Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loại cao chiết hoa sứ trắng plumeria rubra l acutifolia (Trang 55 - 59)

3.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ Hoa Sứ trắng

3.2.3. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm

Kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Salmonella spp. gồm 4 chủng : S.dublin, S.enteritidis, S.typhii, S.typhimurium được trình bày ở Hình 3.6.

A B

Hình 3.7. Vòng ức chế S.dublin của cao chiết EtOH 70% (A) và 96% (B) Hình 3.6. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ Hoa Sứ trắng đối với nhóm vi

khuẩn salmonella spp.

45

Qua kết quả Hình 3.6 cho thấy rằng các loại cao chiết khảo sát đều có hoạt tính ức chế đối với nhóm Salmonella spp., cụ thể là cao chiết EtOH 96% ức chế được 4/4 chủng ở nồng độ 200 mg/ml và 100 mg/ml với đường kính vòng ức chế từ 8,50 mm đến 11,33 mm. Ở nồng độ 200 mg/ml, EtOH 96% có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất ở chủng S.typhii, tiếp đến là S.dublin S.enteritidis với đường kính vòng ức chế trung bình từ 11 mm đến 11,33 mm tương đương với kháng sinh ciprofloxacin (0,5 mg/ml) (P > 0,01). Ở nồng độ 100 mg/ml cao EtOH 96% thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao nhất đối với chủng S.typhii là 10,67 mm. Ở nồng độ 50 mg/ml thì cao chiết EtOH 96%

không có hoạt tính ức đối với nhóm vi khuẩn Salmonella. Đối với cao chiết EtOH 70%

ở nồng độ 200 mg/ml và 100 mg/ml ức chế được 3/4 chủng, ở nồng độ 50 mg/ml chỉ ức chế được 2/4 chủng vi khuẩn nhóm Salmonella spp.. Ở nồng độ 200 mg/ml hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất thể hiện ở chủng S.typhimurium với đường kính vòng ức chế 11,83 mm không có sự khác biệt với ciprofloxacin về mặt thống kê (P > 0,01). Cao chiết EtOH 70% (100 mg/ml) có hoạt tính ức chế cao nhất đối với chủng S.typhimurium với đường kính vòng ức chế 9,83 mm và ở nồng độ 50 mg/ml có đường kính vòng ức chế là 8,17 mm. Điều này chứng tỏ, ở nồng độ càng cao thì hoạt lực của cao EtOH 70% càng mạnh. Đối với cao chiết EtOH 50% (200 mg/ml) không có hoạt tính ức chế đối với chủng S.typhimurium nhưng lại ức chế được 3 chủng còn lại và đường kính vòng ức chế cao nhất là 12,33 mm đối với chủng S.dublin và tương đương với kháng sinh ciprofloxacin (0,5 mg/ml). Ở nồng độ 100 mg/ml, cao chiết EtOH 50%

chỉ ức chế được chủng S.dublin, có đường kính vòng ức là 10,83 mm và không có sự khác biệt với kháng sinh ciprofloxacin (0,5 mg/ml). Đối với cao nước chỉ thể hiện khả năng kháng khuẩn đối với chủng S.enteritidis, ở nồng độ 200 mg/ml thì cho kết quả tương đương với đối chứng ciprofloxacin (0,5 mg/ml) (P > 0,01), ở nồng độ 100 mg/ml có đường kính vòng ức chế trung bình 8,67 mm thấp hơn so với kháng sinh ciprofloxacin (0,5 mg/ml) về mặt thống kê (P < 0,01).

46

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Muruganantham và ctv (2015) cho thấy rằng hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết EtOH từ Plumeria rubra ở nồng độ 40 mg/ml có đường kính vòng ức chế đối với chủng S.typhii là 12 mm tương đương với kết quả thử nghiệm của cao chiết EtOH 96% từ Hoa Sứ trắng với đường kính vòng ức chế là 11,33 mm. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Nirosha (2013) cho thấy cao chiết ethanol từ lá Carica papaya L. có khả năng ức chế chủng vi khuẩn S.typhii ở nồng độ 250 mg/ml với đường kính vòng kháng khuẩn trung bình là 12 mm thấp hơn hoạt tính của cao chiết EtOH 96% từ Hoa Sứ trắng ở nồng độ 200 mg/ml.

3.2.4. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Shigella spp.

Kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Shigella spp. gồm 3 chủng: Shi.boydii, Shi.flexneri, Shi. Sonnei được trình bày ở Hình 3.8.

Hình 3.8. Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết từ Hoa Sứ trắng đối với nhóm vi khuẩn Shigella spp.

47

Dựa vào kết quả trên hình 3.8 nhận thấy rằng cao chiết EtOH 96% (200 mg/ml và 100 mg/ml) ức chế được 3/3 chủng vi khuẩn nhóm Shigella spp.. Ở nồng độ 200 mg/ml, cao chiết EtOH 96% có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất đối với chủng Shi.boydii với đường kính vòng ức chế trung bình 11 mm. Ở nồng độ 100 mg/ml có hoạt tính mạnh nhất đối với chủng Shi.flexneri và có đường kính vòng ức chế 10,17 mm thấp hơn so với kháng sinh ciprofloxacin về mặt thống kê (P < 0,01). Ở nồng độ 50 mg/ml chỉ ức chế được chủng Shi.flexneri với đường kính vòng ức chế là 8,83 mm.

Đối với cao chiết EtOH 70% có khả năng ức chế được 3/3 chủng vi khuẩn nhóm Shigella spp., ở nồng độ 200 mg/ml thể hiện hoạt tính kháng cao nhất đối với chủng Shi.sonnei với đường kính vòng ức chế trung bình là 12,50 mm thấp hơn kháng sinh ciprofloxacin (0,5 mg/ml). Trong khi đó, cũng ở nồng độ 200 mg/ml cao chiết EtOH 70% ức chế được 2 chủng Shi.boydiiShi.flexneri với đường kính vòng ức chế lần lượt là 12,17 mm và 11,67 mm tương đương với ciprofloxacin (0,5 mg/ml) về phương diện thống kê (P > 0,01). Ở nồng độ 100 mg/ml cao chiết EtOH 70% ức chế được chủng Shi.boydii với đường kính vòng kháng cao nhất là 10,17 mm và ở nồng độ 50 mg/ml cao chiết EtOH 70% ức chế với đường kính vòng ức chế cao nhất là 9,00 mm tương đương với chủng Shi.sonnei. Đối với cao chiết EtOH 50% chỉ ức chế được ở

Hình 3.9. Vòng ức chế của S.boydii của cao chiết EtOH 96% (A) và cao chiết EtOH 50% (B)

48

nồng độ 200 mg/ml và có hoạt tính cao nhất đối với chủng Shi.boydii với đường kính vòng ức chế trung bình 11 mm. Bên cạnh đó, cao chiết nước ức chế được chủng Shi.flexneri có đường kính vòng ức chế 12 mm tương đương với ciprofloxacin (0,5 mg/ml) (P > 0,01). Từ kết quả hình 3.8 nhận thấy rằng kháng sinh ciprofloxacin (0,5 mg/ml) không có hoạt tính ức chế được chủng vi khuẩn Shi.boydii (là chủng vi khuẩn gây bệnh lỵ khá nguy hiểm ở người). Nhưng chúng lại bị ức chế bởi cao chiết ethanol từ Hoa Sứ trắng ở nồng độ thấp nhất là 100 mg/ml. Điều này chứng tỏ chủng Shi.boydii nhạy cảm với cao chiết ethanol từ Hoa Sứ trắng. Qua kết quả phân tích trên có thể nhận thấy rằng cao chiết ethanol có hoạt lực mạnh hơn so với các loại cao chiết khảo sát khác, và có đường kính vòng kháng cao nhất là 12,50 mm.

Từ kết quả nghiên cứu của Sangita (2013) cho thấy cao chiết methanol (0,8 mg/ml) từ vỏ của Plumeria alba có hoạt tính ức chế chủng Shi.boydii, Shi.flexneri, Shi.sonnei và có đường kính vòng ức chế lần lượt là 9 mm, 12 mm và 9,5 mm. Cao chiết EtOH 70% (200 mg/ml) từ Hoa Sứ trắng ức chế được nhóm vi khuẩn Shigella spp. lần lượt là 12,17 mm, 11,67 mm và 12,5 mm. Dựa vào kết quả trên nhận thấy rằng cao chiết từ Hoa Sứ trắng có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn so với cao chiết từ vỏ Plumeria alba.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loại cao chiết hoa sứ trắng plumeria rubra l acutifolia (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)