CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 VỀ
2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
2.2.4. Hậu quả pháp lý chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể gây ra những hậu quả pháp lý nhất định. Căn cứ theo quy định của Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đó là:
- Quan hệ nhân thân:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình: “ Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.”
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Bởi vì trong trường hợp này quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại, hai bên chưa tiến hành thủ tục ly hôn. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân dù hai vợ chồng có sống chung hay riêng thì cũng không làm hạn chế các quyền nhân thân giữa vợ chồng. Giữa hai bên vẫn tồn tại quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng như nghĩa vụ chăm sóc; giúp đỡ lẫn nhau; nghĩa vụ chung thủy; tránh vi phạm quy định chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; các quyền thừa kế của nhau khi vợ hoặc
34
chồng chết; quyền là người đại diện đương nhiên trong trường hợp người kia mất hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.21
- Quan hệ về tài sản:
Căn cứ Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“1. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
2. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
3. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng”
Theo quy định trên thì việc chia tài sản chung không chấm dứt chế độ tài sản theo luật định. Vì vậy những tài sản không phân chia thì vẫn áp dụng chế độ tài sản theo luật định; những tài sản phát sinh trong tương lai vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Trừ các tài sản được khai thác (hoa lợi, lợi tức; thu nhập do lao động, sản xuất, hoạt động kinh doanh) phát sinh từ tài sản đã chia của vợ chồng thì được xác định là tài sản riêng của vợ chồng nếu không có thỏa thuận khác. Chia tài sản chung chỉ áp dụng đối với những tài sản hiện hữu, tài sản có thật, không áp dụng đối với các tài sản hình thành trong tương lai.
Thứ nhất, chia một phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phần tài sản đã chia thì thuộc tài sản riêng của vợ chồng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản đã chia là tài sản riêng của vợ chồng; phần tài sản còn lại vẫn là tài sản chung theo luật định. Đối với trường hợp này tài sản đã chia và tài sản chưa chia sẽ tồn tại song song với nhau sẽ không tránh khỏi một số mâu
21 http://doan.edu.vn/do-an/de-tai-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ki-hon-nhan-3388/
35
thuẫn nhất định. Người vợ và người chồng vừa đóng vai trò là chủ thể trong khối tài sản chung không chia, vừa đóng vai trò là chủ thể sở hữu riêng đã chia. Theo Khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “…hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng”
còn hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung không chia thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Điều này gây nhầm lẫn rất nhiều trong quá trình áp dụng pháp luật. Việc tách bạch giữa tài sản chưa chia với tài sản đã chia thường dẫn đến những tranh chấp gây ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
Thứ hai, chia toàn bộ tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phần tài sản đã chia của người nào thì thuộc tài sản riêng của người đó.
Trong trường hợp này quan hệ vợ chồng chỉ còn ràng buộc lẫn nhau về quan hệ nhân thân, còn quan hệ tài sản chung của hai người thì không còn tồn tại. Như vậy, việc này được xem là hiểm họa lớn nhất trong quan hệ hôn nhân vì không ai quan tâm đến việc phát triển kinh tế chung của gia đình, mỗi người chỉ đầu tư kinh doanh, sản xuất vì lợi ích riêng. Trong trường hợp cả vợ và chồng cả hai đều khai thác các hoa lợi, lợi tức; các thu nhập từ sản xuất, kinh doanh là nguồn thu chính, thì gia đình không còn một nguồn thu nhập nào để phục vụ lợi ích chung. Từ đó cho thấy quan hệ hôn nhân mà mỗi người ai cũng không quan tâm đến phát triển gia đình mà chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân thì đây chỉ được xem là một mối quan hệ thông thường.
Tóm lại, khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ phát sinh một số hậu quả pháp lý như sau:
- Đối với quyền sở hữu riêng của vợ, chồng đối với phần tài sản được chia thì:
Theo quy định tại Điều 38 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
36
Theo quy định Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“1. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
2. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
3. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.”
Từ hai quy định trên cho thấy thì vợ chồng có quyền sở hữu riêng đối với số tài sản được chia. Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 14 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc “chia tài sản chung không làm chấm dứt chế độ tài sản theo luật định”.
Như vậy, việc chia tài sản chung không làm ảnh hưởng đến chế độ hôn nhân theo luật định. Theo căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng quy định Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 “…hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng”
của vợ chồng là tài sản chung. Quy định này mâu thuẫn với hậu quả pháp lý của chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, căn cứ theo Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “ Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng.” Nếu không có quy định này thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng đương nhiên là tài sản chung. Việc này nhằm xác định rõ ràng tất cả tài sản của vợ chồng đảm bảo lợi ích riêng của cá nhân. Trên thực tế việc xác định hoa lợi, lợi tức là tài sản riêng rất khó khăn nếu không có giấy tờ, sổ sách ghi chú. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân một phần đã ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng nên việc phân định rạch ròi về hoa lợi, hoa tức phát sinh từ tài sản đã chia sẽ càng gây mâu thuẫn dễ dẫn đến ly hôn.
Ngoài ra đối với các thu nhập từ sản xuất, kinh doanh từ tài sản riêng và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng đều được xác định là tài sản riêng của vợ chồng.
37
- Đối với quyền sở hữu chung của vợ chồng sau khi chia tài sản chung bao gồm:
Một là, phần tài sản chung của vợ chồng chưa chia. Việc này chỉ áp dụng khi chia một phần tài sản chung.
Hai là, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung của vợ chồng chưa chia.
Ba là, tài sản do vợ chồng được tặng, cho; thừa kế chung sau khi chia tài sản chung. Vì trong trường hợp này quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại nên tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung là thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
Bốn là, theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì “ Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Quy định này lại áp dụng nguyên tắc suy đoán nếu thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng không xác định được đó là tài sản riêng thì được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy thu nhập lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác chỉ là tài sản riêng của vợ chồng nếu nó gắn liền với tài sản đã chia hoặc tài sản riêng của vợ chồng; ngược lại, những thu nhập đó được xác định là tài sản chung của vợ chồng nếu nó không gắn liền với tài sản được chia hoặc tài sản riêng của vợ chồng.
Trong trường hợp chia tài sản chung theo thỏa thuận của vợ chồng thì vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để chấm dứt hiệu lực chia tài sản chung. Thỏa thuận này phải được cả hai vợ chồng đồng ý và lập thành văn bản. Ngoài ra bắt buộc phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Kể từ ngày khôi phục phần tài sản chung này thì việc xác định tài sản chung sẽ được áp dụng theo chế độ tài sản chung theo luật định. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý, người còn lại không có quyền kiện yêu cầu khôi phục chế độ tài sản chung bằng con đường tư pháp.
Đối với trường hợp trước kia hai vợ chồng phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quyết định, bản án của Tòa án thì việc thỏa thuận chấm dứt hiệu lực bắt buộc phải được Tòa án công nhận. Trong trường hợp này hai bên có thể tự thỏa
38
thuận với nhau, sau đó yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.