Vai trò và ý nghĩa việc quy định pháp luật đối với hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN

1.2 Vai trò và ý nghĩa việc quy định pháp luật đối với hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là một trong các hoạt động quan trọng của TTCK, giúp tổ chức phát hành huy động vốn được nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu đầu tư. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán có vai trò quan trọng không chỉ đối với các chủ thể tham gia trực tiếp và chính nó mà còn đem lại những ảnh hưởng tích cực đối với nhà đầu tư và TTCK. Đồng thời, việc quy định pháp luật đối với hoạt động này tạo ra một hành lang pháp lý cho tất cả các cá nhân, tổ chức và những người có liên quan tham gia hoạt động này. Ngoài ra, nó tạo cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện đúng vai trò quản lý thị trường, đảm bảo xây dựng một thị trường hoạt động công bằng, công khai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

1.2.1 Vai trò của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Đối với nhà đầu tư

Hoạt động chào bán chứng khoán là hoạt động nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của TCPH. Nếu đợt chào bán thành công, TCPH sẽ có được số vốn như yêu cầu và ngược lại, bởi vậy việc thành công hay không thành công của hoạt động chào bán chứng khoán có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành. Và hoạt động BLPHCK là một khâu quan trọng trong hoạt động chào bán chứng khoán và có tính tác động trực tiếp đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư.

Ở mối quan hệ chào bán chứng khoán, mối quan hệ giữa TCPH và nhà đầu tư là một mối quan hệ bất cân xứng về thông tin, có thể nói là những người trong nội bộ sẽ biết rõ thông tin hơn nhà đầu tư. Hơn nữa, trên thực tế thì nhà đầu tư không thể kiểm tra chất lượng chứng khoán trước khi mua nó như đối với các loại hàng hóa thông thường.14 Vì vậy, dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc đánh giá một cách chính xác nếu thiếu vắng nguồn thông tin đáng tin cậy, trung thực về chứng khoán được chào bán nêu trong tài liệu chào bán.

14Lê Thị Thu Thủy (2017), Giáo trình pháp luật về thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.

Trong khi đó, các chủ thể bảo lãnh phát hành như là CTCK , ngân hàng thương mại là các định chế trung gian tài chính, có đủ nguồn nhân lực có năng lực và kinh nghiệm để tiến hành kiểm tra, đánh giá những thông tin về chứng khoán mà mình cam kết bảo lãnh; đồng thời, với vai trò là người cùng TCPH tổ chức chào bán chứng khoán cho nhà đầu tư và xác nhận thông tin trên tài liệu chào bán nên các chủ thể bảo lãnh phát hành cũng phải có một phần trách nhiệm về chất lượng chứng khoán mà mình là một bên trong hoạt động chào bán. Nhằm một phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư có được những nguồn thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về sản phẩm tài chính mà mình muốn đầu tư.

Đối với thị trường chứng khoán

Trước hết, hoạt động BLPHCK giúp cho hoạt động chào bán chứng khoán được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Để có thể chào bán chứng khoán, TCPH phải trải qua rất nhiều thủ tục pháp lý mà đây không phải là hoạt động thường xuyên mà các TCPH thực hiện cho nên sẽ tốn khá nhiều thời gian và đôi khi gặp khó khăn về trình tự, thủ tục.15Trong khi đó, chủ thể BLPHCK với hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là hoạt động kinh doanh cơ bản và thường xuyên, với nguồn nhân sự chuyên nghiệp thì việc chào bán chứng khoán sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi.

Hoạt động BLPHCK còn giúp giảm chi phí chào bán chứng khoán của TCPH, giúp TCPH nhanh chóng huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, khi TCPH tự mình thực hiện tất cả các bước trong hoạt động chào bán chứng khoán thì tốn nhiều thời gian, chi phí và dẫn đến việc kém hiệu quả. Nhưng với nghiệp vụ của các chủ thể BLPH thì chỉ cần TCPH cung cấp số liệu cần thiết và sau đó các chủ thể BLPH sẽ hỗ trợ các bước còn lại là hoạt động chào bán đã có thể tiến hành và thực hiện trong thời gian ngắn mà chi phí thấp hơn nhiều so với tự TCPH thực hiện.

Hoạt động BLPHCK góp phần tạo nguồn hàng dồi dào cho TTCK. Để có được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh, chủ thể thiếu vốn có nhiều cách thức để thỏa mãn nhu cầu như: Vay vốn của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự; vay vốn của các tổ chức tín dụng theo quy định của luật ngân hàng và nếu thỏa mãn các điều kiện nhất định thì có thể chào bán chứng khoán. Tuy nhiên, nếu như không am hiểu về hoạt động chào bán chứng khoán thì việc huy động vốn

15Mạc Quang Huy (2009), Cẩm nang ngân hàng đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

qua phương thức này là một điều khó khăn. Vì vậy mà họ không thực hiện chào bán chứng khoán để đáp ứng nhu cầu mà họ sẽ sử dụng những kênh huy động vốn còn lại. Điều này sẽ làm cho sự phát triển của TTCK chậm lại.

1.2.2 Ý nghĩa việc quy định pháp luật đối với hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

TTCK để hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự công bằng, công khai và ổn định thì việc xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường hoạt động là yêu cầu tất yếu đối với Nhà nước. Nhà nước quản lý các quan hệ xã hội, các chủ thể tham gia thị trường bằng pháp luật theo những quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc mà mọi chủ thể tham gia thị trường phải tuân thủ. Bên cạnh vai trò tích cực, thị trường chứng khoán cũng có những rủi ro tiềm ẩn do các hành vi đầu cơ, mua bán khống, bán thông tin nội bộ, thâu tóm cổ phiếu của các công ty làm cho hoạt động trên thị trường bất ổn định. Nên sự điều chỉnh của pháp luật đối với các hoạt động trên thị trường là rất cần thiết, đảm bảo hoạt động trên thị trường được ổn định và phát triển.

Pháp luật cần phải xác lập các cơ chế để tạo ra những đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động BLPHCK tức là xác lập những hành vi mà các chủ thể thực hiện hoạt động đó phải thực hiện hoặc cần phải tránh để không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động đó. Nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kinh doanh, Nhà nước trong trường hợp cần thiết đã phải ban hành các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh vào các quan hệ này.16

16Vũ Xuân Dung (2006), “Một số giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với TTCK tập trung ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Thương mại Hà Nội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)