Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo chế độ tài sản theo luật định

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 VỀ

2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt

2.2.3. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo chế độ tài sản theo luật định

- Lập thành văn bản thỏa thuận chia tài sản chung

Pháp luật hiện hành cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề tài sản khi xảy ra tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để vợ chồng tránh được những bất đồng khi chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại hơn là việc yêu cầu Tòa án giải quyết. Vợ chồng có thể thỏa thuận về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia là sở hữu chung hay sở hữu riêng của mỗi người hoặc có thể thỏa thuận về các thu nhập hợp pháp khác của một bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng. Từ những yếu tố trên cho thấy pháp luật hiện hành ưu tiên việc thỏa thuận của hai vợ chồng vì lúc này hôn nhân vẫn đang tồn tại, việc giải quyết tranh chấp ở Tòa án tránh dẫn đến mâu thuẫn giữa vợ chồng.

Theo Khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này….

Như vậy, theo quy định của Điều này thì trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phải lập thành văn bản. Việc thỏa thuận bằng văn bản phải trên nguyên tắc tự nguyện, thể hiện ý chí của cả vợ chồng. Vợ chồng có thể thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung.

18 Phan Tấn Pháp và Nguyễn Nho Hoàng (2012), “Một số vấn đề chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời

kỳ hôn nhân”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1(238)-201, trang 20.

31

Nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực văn bản hoặc pháp luật có quy định bắt buộc (đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu) thì văn bản sẽ được công được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật và có hiệu lực từ ngày được công chứng.

Các nội dung chủ yếu của văn bản bao gồm: lý do chia tài sản; phần tài sản chia (bất động sản, động sản, các quyền tài sản); phần tài sản còn lại không chia (nếu có); thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; các nội dung khác (nếu có).

Điều này nhằm tránh việc vợ chồng thỏa thuận với mục đích tẩu tán tài sản, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với người khác. Ngoài ra, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung có thể có người làm chứng hoặc được công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật .

- Yêu cầu tòa án giải quyết

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014:“…nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Nếu vợ, chồng không thỏa thuận được với nhau chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Ngoài ra, nếu trong quá trình chung sống vợ hoặc chồng có các nghĩa vụ dân sự riêng cần chia tài sản chung để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Thì trong trường hợp này chủ nợ, cơ quan xử lý vi phạm của cá nhân vợ, chồng cũng có thể yêu cầu tòa án giải quyết chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc phân chia tài sản vợ chồng trong trường hợp này sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân gia đình 2014 dựa trên các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.19

Lưu ý: Trong trường hợp nếu người vợ, chồng là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc phân chia cần có người đại diện tham gia vào việc phân chia tài sản tại Tòa án. Nhưng trường hợp này vợ hoặc chồng của đương sự lại là người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp này vợ hoặc chồng đã bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì vợ hoặc chồng chỉ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết chứ không thể thỏa thuận chia tài sản chung. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì bắt buộc người vợ, chồng phải từ bỏ vai trò đại diện

19 Khoản 3 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

32

của mình, để Tòa án chỉ định một người đại diện khác tham gia quá trình tố tụng chia tài sản.20

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng sẽ áp dụng theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn được quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.

Trên nguyên tắc này thì tài sản chung sẽ “chia đôi” nhưng có nhiều trường hợp việc đóng góp, duy trì khối tài sản chung của vợ chồng có sự chênh lệch quá lớn.

Nhằm đảm bảo quyền lợi của vợ chồng nên tòa án sẽ tính toán đến công sức đóng góp, duy trì cuộc sống hôn nhân, lỗi của các bên để chia tài sản chung của vợ chồng.

Trong trường hợp này cả hai bên không muốn ly hôn, chỉ muốn chia tài sản thì nếu xét đến những yếu tố nêu trên thì rất dễ dẫn đến mâu thuẫn vì tỷ lệ chia không bằng nhau. Yếu tố này thường chỉ được xem xét khi ly hôn. Ngoài ra các nguyên tắc khác cũng chỉ xem là một tình tiết để xem xét rất ít trường hợp được áp dụng.

- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

Căn cứ Điều 39 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng như sau:

- Trong văn bản có thỏa thuận thời điểm thì hiệu lực được tính từ thời gian được tính từ thời điểm ghi văn bản.

20 http://doan.edu.vn/do-an/de-tai-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-trong-thoi-ki-hon-nhan-3388/

33

- Trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản.

- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định (công chứng, chứng thực,..) thì hiệu lực tính từ ngày công chứng, chứng thực;

- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định chia tài sản chung của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra thì quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)