CHƯƠNG 3. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
3.2 Kiến nghị về việc thực hiện pháp luật trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Dựa trên tình hình thực hiện pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán và những điểm còn hạn chế trong quá trình thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Để phần nào hoàn hiện hơn hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, đảm bảo được tính công khai minh bạch và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động này. Đồng thời, phát triển chất lượng hàng hóa trên thị trường nhằm đảm bảo thị trường hoạt động ổn định và phát triển. Thu hút được nhiều nhà đầu tư, tạo ra một thị trường có thanh khoản cao, phát huy tối đa mục đích khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
3.2.1 Phát huy kết quả đạt được trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Với những kết quả đạt được trong năm 2018 khi thực hiện pháp luật trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Để tiếp nối và phát huy tốt hơn những kết quả đạt được thì bên cạnh việc tiếp tục hoạt động bảo lãnh phát hành thành công để tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả. Cơ quản quản lý nhà nước cần có những chỉ đạo cũng như hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho những tổ chức phát hành, nâng cao tính công khai minh bạch và trách nhiệm đối với tổ chức bảo lãnh phát hành để việc giảm thiểu rủi ro, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động này.
Pháp luật được xem như là công cụ quản lý hiệu quả của nền kinh tế và có sự tương tác qua lại lẫn nhau với kinh tế, bởi vậy nó đóng vai trò rất quan trọng. Nếu pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung
tiến bộ và có tác dụng tích cự và ngược lại. Đối với TTCK, thì pháp luật lại càng quan trọng vì nó làm ảnh hưởng đến các quan hệ phát sinh trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, hạn chế những tiêu cực của quan hệ này và tạo điều kiện cho TTCK phát triển. Và để đảm bảo cho sự phát triển ổn định trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, pháp luật cần phải điều chỉnh phù hợp đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động này và đảm bảo sự cân đối hài hòa lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động này nói riêng và TTCK nói chung.
Hiện nay, UBCKNN là cơ quan duy nhất trực tiếp quản lý việc thực hiện các hoạt động trên TTCK, trực thuộc Bộ Tài Chính. Các hoạt động trên TTCK mang tính nhạy cảm, dễ biến động, do đó, việc trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động này đòi hỏi sự nhanh chóng ngay tức khắc với những biến động đó, một mặt không bị lỗi thời so với thị trường, mặt khác có thể quản lý một cách có hiệu quả nhất. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần phải có những cơ quan khác quản lý và ứng biến trước những thay đổi biến động của thị trường dựa trên tinh thần của pháp luật, dưới sự quản lý của UBCKNN. Riêng đối với hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, cần phải có một sự quản lý chặt chẽ những linh hoạt, trên tinh thần luôn tự điều chỉnh để phù hợp với thị trường. Những vấn đề thuộc về nghiệp vụ chi tiết như vậy, cần được giao cho một cơ quan chuyên môn. UBCKNN cần phải có một số các tổ chức hoặc hiệp hội nghề nghiệp đi sâu quản lý, dưới sự chỉ đạo của UBCKNN, vừa đảm bảo được tính nhất quán trong hoạt động quản lý, vừa đảm bảo được tính linh hoạt cần có trong công tác quản lý của thị trường này.
Hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện chào bán chứng khoán theo hướng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận kênh huy động vốn hiệu quả qua TTCK, đồng thời sàng lọc và đảm bảo chứng khoán được chào bán phải thực sự là những chứng khoán có chất lượng trong lĩnh vực này nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán và tổ chức phát hành cần phải thực hiện đúng những gì mà pháp luật đã quy định. Thỏa thuận các nội dung cụ thể và chi tiết nhất để tránh những phát sinh cũng như rủi ro trong quá trình thực hiện, đảm bảo quyền lợi của các bên. Hơn nữa, các bên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ như đã thỏa thuận lúc ban đầu, để đợt phát hành chứng khoán diễn ra thành công và đúng như dự kiến, nhằm đạt được mục đích của đợt phát hành đó giúp tổ chức phát hành ổn định và phát triển tình hình kinh doanh sản xuất.
3.2.2 Giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Đối với hoạt động BLPH của tổ hợp bảo lãnh để đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình tiến hành hoạt động, cũng như hạn chế xung đột lợi ích có thể xảy ra, cần phải quy định thêm một số nội dung sau để làm rõ khái niệm và bản chất của tổ hợp bảo lãnh phát hành chứng khoán:
Một là, quy định việc thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành phải được hình thành trên cơ sở hợp đồng tổ hợp bảo lãnh phát hành. Hợp đồng này phải thể hiện dưới hình thức văn bản. Trong hợp đồng phải xác định chủ thể nào là tổ chức bảo lãnh phát hành chính. Nhằm đảm bảo việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia và điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành. Qua đó, vừa bảo vệ chính các thành viên tổ hợp bảo lãnh phát hành và những nhà đầu tư tham gia đợt chào bán chứng khoán trên.
Hai là, quy định về điều kiện chủ thể trong tổ hợp bảo lãnh phát hành khi tham gia hoạt động bảo lãnh phát hành. Bởi lẽ, các chủ thể đó là thành viên của tổ hợp bảo lãnh phát hành cho nên cần phải có nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Đồng thời, các thành viên phải thỏa thuận phân chia nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể trong hợp đồng để ký kết, nhằm làm căn cứ để giải quyết những vấn đề khi phát sinh. Ngoài ra, pháp luật phải quy định quyền và nghĩa vụ cho tổ hợp bảo lãnh phát hành chính.
Bởi vì, người bảo lãnh phát hành chính là người điều hành, chủ trì các hoạt động nghiên cứu các thông tin cho người phát hành và người kiểm toán cung cấp.
Với những bất cập trong điều kiện và cách thức quy định về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, pháp luật cần phải tái cấu trúc lại các nội dung này nhằm đạt các mục đích đặt ra. Theo đó, pháp luật điều chỉnh về nội dung này cần phải xác định ba vấn đề sau: điều kiện bảo lãnh phát hành chứng khoán; cách thức xác định khả năng tài chính của tổ chức bảo lãnh phát hành; và các trường hợp cấm bảo lãnh phát hành chứng khoán. Việc quy định cụ thể ba nội dung trên sẽ đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của pháp luật khi điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cũng kiểm tra từ các chủ thể tham gia trong hoạt động trên.
Cũng cần phải lưu ý đến các quy định về phương thức BLPHCK. Hiện nay, pháp luật chỉ chú trọng vào hình thức cam kết chắc chắn nhưng lại bỏ qua các hình
thức bảo lãnh phát hành khác mà tổ chức bảo lãnh có cam kết nghĩa vụ mua lại chứng khoán. Điều này chưa bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư, tổ chức phát hành trong đợt phát hành. Do vậy, trong hoạt động này cần phải tính toán khả năng tài chính của tổ chức bảo lãnh để đánh giá khả năng thực hiện bảo lãnh phát hàn hành chứng khoán và các nghĩa vụ tài chính có thể phát sinh trong hoạt động này.
Qua đó, sẽ bảo vệ tốt hơn các chủ thể tham gia hoạt động này và điều chỉnh được các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động này.
Hoàn thiện quy định đối với việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm về thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán và loại hình trách nhiệm của chủ thể đó. Để xác định rõ tính liên đới chịu trách nhiệm của các chủ thể có trách nhiệm trong việc xác nhận hồ sơ chào bán chứng khoán. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư bị thiệt hại có quyền yêu cầu bất kỳ chủ thể nào có liên quan đến việc xác nhận hồ sơ chào bán phải đứng ra bồi thường thiệt hại để đảm bảo quyền lợi của cá nhân đó.
Hơn nữa, sẽ ràng buộc được trách nhiệm của các chủ thể ký xác nhận hồ sơ chào bán. Từ đó, những chủ thể này sẽ nâng cao hơn trách nhiệm của các chủ thể trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra thông tin từ các chủ thể khác cung cấp để nhằm tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ.
Pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Xác định cụ thể những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trong hoạt động để có sự phối hợp nhau khi thực hiện hoạt động và bảo vệ các lợi ích hợp pháp của các bên trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Chẳng hạn như quy định về thời gian cho tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh thời gian kết thúc chào bán, thời gian xử lý lượng chứng khoán còn chưa phân phối hết theo kế hoạch.