Củng cố, dặn dò: (5')

Một phần của tài liệu Giáo án tuần 1. Năm 2019 - 2020 (Trang 29 - 33)

+ Để so sánh hai phân số không cùng mẫu số em làm như thế nào?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập.

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần.

Quy đồng MS các phân số ta được:

3 3 3 9 4 4 3 12

  

 ;

2 2 4 8 3 3 4 12

  

 ;

5

12giữ nguyên Vì 5 < 8 < 9 nên

5 2 3

12 34

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần.

Quy đồng MS các phân số ta được:

5 5 5 25 6 6 5 30

  

 ;

2 2 6 12 5 5 6 30

  

 ;

11

30giữ nguyên

Vì 25 > 12 > 11 nên

5 2 11 6 5 30

+ Muốn so sánh các phân số khác MS ta quy đồng MS các phân số đó, sau đó so sánh như với phân số cùng MS.

GV

- Xác định đúng y/c, làm bài tập dưới sự h/d GV

------ Luyện từ và câu

Tiết 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu

A. Mục tiêu chung 1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.

2. Kĩ năng:

- Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa. Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức học tập, hăng hái xây dựng bài.

B. Mục tiêu riêng HS Tùng

- Nắm được khái niệm về từ đồng nghĩa, tìm được từ đồng nghĩa.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ viết sẵn các đoạn a, b ở bài tập 1phần nhận xét.

III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Kiểm tra đồ dùng sách vở môn học

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: (1’) Những tiết Luyện từ và câu trong học kì I chương trình Tiếng Việt 5 cung cấp cho các em vốn từ, rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ khi nói, viết. Bài học hôm nay giúp các em hiểu về Từ đồng nghĩa.

2. 2. Phần nhận xét: (15') Bài tập 1: (5')

- Gọi HS đọc yêu cầu và nd của bài tập 1 phần nhận xét.

- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm.

- Gọi HS nêu nghĩa của các từ in đậm.

- GV chỉnh sửa câu trả lời của HS.

+ Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ trong mỗi đoạn văn trên?

- GV kết luận: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy

Hoạt động của trò

- Hs lấy sách vở

- Hs lắng nghe

- 1 HS đọc.

Xây dựng: làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.

Kiên thiết: xây dựng theo quy mô lớn.

Vàng xuộm: màu vàng đậm.

Vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi, ánh lên.

Vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.

+ Từ xây dựng, kiến thiết cùng chỉ một hoạt động là tạo ra một hay nhiều công trình kiến trúc.

+ Từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng chỉ một màu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau.

HS Tùng

- Lấy được đồ dùng theo yêu cầu - Lắng nghe

- Giải nghĩa được 1 đến 3 từ

được gọi là từ đồng nghĩa.

Bài 2: (7')

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp:

+ Cùng đọc đoạn văn.

+ Thay đổi vị trí các từ in đậm trong từng đoạn văn.

+ Đọc lại đoạn văn sau khi đã thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa.

+ So sánh ý nghĩa của từng câu trong đoạn văn trước và sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa.

- Gọi HS phát biểu ý kiến.

+ Thế nào là từ đồng nghĩa?

+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?

+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?

2. 3. Ghi nhớ: (3')

- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong sgk.

- Yêu cầu HS lấy ví dụ từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Gọi HS phát biểu - GV ghi nhanh các từ lên bảng và nhận xét.

2.4. Luyện tập: (15’) Bài 1: (5')

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Gọi HS đọc những từ in

- 1 hs đọc

+ Đoạn văn a: từ kiến thiết và xây dựng có thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau.

+ Đoạn văn b: các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay đổi vị trí cho nhau vì như vậy không miêu tả đúng đặc điểm của sự vật.

+ Là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

+ Là từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau có thể thay đổi được vị trí cho nhau.

+ Là từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.

- 2 HS ngồi cùng bản trao đổi, tìm từ.

- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu:

+ Từ đồng nghĩa: Tổ quốc - đất nước, yêu thương - thương yêu.

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: lợn - heo, má - mẹ.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: đen sì - đen kịt, đỏ tươi - đỏ ối.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS đọc

Nước nhà - hoàn cầu - non sông -

- Đọc và hiểu được đề bài

- Làm việc được theo cặp, nắm được thế nào là từ đồng nghĩa

- Đọc được nội dung ghi nhớ

- Tìm được từ đồng nghĩa

- Xếp được 1 nhóm chính xác

đậm trong đoạn văn - GV ghi nhanh lên bảng.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp - 1HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

+ Tại sao em lại xếp các từ:

nước nhà, non sông vào một nhóm?

+ Từ hoàn cầu, năm châu có chung là gì?

Bài 2: (5')

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm, làm bài vào bảng nhóm.

- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu, đọc phiếu của mình - các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV ghi nhanh lên bảng để có 1 phiếu hoàn chỉnh.

- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.

Bài 3: (5')

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài - mỗi HS đặt 2 câu có cặp từ đồng nghĩa.

- Gọi HS nói câu mình đặt - yêu cầu HS khác nhận xét.

- GV nhận xét từng câu HS đặt, khen những HS đặt câu hay.

năm châu.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để cùng làm bài.

- HS nhận xét và chữa bài.

+ Nước nhà - non sông.

+ Hoàn cầu - năm châu.

+ Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùng đất của mình, có nhiều người cùng chung sống.

+ Từ hoàn cầu, năm châu cùng có nghĩa là khắp mọi nơi, khắp thế giới.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 4 HS tạo thành 1 nhóm, trao đổi, thảo luận, tìm từ đồng nghĩa.

- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nêu ý kiến bổ sung.

+ Đẹp: xinh, đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh xắn, xinh tươi, xinh đẹp, tươi đẹp, mĩ lệ, tráng lệ.

+ To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ, ...

+ Học tập: học, học hành, học hỏi, ...

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS làm bài vào vở.

- 5 đến 7 HS tiếp nối nhau nêu câu của mình, HS nhận xét câu của bạn.

+ Bé Nga rất xinh xắn với chiếc nơ hồng xinh xinh trên đầu.

+ Quang cảnh nơi đây thật mĩ lệ.

Những ngôi nhà dãy phố xinh xắn bên hàng cây tươi tắn trong nắng chiều vàng dịu.

- Trao đổi được trong nhóm để hoàn thiện bài tập

- Đặt được 1 câu có cặp từ đồng nghĩa

3. Củng cố, dặn dò: (2') + Tìm từ đồng nghĩa với từ:

“vui”?

+ Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà.

+ Chúng em thi đua học tập. Học hành là nhiệm vụ chính của học sinh.

+ Chú Nam nhà em cao, lớn như người

nước ngoại. Đôi cánh tay chú to như người khổng lồ.

+ Vui vẻ, vui sướng, vui vui … + Với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn chúng ta phải lưu ý khi sử dụng vì chúng chỉ có một nét nghĩa chung và lại mang những sắc thái khác nhau

- Tìm được 1 đến 2 từ

------ Kể chuyện

Tiết 1: LÝ TỰ TRỌNG I. Mục tiêu

A. Mục tiêu chung 1. Kiến thức:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS lòng yêu nước, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.

B. Mục tiêu riêng HS Tùng

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được nội dung 2 bức tranh

* ANQP: Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện trong sgk.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS Tùng

Một phần của tài liệu Giáo án tuần 1. Năm 2019 - 2020 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w