thỏa thuận điều khoản về bất khả kháng trong hợp đồng mua bán sắt molypden (Điều 2), theo đó bên bán sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào cho việc chậm trễ hoặc không

19Xem: Báo Thanh niên số ra ngày 10/04/2003.

20khoản 2 Điều 1:102 PECL và Điều 1.5 PICC

21http://cisgw3.law.pace.edu/cases/970228g1.html

thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Tòa án cho rằng thỏa thuận này của các bên là hợp pháp, phù hợp với CISG.

Điều 6 CISG cho thấy quyền tự do hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về hợp đồng nói chung. Một số nhà nghiên cứu tỏ ý nghi ngờ và không đồng tình với quy định cho phép các bên thỏa thuận hậu quả pháp lý miễn trách như trên. Ch ng hạn như quan điểm của giáo sư Joachim Bonell cho rằng một thỏa thuận hợp đồng cản trở quyền áp dụng các hậu quả tại khoản 5 Điều 79 CISG là không hợp lý vì “trái với giới hạn trách nhiệm tối thi u của các bên đối với thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ của m㌳nh”, theo đó một bên có thể không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì ngay cả trong trường hợp trở ngại xảy ra với bên đó hoặc do sự sơ suất của chính bên đó.22 Quan điểm này có vẻ hơi khiên cưỡng bởi lẽ CISG xem trọng nguyên tắc tự do hợp đồng và quy định tại Điều 6 là một trong những quy định bảo vệ cho sự tự do ấy. Thỏa thuận về hướng giải quyết trong trường hợp xảy ra sự kiện miễn trách theo ý chí của các bên và không ảnh hưởng bất lợi đến bất cứ bên nào khác ngoài hợp đồng thì không có lý do gì bị từ chối áp dụng. Hơn nữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những thương nhân có kinh nghiệm và hiểu biết. Họ có thể tự suy xét, cân nhắc trong từng thỏa thuận với đối tác và khi tự nguyện thỏa thuận, các bên sẽ thực hiện cũng như chấp nhận những hậu quả phát sinh từ chính sự thỏa thuận của mình.

Một phần của tài liệu Hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm theo quy định công ước vienna 1980 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)