CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA MIỄN TRÁCH NHIỆM THEO CÔNG ƯỚC VIENNA
2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về hệ quả pháp lý của miễn trách nhiệm thông qua một số vụ kiện
2.1.2. Vụ kiện cảng giao hàng bị đóng băng với tranh chấp giữa RMI và Forberich
51Peter Schlechtriem, Uniform Sales Law - The UN-Convention on Contracts for the International Sale of Goods, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/schlechtriem-44.html, tr. 97.
Vụ kiện cảng giao hàng bị đóng băng với tranh chấp giữa RMI và Forberich
Nguyên đơn Hoa Kỳ
Bị đơn Đức
Đối tượng Đường ray xe lửa đã qua sử dụng Cơ quan giải quyết
tranh chấp Tòa án M
Diễn biến tranh chấp
Vào ngày 7/2/2002, RMI kí kết hợp đồng bằng văn bản với Forberich, theo đó Forberich đồng ý cung cấp cho RMI 15000- 18000 MT đường ray xe lửa Nga. Hàng được vận chuyển từ cảng ở St. Peterburg, Nga. Trong hợp đồng có viết “nhận hàng
52 Án lệ của người Việt Nam, nguồn: https://cisgvn.wordpress.com/an-lcE1cBBc87-cisg/vi- phcE1cBAcA1m-hcE1cBBcA3p-dcE1cBBc93ng-va-bcE1cBBc93i-
thcC6cB0cE1cBBc9Dng-thicE1cBBc87t-hcE1cBAcA1i/
53Án lệ của người Việt Nam,
nguồn:https://cisgvn.wordpress.com/an-lcE1cBBc87-cisg/cac-trcC6cB0cE1cBBc9Dng-
hcE1cBBcA3p-micE1cBBc85n-trach/?fbclid=IwAR0wjeO7xyeqgYMIisccl0NPZr-Hd-zfsYzoztB- pQbp-zf9Wp7zcb1NqxE
54Án lệ của người Việt Nam,
nguồn:https://cisgvn.wordpress.com/an-lcE1cBBc87-cisg/cac-trcC6cB0cE1cBBc9Dng-
hcE1cBBcA3p-micE1cBBc85n-trach/?fbclid=IwAR0wjeO7xyeqgYMIisccl0NPZr-Hd-zfsYzoztB- pQbp-zf9Wp7zcb1NqxE
trước 30/6/2002”. Trong tháng 6/2002, các bên đã đồng ý về việc Forberich xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đến ngày “cuối cùng của năm dương lịch”. Song cho đến hết thời hạn này, Forberich vẫn không giao hàng.52
Forberich kh ng định rằng việc họ không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng là có thể chấp nhận được vì cảng St.
Peterburg không may bị đóng băng vào ngày 1/12/2002 đã cản trở việc giao hàng. Họ cho rằng đây là “hiện tượng thời tiết bất thường”, đồng thời dẫn lời ông Nikolaev, nhân viên cảng St.Peterburg, nói rõ cảng đã bị đóng băng vào ngày 1-12-2002, hiện tượng này đã không xảy ra kể từ năm 1955, và không ai có thể dự đoán trước được hiện tượng cảng đóng băng sớm như vậy.53
Ngược lại, RMI cho rằng “Hiện tượng ấy không bất ngờ đối với bất kỳ thương gia kinh nghiệm nào (cũng như bất kỳ sinh viên nghiên cứu địa lý nào)”. Bên RMI nói thêm rằng, có một chuyến tàu của Forberich rời cảng St.Peterburg vào ngày 20/11/2002, chứng tỏ rằng Forberich cũng hoàn toàn có thể giao hàng cho RMI vào ngày này.54
Bên nguyên đơn đã đệ đơn lên tòa sơ thẩm về việc công ty bị đơn vi phạm các điều khoản trong hợp đồng này. Bên bị đơn bào chữa thành công cho mình bằng những lí do bất khả kháng, do vậy được miễn trách nhiệm. Bên công ty RMI không thỏa mãn với kết quả của phiên sơ thẩm nên đã kháng cáo lại phán quyết của tòa nhưng tại phiên phúc thẩm kháng cáo của nguyên
55Án lệ của người Việt Nam,
nguồn:https://cisgvn.wordpress.com/an-lcE1cBBc87-cisg/cac-trcC6cB0cE1cBBc9Dng-
hcE1cBBcA3p-micE1cBBc85n-trach/?fbclid=IwAR0wjeO7xyeqgYMIisccl0NPZr-Hd-zfsYzoztB- pQbp-zf9Wp7zcb1NqxE
đơn về phán quyết sơ thẩm bị bác bỏ.55
Quyết định của Toà án
Forberich đã chỉ ra được bằng chứng rằng cảng bị đóng băng đã cản trở công ty này thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng cách chứng minh rằng không có con tàu nào rời cảng St. Petersburg sau ngày 20/11/2002 và cả những tháng sau đó vì cảng bị đóng băng. Việc chuyển hàng từ cảng St. Petersburg đến M phải mất từ 3-4 tuần, Forberich đã đưa ra bằng chứng rằng công ty này có thể thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn yêu cầu bằng cách thực hiện chuyên chở số đường ray này vào tuần cuối tháng 11 hoặc vào những ngày đầu tiên của tháng 12 (để giao hàng cho FMI chậm nhất ngày 31/12/2002) nhưng việc cảng bị đóng băng đã cản trở họ thực hiện điều này.
RMI không đưa ra được bằng chứng nào về việc có thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (không có bằng chứng về một con tàu nào rời cảng St. Peterburg sau ngày 20/11/2002).
Forberich đã đưa ra bằng chứng rằng sự khắc nghiệt của mùa đông năm 2002 và sự đóng băng sớm tại cảng và những hậu quả của nó khác xa so với những gì thường xảy ra (thông thường cảng chỉ bị đóng băng từ cuối tháng 1), thậm chí làm cho máy phá băng ngừng hoạt động.
RMI cho rằng sự đóng băng sớm này là có thể dự đoán được, song lại không đưa ra được một bằng chứng hoặc một ý kiến thuyết phục nào khác.
Thêm vào đó, tòa cho rằng việc dẫn chiếu đến một án lệ về bất khả kháng do đóng băng ở thượng nguồn sông Mississippi là thuyết phục (xem: Louis Dreyf Corp. v. Continental Grain Co., 395 So.2d 442, 450 (La.Ct.App.1981).
Bình luận về vụ kiện:
Qua vụ việc trên có thể thấy phán quyết của tòa là hợp lý vì trường hợp cảng đóng băng là sự kiện bất khả kháng mà bên bị đơn không thể lường trước và khắc phục hậu quả của nó được. Đồng thời bị đơn đã đưa ra bằng chứng rằng sự khắc nghiệt của mùa đông năm 2002 và sự đóng băng sớm tại cảng và những hậu quả của nó khác xa so với những gì thường xảy ra, thậm chí làm cho máy phá băng ngừng hoạt động và việc cảng đóng băng đã cảng trở việc vận chuyển hàng của bị đơn.
Tuy nhiên trong vụ việc này bên bị đơn không được yêu cầu phải làm rõ đích xác xem họ đã làm gì để khắc phục việc cảng bị đóng băng, và những nỗ lực của họ liệu đã đủ về mức độ hay chưa ch ng hạn như việc xem xét liệu có thể có một cảng thay thế khác hay không (đặc điểm về tính “không th kh c phục được” theo quy định tại Điều 79 CISG). Đây chính là một điểm cần lưu ý khi xét đến thực tiễn áp dụng Công ước Viên trong quá trình xét xử của các Tòa án M .56
Forberich không giao số hàng 15000-18000 MT đường ray xe lửa Nga đúng thời hạn. Dựa theo lập luận của các bên và phán quyết của tòa đó được xem là một sự kiện bất khả kháng và kéo theo đó là Forberich được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng. Đồng thời về phía RMI cũng chịu thiệt hại nặng nề do việc hợp đồng bị hủy mà không được bồi thường kèm theo đó là mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai bên cũng không còn.57Tuy nhiên trên thực tiễn cũng xuất hiện nhiều tranh chấp được tuyên là sự kiện bất khả khả trong đó bên có hành vi vi phạm được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hai nhưng sau đó hai bên vẫn ký kết các hợp đồng về sau. Điển hình là thông qua vụ công ty Vegetexco của Việt Nam, có ký một hợp đồng xuất khẩu đưa sang Nga trong vụ đông xuân vào năm 1993. Bên người mua đã ứng trước tiền hàng bằng phân bón, xăng dầu. Các vùng trồng dưa đã triển khai đúng tiến độ, cây phát triển tốt cho thấy triển vọng được mùa. Thế nhưng, trước khi thu hoạch một tháng, miền Bắc bị một đợt sương muối nặng, cây bị tát hết lá, nhiều quả non bị rụng. Miền Trung là vùng
56Công ước viên cho người Việt Nam, các trường hợp miễn trách,
nguồn:https://cisgvn.wordpress.com/an-lcE1cBBc87-cisg/cac-trcC6cB0cE1cBBc9Dng- hcE1cBBcA3p-micE1cBBc85n-trach/
57Án lệ của người Việt Nam,
nguồn:https://cisgvn.wordpress.com/an-lcE1cBBc87-cisg/cac-trcC6cB0cE1cBBc9Dng-
hcE1cBBcA3p-micE1cBBc85n-trach/?fbclid=IwAR0wjeO7xyeqgYMIisccl0NPZr-Hd-zfsYzoztB- pQbp-zf9Wp7zcb1NqxE
Dựa vào những lí do trên, kháng cáo của nguyên đơn về phán quyết sơ thẩm bị bác bỏ.
trồng dưa lớn thứ hai thì bị bão sớm đổ bộ làm hư hỏng gần hết. Kết quả là trong năm đó Vegetexco chỉ thực hiện được 65c hợp đồng đã ký. Để được miễn trách nhiệm trong trường hợp này, Công ty đã phải xin Giấy chứng nhận của y ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã bị thiên tai, xin Giấy chứng nhận của Tổng cục khí tượng thủy văn và giấy chứng nhận bất khả kháng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trước các bằng chứng xác thực của công ty, bạn hàng của Nga đã chấp nhận, coi đây là trường hợp bất khả kháng, không bắt công ty Vegetexco bồi thường và tiếp tục hợp đồng đã ký trong các năm sau.58