Đặc tính của khí hydrosufua (H 2 S)

Một phần của tài liệu Phân lập và khảo sát khả năng chuyển hóa lưu huỳnh của một số chủng vi khuẩn ứng dụng sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi (Trang 23 - 26)

Trong các hợp chất của lưu huỳnh, khí H2S là một khí quan trọng vì ý nghĩa môi trường của nó. Khí H2S phát sinh chủ yếu từ quá trình phân hủy hữu cơ, có mùi hôi đặc trưng và gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe của con người, hệ động thực vật.

Chính vì vậy, từ nhiều thập niên trước, các nhà khoa học đã nghiên cứu về loại khí độc hại này. Kết quả của nhiều quá trình nghiên cứu đã chứng minh được nguồn gốc phát sinh, tính chất vật lý cũng như tác động đến môi trường của chúng

Nguồn phát sinh: trong công nghiệp, khí sunfua hydro xuất hiện trong khí thải các quá trình sử dụng nhiên liệu hữu cơ chứa sunfua, các quá trình tinh chế dầu mỏ, các quá trình tái sinh sợi, hoặc trong công nghiệp ché biến thực phẩm ( Đặng Kim Chi, 2001). Ngoài ra, H2S còn phát sinh từ rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp.

Trong tự nhiên, H2S có trong nước suối, bờ biển, ao tù, trong khí núi lửa, các hầm lò khai thác than, khí thoát ra từ các chất protein bị thối rữa,…(Phạm Ngọc Đăng, 2003)

Tính chất vật Lý: Theo Lê Xuân Trọng (2007), hydro sunfua là khí không màu, mùi trứng thúi. H2S dễ bay hơi so với nước, vì thực tế không tạo thành liên kết hidro giữa các phân tử H2S. Khí H2S ít tan tron nước: ở 20oC độ tan cùa S=0,38 g/100g nước.

Tác hại của H2S đối với sức khỏe vật nuôi: gây kích ứng mắt, viêm cục bộ màng mắt và đường hô hấp (Curtis, 1983). Tác động gây kích ứng của H2S ít hay nhiều đều giống nhau qua đường hô hấp mặc dù cấu trúc của lớp phổi có thể dễ bị ảnh hưởng nhất. viêm phổi lớp sâu thường dẫn tới phù phổi. H2S có thể nhanh chóng hấp thụ qua phổi và gây ra nhiễm độc hệ thống hô hấp con vật (Hoàng Thu Hằng, 1997). Theo Waldmann và Wendt (2001), tiêu chuẩn về hàm lượng khí độc

17

tối đa cho phép trong chuồng nuôi của các khí độc H2S là 5ppm. Cục quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của Mỹ (OSHA) khuyến cáo nồng độ khí H2S trong chăn nuôi không quá 10ppm.

Khí H2S rất độc, chỉ cần nồng dộ bằng 5ppm đã gây ngộ độc, chóng mặt, nhức đầu. Ở nồng độ lớn hơn 150 ppm, có thể gây tổn thương đến màng nhầy của cơ quan hô hấp. Với nồng độ 500ppm, gây viêm phổi và tiêu chảy. tiếp xúc ngắn với khí H2S ở nồng độ từ 700- 900 ppm thì chúng sẽ nhanh chóng xuyên qua màng túi phổi, xâm nhập vào mạch máu và gây tử vong (Đặng Kim Chi, 2001). Ngoài ra, hydro sunfua còn làm tổn thương lá, rụng lá và làm giảm khả năng sinh trưởng của thực vật.

Theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ( TCVN 5937/5938-1995), nồng độ H2S cho phép ở khu dân cư là 0,008 mg/m3 (0,0052ppm), ở khu sản xuất là 2mg/m3 (1,3 ppm).

1.5. Giới thiệu về đệm lót lên men vi sinh vật trong chăn nuôi.

Hiện nay trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp chăn nuôi như chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học, và mới đây là công nghệ chăn nuôi sinh thái không chất thải dựa trên nền tảng công nghệ lên men vi sinh đệm lốt nền chuồng. Với công nghệ này, toàn bộ phân nước tiểu nhanh chống được vi sinh vật phân giải và chuyển thành nguồn thức ăn protein sinh học cho chính vi sinh vật. Do đó, trong chuồng nuôi không có mùi hôi thối vì si sinh vật hữu ích trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và tiêu diệt các vi sinh vật có hại và sinh mùi khó chịu.

1.5.1. Ứng dụng của vi khuẩn chuyển hóa lưu huỳnh trong đệm lót chăn nuôi.

 Sự khử mùi hôi và khí độc.

Việc khử mùi hôi và khí độc trong đệm lót là do hấp phụ vật lý của độn lót và của ánh sáng, nhưng tác dụng khử mùi thối của vi khuẩn hữu ích sử dụng trong chế phẩm vi sinh tổng hợp mới là chủ yếu.

18

 Vi sinh vật có ích thực hiện giảm mùi theo hai cách:

Ức chế và khử vi khuẩn có hại, lên men gây thối trong đệm chuồng do tác dụng cạnh tranh của vi sinh vật có lợi.

Trong thành phần của tổ hợp vi sinh vật được đưa vào xử lý độn chuồng có những chủng có thể sử dụng các khí độc (chủng Thiobacillus có thể sử dụng H2S) làm nguồn dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển của mình. Do đó mà góp phần làm giảm nhanh khí độc trong chuồng chăn nuôi. (Đỗ Thị Thu Hường, 2011)

Một phần của tài liệu Phân lập và khảo sát khả năng chuyển hóa lưu huỳnh của một số chủng vi khuẩn ứng dụng sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)