Nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

1.3. Tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản luật định

1.3.2. Nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng

Nhằm đảm bảo lợi ích của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hiện nay Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cách thức xác lập tài sản chung như sau:

- Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng:

Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

“Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.

Như vậy, với quy định trên thì các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì bắt buộc phải ghi tên của cả hai vợ chồng vào trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng. Nhưng pháp luật hiện nay vẫn cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận ghi tên vợ hoặc chồng vào các giấy tờ đăng kí qyền sở hữu. Do đó trong trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận với nhau chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng thì chưa hẳn đây là tài sản riêng. Nếu tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nếu không có chứng cứ, chứng minh đây là tài sản riêng thì sẽ được suy luận là tài sản chung.

Căn cứ Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Thông tư 15/2014/TT- BCA ngày 04/04/2014 của Bộ Công an về đăng ký xe tại Điều 25 quy định: Xe là tài sản chung của vợ chồng thì chủ xe tự nguyện khai là tài sản chung của vợ chồng, phải ghi đầy đủ họ tên và chữ ký của vợ, chồng trong giấy khai đăng ký xe.

20

Như vậy, đối với những tài sản có giá trị lớn, pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, trong đó tài sản chung của vợ chồng sẽ được thể hiện cả tên vợ và chồng trên những giấy chứng nhận sở hữu, sử dụng và khi thực hiện các quyền đối với những tài sản chung này thì phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng.

Có các trường hợp mặc dù là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu thì rất khó khăn trong việc thực hiện mua bán. Trước đây các hợp đồng mua bán chỉ lập bằng giấy tay và không có công chứng nên thường xảy ra các tranh chấp về tài sản chung. Nhưng căn cứ theo pháp luật đất đai, đối với quyền sử dụng đất khi mua bán phải được lập thành văn bản và thực hiện các thủ tục (công chứng, chứng thực) tại cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, việc chuyển nhượng, tặng cho, để lại di sản thừa kế tài sản chung bắt buộc phải có sự thỏa thuận đồng ý của người vợ chồng (thỏa thuận này phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu).

Ví dụ: Ông A bán cho ông B miếng đất, đất này được vợ, chồng ông A mua trong thời kỳ hôn nhân. Do vợ, chồng ông A chung sống rất tin tưởng lẫn nhau nên đã thỏa thuận là chỉ có ông A đại đứng tên miếng đất. Việc này không phải để xác nhận miếng đất này thuộc tài sản riêng của ông A mà trong trường hợp này đó vẫn là tài sản chung. Trên nguyên tắc thì khi mua bán bắt buộc phải có sự đồng ý của vợ ông A. Nếu không có sự đồng ý của người vợ mà ông A vẫn thực hiện việc mua bán miếng đất thì giao dịch này không có giá trị pháp lý. Khi có yêu cầu thì người vợ có thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu, ông A và ông B phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Khi mua bán xảy ra trong thực tế, hợp đồng mua bán được lập tại phòng công chứng, nhân viên công chứng sẽ yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân và xem xét đất này có được hình thành trong thời kỳ hôn nhân hay không, sau đó mới thực hiện việc công chứng.

- Đối với tài sản không có đăng ký quyền sở hữu

Đối với những tài sản này thì chúng ta có thể sử dụng nguyên tắc suy đoán.

Những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung. Nếu vợ hoặc chồng không có chứng cứ, chứng minh đó là tài sản riêng thì đây được xem là tài sản chung. Trên thực tế, việc chứng minh này vô cùng khó khăn. Bởi vì những tài

21

sản này không có đăng ký quyền sở hữu, thường những tài sản này có giá trị nhỏ.

Nhưng ngoài ra có nhiều trường hợp mặc dù là tài sản không có đăng ký quyền sở hữu nhưng giá trị của nó rất lớn. Vì vậy việc chia những tài sản chung không đăng ký quyền sở hữu nhưng có giá trị cao cũng phải được lập văn bản và được công chứng, chứng thực. Tránh các trường hợp tẩu tán tài sản và trốn tránh nghĩa vụ.

Việc thỏa thuận chia tài sản không có đăng ký quyền sở hữu nhưng đối với những tài sản có giá trị lớn thì cũng nên quy định về trường hợp lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực.

Ví dụ: Các món đồ cổ được đem ra đấu giá rất cao; tủ, bàn ghế làm từ gỗ quý hiếm; các thiết bị nội thất trong nhà;…Trong trường hợp này rất khó chứng minh, việc này gây ảnh hưởng đến lợi ích của vợ chồng. Thường những tài sản này là tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc suy đoán.

22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về một số lý luận về tài sản chung của vợ, chồng thì rút ra được một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, ngoài việc ghi nhận chế độ tài sản theo Luật định còn thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản trước thời điểm đăng ký kết hôn. Nếu trước thời kỳ hôn nhân mà vợ,chồng không có thỏa thuận gì hoặc thỏa thuận bị vô hiệu thì đương nhiên chế độ tài sản của vợ, chồng theo luật định được áp dụng.

Thứ hai, đối với chế độ tài sản nào cũng bắt buộc phải đảm bảo các nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng.

Thứ ba, tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ thời điểm “đăng ký kết hôn” bao gồm: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Thứ tư, nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng theo chế độ tài sản luật định được quy định như sau: khi “trong thời kỳ hôn nhân” xảy ra tranh chấp mà vợ, chồng không có chứng cứ, chứng minh đó là tài sản riêng thì theo nguyên tắc suy đoán thì đó là tài sản chung.

Thứ năm, chế độ tài sản theo luật định bắt đầu từ khi đăng ký kết hôn cho đến khi quan hệ hôn nhân chấm dứt do ly hôn hoặc có một người chết.

23

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)