CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 VỀ
2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
2.2.5. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
Luật pháp thừa nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng và dành cho họ có quyền tự thỏa thuận phân chia tài sản chung.
Nhưng trong nhiều trường hợp, mục đích của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, do đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người có liên quan. Trong thực tế khó có thể biết được khi nào hai vợ, chồng phân chia tài sản chung và thỏa thuận chia như thế nào. Do đó để bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước và của những người khác về tài sản, liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã dự liệu những trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu. Khi nào người thứ ba cảm thấy lợi ích của mình hoặc của người khác bị xâm phạm nếu thuộc trong các lý do được quy định dưới đây thì có quyền yêu cầu thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vô hiệu. Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Một là, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, dù chia một phần hay chia toàn bộ tài sản chung thì mối quan hệ pháp lý và tình cảm vợ chồng vẫn không chấm dứt. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Vì vậy, vợ chồng cần chú ý đảm bảo quyền lợi của các con, đặc biệt là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động; mất năng lực hành vi dân sự; tàn tật. Vì vậy, trẻ em là đối tượng cần sự chăm sóc đặc biệt, đồng thời đây là quyền cơ bản mà trẻ em được hưởng và phải đảm bảo được thực hiện. Từ đó cho thấy việc chia tài sản chung đòi hỏi vợ chồng cần có sự cân nhắc về việc thực hiện các nghĩa vụ về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con sau khi chia tài sản chung, đặc biệt là đối với trường hợp
39
chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Thực hiện nguyên tắc tắc này đảm bảo quyền lợi cho trẻ em, đồng thời cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của gia đình, gắn kết mối quan hệ vợ chồng.
Hai là, nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên thì khi thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì chế độ tài sản khôi phục lại như ban đầu. Các nguyên tắc chia tài chung trong thời kỳ hôn nhân là cơ sở pháp lý để giải quyết khách quan, đúng pháp luật yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Những nguyên tắc này có mối liên hệ mật thiệt với nhau. Tuân thủ các nguyên tắc này là yêu cầu cần thiết, bắt buộc đối với vợ, chồng để tránh ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người thứ ba và hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật.
40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ những phân tích trên đây rút ra một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được củng cố và thay đổi qua từng thời kỳ. Trước tiên, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xuất hiện lần đầu được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 1986 nhưng chỉ mang tính tượng trưng, chưa cụ thể, còn nhiều thiếu xót trong quá trình áp dụng pháp luật. Luật Hôn nhân và gia đình 1986 ra đời đã quy định về quyền được yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi có lý do chính đáng và được Tòa án thừa nhận. Kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã có nhiều tiến bộ được quy định chi tiết và rõ ràng hơn, bổ sung nhiều quy định mới điều chỉnh về trường hợp này. Việc áp dụng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân từ giai đoạn này cũng phát sinh rất nhiều trường hợp do đó để phù hợp với nhu cầu của xã hội nên cần được sửa đổi, bổ sung từ đó có sự xuất hiện của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Thứ hai, đi sâu vào tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong quá trình chung sống hai vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, có công chứng và chứng thực khi có yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được có tranh chấp xảy ra thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy cho thấy việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không cần có lý do chính đáng mà chỉ cần có nhu cầu thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung nhưng phải tuân thủ về mặt hình thức và thủ tục. Ngoài ra còn đảm bảo một số điều kiện về một số trường hợp chia tài sản chung bị vô hiệu.
Đối với việc giải quyết chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của Tòa án thì sẽ áp dụng theo nguyên tắc chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn.
Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân do hai bên vẫn chưa thực hiện thủ tục ly hôn chỉ thay đổi về chế độ tài sản. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định vẫn tiếp tục được áp dụng. Nếu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng chưa
41
hoặc không phân chia tài sản chung, là tài sản chung của vợ chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia được xác định là tài sản riêng của vợ chồng. Tất cả những tài sản khác nếu không xác định được là khai thác từ tài sản đã chia hay từ tài riêng của vợ chồng thì đều được xem là tài sản chung của vợ chồng.
Sau khi chia tài sản chung nếu vợ chồng muốn chấm dứt và khôi phục lại chế độ tài sản chung thì có thể thỏa thuận với nhau. Thỏa thuận này phải dựa trên ý chí của cả hai vợ chồng nhưng nếu chỉ có một bên yêu cầu thì nếu có căn cứ và cơ sở thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Cuối cùng, việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải đảm bảo các quy định để tránh các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ dân sự; nghĩa vụ hành chính; hình sự. Nếu vi phạm các quy định này thì có thể bị Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu.
42