Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tiếp theo
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa
3.3.4.1. Giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ
- Đội ngũ cán bộ các cấp là những người trực tiếp thực hiện công tác Quản lý đất đai nói chung, đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ nói riêng. Chất lượng và số lượng cán bộ là yếu tố quyết định đến kết quả của công tác sau này. Bởi vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh về số lượng, tốt về chất lượng là công việc cần quan tâm chú trọng hàng đầu.
- Khối lượng công việc của Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hoằng Hóa là rất lớn, nhất là trong thời điểm huyện đang cần thiết cấp đổi GCNQSDĐ theo bản đồ địa chính mới đo đạc đối với các loại đất. Đội ngũ cán bộ Phòng TN&MT, Văn phòng Đăng ký QSDĐ còn ít, do vậy cần bổ sung thêm cán bộ chuyên môn để công việc được thực hiện tốt hơn.
- Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ để thực hiện công việc được tốt hơn. Đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết hồ sơ đất đai, xây dựng chính quyền điện tử.
- Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, khối lượng công việc nhiều đòi hỏi lực lượng cán bộ địa chính cấp xã cần nắm bắt tốt chính sách pháp luật về đất đai, ứng dụng tốt công nghệ thông tin, nâng cao trách nhiệm để quản lý đất đai trên địa bàn của mình được tốt và chặt chẽ hơn.
3.3.4.2. Giải pháp về tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về đất đai
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa và huyện ủy, UBND huyện Hoằng Hóa cần nắm bắt kịp thời những thông tin chính sách mới từ cấp trên, tập trung chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc. Các ban ngành có sự phối hợp chặt chẽ, tập trung tháo gỡ những tồn tại.
- UBND huyện, xã và thị trấn hàng năm cần rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính, giao trách nhiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Phòng TN&MT tập trung thực hiện, nếu có những vấn đề vượt thẩm quyền thì lập danh sách gửi văn bản xin ý kiến chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền của tỉnh, của bộ.
- Phòng TN&MT cần phân tích, đánh giá và nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp GCNQSDĐ, đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ.
- Đề nghị Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng phê duyệt đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai giai đoạn 2 và cấp đổi GCN theo bản đồ địa chính mới thành lập;
- Đầu tư kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong công tác quản lý và cấp GCNQSDĐ.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, theo dõi công tác Quản lý đất đai, đặc biệt là việc chỉnh lý và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính ở các xã, thị trấn.
- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Giải quyết nhanh, dứt điểm những vụ tranh chấp đất đai, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất.
- Cần sớm xây dựng hệ thống thông tin đất đai thống nhất giữa các cấp, ngành để phục vụ cho việc tra cứu thông tin đơn giản, nhanh và chính xác.
- Quản lý chặt chẽ đối với việc chuyển quyền sử dụng đất.
3.3.4.3. Giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật đât đai
- Luật Đất đai 2013 ra đời và có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, vẫn còn một số điều khoản chưa rõ ràng, cụ thể, còn chung chung dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng vào xử lý các trường hợp thực tế. Vì vậy, UBND tỉnh Thanh Hóa cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các Nghị định, Thông tư của Chính phủ và Bộ TN&MT đối với công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ đối với các loại đất.
- UBND các cấp cần nhanh chóng tập huấn cho cán bộ mỗi khi có các văn bản mới ban hành để có thể nắm bắt, thực hiện tốt hơn.
- Đơn giản hóa hồ sơ xin đăng ký cấp GCNQSDĐ; công khai, phổ biến trình tự thủ tục đăng ký, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC.
3.3.4.4. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho cán bộ và nhân dân - Cán bộ, công chức, viên chức cần thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng CNTT, ý thức, trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc.
- UBND huyện Hoằng Hóa và UBND tỉnh Thanh Hóa cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn sâu cho các cán bộ, công chức, viên chức các cấp.
- UBND các xã, thị trấn, huyện và tỉnh cần tổ chức báo cáo kết quả công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ hàng năm để rút kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp và kế hoạch cho các năm, các giai đoạn tiếp theo.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho mọi đối tượng sử dụng đất hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính, làm cho mọi người nhận thức rõ quyền và lợi ích của mình trong sử dụng đất, tích cực hưởng ứng và chấp nhận đầy đủ mọi quy định trong công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ