4.2. Hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản thuộc
4.2.2. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở khảo sát
4.2.2.2. Nước thải và hệ thống xử lý nước thải
Nguồn gốc nước thải: Gồm nước vệ sinh nhà xưởng, nước thải từ khâu chế rửa nguyên liệu, luộc nghêu, tôm, nước đá tan, các dung dịch khử trùng nước và nguyên liệu, các hoạt động sinh hoạt của nhân viên các công ty. Nước thải sản xuất và sinh hoạt tại công ty được thu gom chung và dẫn về hệ thống xử lý nước thải trong khuôn viên công ty để xử lý.
Hình 4.15: Qúa trình vệ sinh dụng cụ và rửa nguyên liệu tại các nhà máy khảo sát
Đặc trưng nước thải từ một số loại hình chế biến thủy hải sản đã được nêu trong bảng 3.5 với tính chất điển hình là ô nhiễm hữu cơ cao (nồng độ BOD5 là 200 ÷ 1300; COD là 400 ÷ 1900). Do đó, mỗi công ty có hệ thống xử lý riêng nhưng tất cả đều có áp dụng xử lý bằng biện pháp sinh học. Một số hình ảnh về trạm xử lý nước thải chế biến thủy hải sản được liệt kê từ hình 4.16 đến 4.18
Hình 4.16: Hệ thống xử lý nước thải tại Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre
Hình 4.17: Nước thải tại bể tuyển nổi Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre
Hình 4.18: Bể xử lý sinh học hiếu khí tại Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre
a) Hiện trạng nước thải tại Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre Nước Thải
Khí nén
Sục khí
Clorine
Sông Tiền Bùn thải Hình 4.19: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải hiện hữu tại công ty
(Nguồn: Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre) BỂ GOM + GẠN MỠ
BỂ ĐIỀU HÒA
BỂ TUYỂN NỔI ÁP LỰC
BỂ LẮNG
BỂ CHỨA TRUNG GIAN
THIẾT BỊ LỌC ÁP LỰC
BỂ KHỬ TRÙNG BỂ AEROTANK
BỂ NÉN BÙN
Thuyết minh dây chuyền xử lý
Bể gom + gạn mỡ: Nước thải từ các công đoạn sản xuất theo mương dẫn chảy qua song chắn rác. Song chắn rác sẽ giữ lại rác có kích thước lớn lẫn trong dòng nước thải. Rác có khả năng thu hồi được đưa đi chế biến làm thức ăn gia súc, phần còn lại được chuyển đến bải vệ sinh thích hợp. Công dụng của bể là tách, thu hồi lớp mỡ cá nổi bề mặt. Cuối bể gạn mỡ, nước thải được bơm đưa lên bể điều hòa.
Bể điều hòa: Nước thải được đưa qua bể điều hòa, có mục đích tập trung nước thải và điều hòa lưu lượng và nồng độ, tạo thuận lợi cho các công đoạn phía sau, tránh hiện tượng quá tải, làm thoán sơ bộ và giảm mùi hôi. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống xáo trộn bằng máy khuấy chìm. Nước thải từ bể điều hòa được bơm phân phối qua các bể xử lý.
Cụm thiết bị tuyển nổi áp lực: Đặc thù trong nước thải các nhà máy chế biến cá tra, cá basa có lẫn rất nhiều mỡ tồn tại ở dạng lơ lững và huyền phù nên lượng mỡ này không thể tách được bằng lắng quá trình thông thường. Phương pháp được lựa chọn là tuyển nổi bằng áp lực khí nén ( DAF). Nguyên lý của phương pháp này là tạo dung dịch bão hòa không khí. Khi giảm áp suất các bọt khí sẽ tách ra khỏi dung dịch và làm nổi các chất bẩn.
Nước thải cuối bể được bơm đẩy vào bình bão hòa khí - nước, không khí và các hóa chất keo tụ được máy nén khí và bơm định lượng đẩy vào đường ống bơm.
Trong bình bão hòa khí – nước, không khí sẽ được hòa tan vào nước. Sau đó trong bể tuyển nổi làm việc ở áp suất khí quyển, không khí được tách ra ở dạng bọt khí và làm nổi các hạt lơ lửng tạo ván bọt nhờ thiết bị gạt mỡ đưa về máng thu, hoàn lưu lại bể gạn mỡ để vớt thủ công thu hồi mỡ. Cụm thiết bị tuyển nổi bao gồm: Bơm áp lực, Máy nén khí, Máy gạn mỡ, Thiết bị bão hòa khí – nước, bể tuyển nổi
Bể Aerotank: Ở bể xử lý sinh học hiếu khí sử dụng bùn hoạt tính lơ lững với các chủng vi sinh vật phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa vô tăng cường bằng máy thổi khí có công suất lớn qua các hệ thống các đĩa khuếch tán khí ở đáy bể, lượng oxi hòa tan trong nước thải tại bể Aeroten luôn lớn hơn 2 mg/l, đảm bảo cung ứng đủ lượng oxi cho vi sinh vật sống và tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Như vậy
tại đây chất hữu cơ có hại cho môi trường sẽ được vi sinh hiếu khí sử dụng làm nguồn thức ăn tạo sinh khối, sản phẩm của quá trình này chủ yếu là khí CO2 và sinh khối vi sinh vật, các sản phẩm chứa nito, photpho và lưu huỳnh sẽ được các vi sinh vật chuyển thành dạng NO3-, PO43-, SO42- và chúng sẽ tiếp tục bị khử bởi các vi sinh vật. Hiệu quả xử lý trong giai đoạn này có thể đạt 70 – 80% theo BOD với thời gian lưu nước là 10- 12 giờ.
Bể lắng: Sau giai đoạn phân hủy sinh học hiếu khí, nước thải được đưa đến bể lắng nhằm giữ lại lượng bùn sinh ra trong các giai đoạn xử lý sinh học. Lượng bùn lắng ở bể lắngđược lấy ra từ đáy bể bằng bơm bùn, một phần bơm hồi lưu về bể Aeroten, phần còn lại đưa về bể nén bùn. Hiệu quả tách cặn lơ lững đạt 70 – 80 % với thời gian lưu nước từ 2 đến 3 giờ. Nước trong theo mương thu chảy sang bể chứa chuẩn bị cho quá trình lọc áp lực.
Bể chứa trung gian: Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí được đưa về bể chứa trung gian để chuẩn bị cho quá trình lọc áp lực đảm bảo độ trong của nước sau xử lý.
Thiết bị lọc áp lực: Sau giai đoạn lắng một lượng nhỏ cặn lơ lửng vẫn còn lại trong nước thải, phần này sẽ được giữ lại nhờ thiết bị lọc áp lực qua cát. Sau lọc, nước chảy xuống bể khử trùng.
Bể khử trùng: Ở bể khử trùng, nước thải ở bể tiếp xúc với Clorine nhằm tiêu diệt phần lớn các vi trùng gây bệnh. Bể khử trùng được thiết kế có nhiều vách ngăn thông đáy và tràn bề mặt xen kẻ nhau, tạo đường đi dài và đủ thời gian tiếp xúc với Clorine. Cuối bể khử trùng, nước thải sau xử lý theo ống dẫn thải ra nguồn tiếp nhận.
Hình 4.20: Nước thải sau xử lý thải trực tiếp ra sông
Với hệ thống xử lý gồm các hạng mục như trên, thành phần của nước thải sau xử lý tại Công ty CPXNK thủy sản Bến Tre được thể hiện trong bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Kết quả giám sát nước thải của Công ty CPXNK thủy sản Bến Tre trong 3 quý liên tiếp gần đây
(Nguồn: Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre) Ghi chú: Mẫu 1: Nước thải chưa xử lý
Mẫu 2: Nước thải đã qua xử lý Áp dụng Cmax: QCVN 24:2009/BTNMT
Mẫu 3: Nước sông Tiền tại vị trí 200 m cách miệng xả Cmax = C x Kq x Kf .Do Q > 1000 nên Kf = 1.2 và Kq Kết quả
Qúy 1 năm 2010 Qúy 2 năm 2010 Qúy 1 năm 2011 STT Tên chỉ
tiêu
Đơn vị
M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3
Cmax,QCV N11:2008/BT NMT/Cmax, QCVN 24:
2008 1 pH - 7,67 8,02 7,79 7,18 7,39 7,55 7,50 7,42 7,36 6 - 9 2 BOD5 mg/l 1200 107 10 450,50 48,50 6,68 480 39 8 30 3 TSS mg/l 365 86 69 162 18 102 168 56 10 50 4 Ntồng mg/l 11,78 2,95 <0,2 114,05 1,12 15,65 125 66 20 30 5 NH4+ mg/l 105 5,32 0,82 66,84 1,44 KPH(N/E) 11 0,33 0,66 10 6 P Tổng mg/l 14,8 7,61 0,29 21,06 6,58 KPH(N/E) 39,4 37,5 0,07 4.8 7 COD mg/l 1350 129 17 901,85 81,55 105,74 560 104 10 50 8 Coliform MPN/100ml 1,5x107 4 2,8.101 46000 < 30 230 4,6x10 6 < 3 9,3x102 3000
GVHD: Th.S Võ Hồng Thi
Qua kết quả phân tích thành phần nước thải về khía cạnh môi trường của Công Ty CP XNK thủy sản Bến Tre so sánh với QCVN 11:2008 /24:2009 BTNMT (cột A) cho thấy chất lượng nước thải sau xử lý đều vượt quá phạm vi cho phép ở các thông số sau:
COD, BOD5, SS, NTổng, PTổng .Trong đó
+ Thông số COD trong 3 quý liên tiếp điều vượt 2,58 lần, 1,63 lần và 2,08 lần so với tiêu chuẩn môi trường quy định.
+ BOD5 cũng vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn 3,5 lần, 1,6 lần, 1,3 lần
+ Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng vượt chuẩn quy định cụ thể là quý 1 năm 2010 vượt 1,72 lần và 1,12 lần trong quý 1 năm 2011
+ Hai chất dinh dưỡng đa lượng Ntổng, Ptổng cũng vượt chuẩn quy định gấp nhiều lần ( N vượt chuẩn 2,2 lần; P vượt chuẩn từ 1 ÷ 8 lần).
b. Hiện trạng nước thải tại Công ty CP thủy sản Bến Tre
Nước thải tại công ty CP thủy sản Bến Tre được xử lý với sơ đồ như sau:
Nước thải
Nước thải
Hóa chất trung hòa Nước sau tách bùn
Bọt nổi
Bùn hoàn lưu
Clorine
Sông Bến Tre
Hình 4.21: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của Công ty Cổ phần thủy sản Bến Tre
(Nguồn: Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre)
Mương lắng cát
Song chắn rác và hố thu
Bể điều hòa
Bể sinh học Aearotank 1,2,3
Bể lắng 1 Bể lắng 2
Bể khử trùng Bồn lọc tinh
Sân phơi bùn Bể Microbubber kết hợp
GVHD: Th.S Võ Hồng Thi
Hình 4.22(a) & 22(b): Bể tách dầu mỡ, bể lắng tại Công ty CP thủy sản Bến Tre
Hình 4.23: Bể lọc tại Công ty CP thủy sản Bến Tre
So với nước thải sinh hoạt thì nước mưa khá sạch nên không cần qua quá trình xử lý mà chỉ cần thu gom bằng một đường ống riêng biệt. Nước mưa được dẫn qua song chán rác trước khi thải vào đường thoát nước mưa chung của khu vực
Nước thải sinh hoạt có lưu lượng khoảng 34m2, được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó toàn bộ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy khi tiếp tục được xử lý tiếp
Với hệ thống xử lý gồm các hạng mục như trên, thành phần nước thải sau xử lý tại Công ty cổ phần thủy sản Bến Tre như sau (bảng 4.2)
GVHD: Th.S Võ Hồng Thi
Bảng 4.2: Kết quả giám sát nước thải sau xử lý của Công ty cổ phần thủy sản Bến Tre trong 3 quý liên tiếp gần đây Kết quả sau xử lý
STT Thông số Đơn vị